Nhận định chung về đội ngũ cán bộ quản lý trường trung học phổ thông huyện

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý trường trung học phổ thông huyện Đăk Glong, tỉnh Đăk Nông (Trang 59)

thông huyện Đăk Glong

Qua khảo sát, điều tra và thực tế chúng tôi có thể nói ra một số nhận xét như sau:

Trong những năm qua theo nhu cầu của các nhà trường đã quy hoạch, bồi dưỡng và thực hiện quy trình bổ nhiệm đầy đủ về số lượng theo quy định kịp thời.

2.3.3.2. Về độ tuổi và cơ cấu

Độ tuổi CBQL THPT ở huyện Đăk Glong bình quân là 35, đây là độ tuổi có sự năng động, sáng tạo nhất với CBQL. Công tác phát triển Đảng trong đội ngũ CB,GV nói chung và CBQL nói riêng đã thực hiện tốt, tất cả nguồn quy hoạch và CBQL đều được bồi dưỡng kết nạp Đảng hơn nữa trong đội ngũ CBQL hiện tại và nguồn kế cận đã quy hoạch đảm bảo có tỷ lệ phù hợp nam nữ.

2.3.3.3. Về trình độ

Có 100% CBQL trường THPT có trình độ chuẩn trở lên và đã công tác trong ngành ít nhất là 5 năm, được đào tạo cơ bản về các chuyên ngành các môn giảng dạy trong nhà trường và học nghiệp vụ quản lý 3 tháng do học viện QLGV giảng dạy trước khi bổ nhiệm quản lý. Tất cả cán bộ quản lý đều là giáo viên có kinh nghiệm giảng dạy, giáo dục và có thể là tổ trưởng chuyên môn, bí thư đoàn chủ tịch công đoàn trong các nhà trường. Trong 21 CBQL THPT đã có 3 đồng chí đã học xong cao cấp lý luận, ngoài ra tất cả các chuyên đề về nghiệp vụ sư phạm, về chuyên môn tất cả CBQL đều được tham gia đầy đủ.

2.3.3.4. Về những phẩm chất và năng lực

Những điểm mạnh của cán bộ QL THPT huyện Đăk Glong.

- Có lập trường, tư tưởng, chính trị vững vàng; đạo đức, lối sống, tác phong gương mẫu, trong sáng, lành mạnh; có tinh thần trách nhiệm với công việc, có khả năng quản lý điều hành, quan hệ quần chúng tốt, đã tiếp cận và xử lý khá tốt các tình huống sư phạm, có năng lực quản lý và trình độ tin học, xử lý các văn bản quy phạm pháp luật, soạn thảo văn bản. Nếu chúng ta luôn xác định quản lý là một nghề và quản lý phải có tính chuyên nghiệp thì

đội ngũ CBQL THPT huyện Đăk Glong sẽ tiếp cận và dần sẽ đáp ứng được yêu cầu.

Ngoài những mặt mạnh như trên thì đội ngũ CBQL các trường THPT ở huyện Đăk Glong phải khắc phục những hạn chế, yếu kém như sau:

- Vẫn còn quản lý bằng cách học hỏi kinh nghiệm người đi trước và kinh nghiệm bản thân nên các quy trình lãnh đạo quản lý chưa thực sự bài bản, khoa học; tính chuyên nghiệp chưa cao; khả năng tham mưu, đề xuất, chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà trường còn hạn chế.

- Kiến thức về pháp luật, tổ chức bộ máy, quản lý nhân sự, tài chính có hạn chế; một số còn có tâm lý ỷ lại, thiếu chủ động, sáng tạo; công tác thanh kiểm tra nội bộ chưa làm thường xuyên và còn thiếu chiếu lệ.

- Dự báo trong 5 năm tới phải có sự bổ sung thay thế CBQL ít nhất là 3 người. Vì một số CBQL hiện nay sẽ luân chuyển công tác vì hết nhiệm kỳ và bổ sung thêm. Như vậy, từ những mặt mạnh và hạn chế nêu trên thể hiện thực trạng CBQL các trường THPT huyện Đăk Glong. Từ đó có cơ sở để nghiên cứu những giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ CBQL các trường THPT huyện Đăk Glong nhằm thực hiện tốt các nhiệm vụ chính trị của địa phương, góp phần thực hiện CNH, HĐH quê hương đất nước trong giai đoạn hiện nay.

2.4. Thực trạng các yếu tố quản lý nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý trường trung học phổ thông huyện Đăk Glong, tỉnh Đăk Nông

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý trường trung học phổ thông huyện Đăk Glong, tỉnh Đăk Nông (Trang 59)