Coi trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý các trường trung học phổ

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý trường trung học phổ thông huyện Đăk Glong, tỉnh Đăk Nông (Trang 85)

trung học phổ thông Huyện Đăk Glong, tỉnh Đăk Nông

3.2.4.1. Mục tiêu

Muốn cho chất lượng học sinh được tốt thì cần chú ý đến chất lượng đội ngũ CBQL trường THPT, đây là yếu tố cơ bản quyết định chất lượng và hiệu quả đào tạo của nhà trường. Chính vì vậy công tác đào tạo, bồi dưỡng nhằm nâng cao và năng lực, phẩm chất đội ngũ cán bộ quản lý là yêu cầu mang tính tất yếu trong sự nghiệp phát triển giáo dục nói chung và trong việc thực hiện mục đích phát triển giáo dục THPT nói riêng.

Nghị quyết TW3 (khóa VIII) nhấn mạnh: “Xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng đối với từng loại cán bộ, đặc biệt chú trọng phát hiện, đào tạo, bồi dưỡng nhân tài, tạo nguồn cán bộ lãnh đạo và quản lý. Đào tạo, bồi dưỡng trước khi bổ nhiệm, đề bạt, khắc phục tình trạng bầu cử bổ nhiệm rồi mới đưa đi đào tạo” [13; tr7].

Đào tạo, bồi dưỡng là một quá trình trang bị cho đội ngũ CBQL những kiến thức, kinh nghiệm hình thành kỹ năng, kỹ xảo trong hoạt động, hình thành nên phẩm chất chính trị, tư tưởng, đạo đức và tâm lý của người CBQL.

Nội dung của đào tạo, bồi dưỡng là nhằm khắc phục mặt tiêu cực, phát huy mặt tích cực trong mỗi con người, bù đắp những thiếu hụt, khiếm khuyết của mỗi cá nhân trong quá trình hoạt động.

Theo Nghị quyết hội nghị lần thứ tám ban chấp hành trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Khoá XI “đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đáp ứng yêu cầu Công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế” thì đòi hỏi phải đổi mới cách tổ chức quản lý, tư duy, trí tuệ của đội ngũ cán bộ quản lý, giao lưu mở cửa, chuyển đổi cơ cấu quản lý, vừa phải đảm bảo sự hợp tác quốc tế, có hiệu quả, vừa phải đảm bảo phát huy được nội lực, giữ gìn được môi trường văn hoá dân tộc và những giá trị truyền thống cao đẹp của Việt Nam.

3.2.4.2. Nội dung

Công tác đào tạo, bồi dưỡng CBQL cần phải dựa vào tình hình thực tế để xây dựng kế hoạch đào tạo bồi dưỡng CBQL đủ về số lượng, đồng bộ hoá về cơ cấu và đảm bảo chất lượng đến năm 2015 và phải tiến hành đồng thời giải pháp lâu dài và tình thế đến 2020.

+ Hiện nay đối với đội ngũ CBQL trước khi đề bạt vẫn chưa có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý. Do đó phải đề nghị Phòng tổ chức Sở Giáo dục và đào tạo có kế hoạch mở lớp hoặc gửi đi đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý ở các Trường CBQL.

+ Trong 07 người tham gia trực tiếp quản lý có một CBQL đã học xong lớp cao học chuyên ngành Quản lý giáo dục, 02 CBQL đang học cao học chuyên ngành QLGD. Trong thời gian đến số CBQL còn lại tiếp tục đăng ký học lớp cao học Quản lý giáo dục và phấn đấu 2020 tất cả CBQL phải qua lớp cao học Quản lý giáo dục.

+ Song song với việc xây dựng kế hoạch bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý giáo dục, quản lý nhà nước, cũng phải xây dựng kế hoạch đào tạo chuyên môn trên chuẩn.

* Đối với CBQL dự bị.

Tính đến quy mô trường lớp phát triển nhanh như hiện nay thì đến năm 2020 số CBQL thiếu 08 người. Vì thế công tác tổ chức cán bộ phải phát hiện các nguồn đào tạo, các trường tổ chức giới thiệu giáo viên có phẩm chất đạo đức, có thành tích xuất sắc, có chuyên môn giỏi, có chú ý đến thiên hướng về năng lực quản lý, thời gian công tác ít nhất 4 năm trở lên đối với huyện Đăk Glong để xem xét cử đi bồi dưỡng, học tập.

* Nội dung đào tạo, bồi dưỡng CBQL.

Nghị quyết TW 3 khóa VIII có nêu rõ “Lấy tiêu chuẩn cán bộ làm căn cứ xây dựng chương trình đào tạo bồi dưỡng thống nhất trong hệ thống các trường. Nội dung đào tạo phải thiết thực, phù hợp với yêu cầu đối với từng loại cán bộ; chú trọng cả phẩm chất đạo đức và kiến thức, cả lý luận và thực tiễn; bồi dưỡng kiến thức cơ bản và hướng dẫn kỹ năng thực hành”.

Nội dung cơ bản của đào tạo, bồi dưỡng cán bộ bao gồm: Những kiến thức về lý luận, chính trị, chuyên ngành đào tạo, quản lý hành chính nhà

nước, quản lý chuyên ngành, quản lý kinh tế, trình độ ngoại ngữ, tin học,…. Trong các nội dung đào tạo, bồi dưỡng cần tăng cường đào tạo, bồi dưỡng cán bộ về quản lý chuyên ngành, quản lý hành chính nhà nước để đáp ứng tình hình nhiệm vụ hiện nay.

Chương trình, nội dung bồi dưỡng CBQL phải được xây dựng trên cơ sở chương trình hoạt động từng giai đoạn, từng thời kỳ đổi mới của Bộ Giáo dục và đào tạo cho phù hợp với tình hình của các địa phương. Các chương trình đào tạo, bồi dưỡng phải được áp dụng thực tế, phù hợp với thời gian, phù hợp với chuyên môn.

3.2.4.3. Cách thức thực hiện

* Phương thức đào tạo, bồi dưỡng

Phương thức đào tạo, bồi dưỡng là đào tạo chính quy và bổ sung các Chứng chỉ Quản lý cho các cán bộ quản lý và quy hoạch.

+ Đào tạo chính quy nên áp dụng cho đối tượng CBQL bằng các cách vận động phát triển năng lực về đào tạo Thạc sỹ, tiến sỹ quản lý giáo dục tại các trường Đại học với hình thức tập trung dài hạn. Bồi dưỡng cao cấp chính trị chính quy cho cán bộ có độ tuổi dưới 40 và chủ chốt, còn đối tượng còn lại bồi dưỡng tại chức tại Đăk Nông.

+ Bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý giáo dục cho các cán bộ trường THPT với hình thức tập trung, ngắn hạn.

Ngoài việc đào tạo, bồi dưỡng CBQL theo chương trình chính quy của Bộ Giáo dục và đào tạo thì phải phát huy đến ý thức tự học, tự bồi dưỡng của đội ngũ CBQL với các phương tiện công nghệ thông tin.

Để đẩy mạnh hoạt động tự học, tự bồi dưỡng của CBQL trong giai đoạn hiện nay thì cần giải quyết tốt các vấn đề sau:

+ Phải học hỏi qua các kênh thông tin, tuyên truyền, giáo dục để nâng cao nhận thức đầy đủ về việc tự học, tự bồi dưỡng của CBQL.

+ Phải có ý thức, có nghị lực quyết tâm thường xuyên tự học, tự bồi dưỡng, tự kiểm tra, đánh giá năng lực chuyên môn quản lý.

+ Xây dựng các tiêu chí đánh giá thi đua khen thưởng để tạo cho CBQL trường học có động lực mạnh mẽ về tự học, tự bồi dưỡng và tự nghiên cứu.

Tóm lại: Bồi dưỡng đào tạo nguồn CBQL phải đảm bảo phù hợp với

nhu cầu thực tế, bảo đảm các tiêu chí về phẩm chất chính trị, đạo đức cách mạng, kiến thức, năng lực điều hành phù hợp với sự đổi mới cơ bản toàn diện của Giáo dục có tính đồng bộ và kế thừa. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý trường trung học phổ thông huyện Đăk Glong, tỉnh Đăk Nông (Trang 85)