Đánh giá chung việc tích hợp các nội dung và vận dụng phương pháp dạy học theo

Một phần của tài liệu Tổ chức dạy học tích hợp chủ đề dòng điện xoay chiều và cuộc sống (Trang 102)

cuộc sống”

- Việc tích hợp các nội dung về chủ đề “Dòng điện xoay chiều và cuộc sống” là cần thiết. Tích hợp về kiến thức của dòng điện xoay chiều ở các môn Vật lí, Công nghệ, Sinh học, Địa lí giúp cho học sinh hiểu rõ hơn về vai trò, tác dụng của dòng điện xoay chiều với đời sống con người. Đặc biệt hiểu nguyên tắc sản xuất dòng điện xoay chiều, khám phá được các cách chuyển hóa các dạng năng lượng thành điện năng mà các nước và Việt Nam đã thực hiện, từ đó suy nghĩ việc khai thác tiềm năng, thế mạnh trong việc sản xuất điện năng ở nước ta trong tương lại.Qua nghiên cứu sử dụng, biến đổi dòng điện xoay chiều, học sinh có ý thức hơn trong việc tiết kiệm điện, an toàn điện, đồng thời giúp HS yêu thích các môn học này hơn và phát triển sự sáng tạo.

- Cách tổ chức dạy học theo hình thức hoạt động nhóm với sự định hướng hoạt động học trong các giờ học làm phát triển tính tích cực nhận thức, thỏa mãn nhu cầu tìm tòi, khám phá mở rộng kiến thức của học sinhvà họ được vận dụng linh hoạt các kiến thức, phát triển khả năng hợp tác, đặc biệt rèn luyện và phát triển được năng lực giải quyết các vấn đề phức hợp.Tuy nhiên, trong hoạt động nhóm có thể có những HS nhất định trong nhóm thụ động hơn những HS khác, GVgiám sát động viên và tạo điều kiện để các thành viên trong nhóm thúc đẩy lẫn nhau.

- Việc để HS tham gia vào xây dựng các tiêu chí đánh giá, tham gia vào tự đánh giá và đánh giá các thành viên khác làm cho HS có trách nhiệm hơn, giúp cho việc học tập có định hướng và có kết quả cao hơn.

Đồng thời chúng tôi nhận thấy có một số khó khăn như sau:

- Khó khăn lớn nhất của đợt thực nghiệm này là cơ sở vật chất của nhà trường, điều kiện tiếp cận với công nghệ thông tin và khả năng sử dụng công nghệ thông tin của HS còn yếu.

- Chương trình học còn nặng nề, dung lượng bài giảng quá nhiều, học sinh đi học thêm cũng rất nhiều nên thiếu thời gian để đầu tư cho những giờ học thực nghiệm.

- HS vốn quen với lối học tập thụ động, việc tự học, tự tìm tòi khám phá và tham gia hoạt động nhóm đều còn bỡ ngỡ.

95

Kết luận chương 3

Trong quá trình thực nghiệm sư phạm, qua việc tổ chức, theo dõi và phân tích diễn biến các giờ thực nghiệm tôi có những nhận xét sau:

- Quá trình dạy học tích hợp theo chủ đề dòng điện xoay chiều và cuộc sống bằng phiếu hướng dẫn HS đã soạn thảo tương đối phù hợp với thực tế dạy học. Quá trình dạy học giúp HS tự lực chiếm lĩnh kiến thức, giải được các bài tập vật lý liên quan, biết liên hệ, áp dụng giữa kiến thức được học với hiện tượng, công việc trong thực tế đời sống. Đồng thời giúp hình thành các năng lực tư duy tổng hợp, phân tích, so sánh…Hình thành kĩ năng thu thập thông tin, xử lí thông tin, diễn đạt trước đám đông và kĩ năng làm việc nhóm. Giúp hình thành ý thức tìm hiểu về hiện tượng sự vật xung quanh, ý thức sử dụng năng lượng tiết kiệm hiệu quả, và thái độ phê phán hành động sử dụng điện năng không hiệu quả, không an toàn góp phần tuyên truyền bảo vệ môi trường.

- Qua quá trình thực nghiệm sư phạm, chúng tôi nhận thấy rằng có thể áp dụng phương pháp đã làm một cách rộng rãi để soạn thảo các tiến trình dạy học tích hợp các chủ đề kiến thức Vật lí liên quan tới đời sống hàng ngày.

- Trong quá trình học tập, HS rất hứng thú với phương pháp học tập mới, được thường xuyên trao đổi, diễn đạt ý kiến của mình thông qua thảo luận nhóm, do đó giúp các em tự tin hơn trong giao tiếp, đồng thời khả năng tư duy logic của các em được phát triển.

- Tuy nhiên, trong quá trình giảng dạy thực nghiệm, chúng tôi nhận thấy còn một số khó khăn và hạn chế sau

+ Về phía GV: Nội dung giảng dạy tích hợp theo chủ đề về dòng điện xaoy chiều và cuộc sống là nội dung mới, phương pháp giảng dạy lần đầu tiên GV dạy thực nghiệm (là GV thực hiện đề tài) áp dụng. Do vậy trong quá trình giảng dạy còn một số chỗ còn bỡ ngỡ về nội dung và sự điều hành công việc còn lúng túng.

+ Về phía HS: Các em đang quen với phương pháp dạy học truyền thống: thầy cô lên lớp giảng dạy theo chương bài, trên lớp hoạt động cá nhân hoặc nhóm nhỏ để đi tới kiến thức được trình bày trong SGK, về nhà học và làm bài tập trong SGK, SBT mà GV giao cho. Còn ở đây, HS vẫn chưa thuần thục với phương pháp dạy học tích cực, lần đầu tiên các em với phương pháp học tập mới nên chưa chủ động tự tin trong nắm bắt kiến thức mới. Việc sử dụng các phương tiện thông tin, khai thác thông tin trên mạng Internet còn hạn chế. Một số còn rụt rè, e ngại, mang tâm lí sợ sai trong việc đưa ra các ý kiến, việc điều khiển hoạt động của nhóm ở trưởng nhóm chưa rõ ràng. Người trình bày chủ yếu mới là trình chiếu lại những gì mà nhóm chuẩn bị. Chúng tôi thực nghiệm với đối tượng HS trình độ tương đối đồng đều và có ý thức, nên cần phải thực nghiệm với nhiều đối tượng HS khác.

96

+ Về điều kiện khách quan: Lớp có sĩ số đông dẫn tới số nhóm, và lượng thành viên trong nhóm nhiều nên sự điều khiển các hoạt động chưa cụ thể. Phương tiện khai thác thông tin còn ít, phương tiện dạy học còn hạn chế ảnh hưởng tới quá trình học tự học và học tập trên lớp.

97

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận

Từ kết quả thu được từ luận văn, đối chiếu với các nhiệm vụ đặt ra, chúng tôi đã giải quyết được các vấn đề lí luận và thực tiễn sau:

- Phân tích làm rõ được cơ sở lí luận của quá trình dạy học tích cực, dạy học tích hợp, phân tích rõ các kiến thức Vật lí phổ thông về dòng điện xoay chiều có liên quan tới kiến thức của các môn học khác và liên quan đến thực tiễn đời sống. Từ đó thấy được sự cần thiết phải dạy học tích hợp theo chủ đề kiến thức về dòng điện xoay chiều và cuộc sống.

- Trên cơ sở lí luận, chúng tôi đã xây dựng mục tiêu dạy học tích hợp theo chủ đề dòng điện xoay chiều và cuộc sống trong giảng dạy môn Vật lí 12. Chúng tôi đã xây dựng tiến trình dạy học tích hợp chủ đề dòng điện xoay chiều và cuộc sống ở nội dung môn Vật lí 12 theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của HS trong học tập và trong thực tiễn cuộc sống.

- Quá trình TNSP đã chứng tỏ được tính khả thi của các tiến trình tổ chức dạy học tích hợp theo chủ đề dòng điện xoay chiều và cuộc sống đã soạn thảo. Kết quả thu được sau thực nghiệm cho thấy quá trình dạy học này không những mang lại hiệu quả cao trong trong việc nắm vững kiến thức, phát huy được tính tích cực chủ động và năng lực giải quyết vấn đề trong quá trình học tập của HS mà còn giúp HS có những hiểu biết về kiến thức đã học với việc vận dụng trong thực tiễn.

* Hướng phát triển của đề tài

Do điều kiện về thời gian hạn chế, kiến thức các chủ đề lại nhiều, chúng tôi mới chỉ tiến hành TNSP với nội dung kiến thức của 16 tiết học, chủ yếu tập trung vào kiến thức Vật lí, kiến thức về sử dụng điện năng trong cuộc sống còn ít. Kết quả thực nghiệm ban đầu mới chỉ dừng lại ở một lớp học, nên mới mang tính thử nghiệm.

Chúng tôi sẽ tiến hành bổ sung các vấn đề về nội dung mà còn hạn chế, thực nghiệm trên diện rộng để hoàn thiện đề tài được áp dụng cho nhiều đối tượng. Những kết quả thu được từ đề tài này tạo điều kiện cho chúng tôi mở rộng nghiên cứu và xây dựng tiến trình dạy học và tổ chức dạy học tích hợp theo chủ đề ở các nội dung kiến thức Vật lí khác, nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy Vật lí phổ thông.

2. Khuyến nghị

Qua quá trình nghiên cứu đề tài, chúng tôi có một số đề xuất như sau:

- Cần có sự tập huấn bổ sung kiến thức về giảng dạy tích hợp cho GV, khuyến khích và tạo điều kiện cho GV dạy học tích cực, tích hợp theo chủ đề. Giảng dạy kiến thức gắn liền với thực tiễn cuộc sống, đa dạng hóa hình thức tổ chức dạy học, ngoài hình thức dạy

98

học truyền thống trong nhà trường cần tổ chức hình thức học tập ngoài nhà trường như tham quan, dã ngoại, ngoại khóa…

- Nhà trường cần tăng cường cơ sở vật chất phụ vụ cho quá trình tự học của HS như trang bị sách, tài liệu tham khảo trong thư viện, hệ thống máy tính kết mối mạng, và phòng học có đầy đủ trang thiết bị giảng dạy.

- Đổi mới cách kiểm tra đánh giá kết quả học tập của HS để phát huy năng lực tự học, sáng tạo và khả năng ứng dụng vào thực tiễn đời sống. Kết hợp loại hình đánh giá kết quả và đánh giá quá trình để thấy được năng lực toàn diện của học sinh.

- HS cần bổ sung kĩ năng sử dụng máy tính trong tìm kiếm thông tin và truyền tải thông tin.

99

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bernd Meier, Nguyễn Văn Cường.Lý luận dạy học hiện đại cơ sở đổi mới mục tiêu,

nội dung và phương pháp dạy học, NXB Đại học Sư phạm 2014.

2. Bộ GD và ĐT, Tài liệu giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả thông qua

một số môn học và hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường THPT, 2011.

3. Bộ GD và ĐT, Tài liệu tập huấn dạy học và kiểm tra, đánh giá kết quả học tập theo

định hướng phát triển năng lực học sinh, môn Vật lí THPT, 2014

4. Nguyễn Ngọc Bích, Tôn Quang Cường, Nguyễn Kim Chung.Bài giảng phương

pháp và công nghệ dạy học, ĐHQG Hà Nội, 2006.

5. Lương Duyên Bình, Vũ Quang, Nguyễn Thượng Chung, Tô Giang, Trần Chí

Minh, Ngô Quốc Quýnh.Vật lý 12, NXB Giáo dục, 2008.

6. Lương Duyên Bình, Vũ Quang, Nguyễn Thượng Chung, Tô Giang, Trần Chí

Minh, Ngô Quốc Quýnh.Bài tập Vật lý 12, NXB Giáo dục, 2008.

7. Lương Duyên Bình, Vũ Quang, Nguyễn Thượng Chung, Tô Giang, Trần Chí

Minh, Ngô Quốc Quýnh.Sách giáo viên Vật lý 12, NXB Giáo dục, 2008.

8. Vũ Cao Đàm, Phương pháp luận nghiên cứu khoa học, Nhà xuất bản khoa học kỹ

thuật, Hà Nội, năm 1997.

9. Đặng Văn Đào, Trần Mai Thu. Hoạt động giáo dục nghề phổ thông, nghề điện dân

dụng,NXB Giáo dục 2007.

10.Nguyễn Minh Đường, Đặng Văn Đào, Trần Hữu Quế, Trần Mai Thu, Nguyễn

Văn Vận. Công nghệ 8, NXB Giáo dục, 2006.

11.Phạm Minh Hải. Luận văn thạc sĩ“Tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường trong dạy

học Vật lí 12”, 2013.

12.Nguyễn Thị Hoàn. Luận văn thạc sĩ “Tích hợp các kiến thức về sản suất điện năng

khi dạy một số bài học Vật lí(chương trình sách giáo khoa cơ bản) góp phần nâng cao chất lượng giáo dục kĩ thuật tổng hợp - hướng nghiệp cho học sinh THPT”, 2009.

13.Nguyễn Kim Hồng.Tạp chí Khoa học ĐHSP thành phố HCM số 42 năm 2013.

14.Nguyễn Văn Khải.Tài liệu hướng dẫn dạy học tích hợp trong dạy học vật lí ở trường

trung học phổ thông, 2011.

15.Nguyễn Thế Khôi, Vũ Thanh Khiết, Nguyễn Đức Hiệp, Nguyễn Ngọc Hưng,

Nguyễn Đức Thâm, Phạm Đình Thiết, Vũ Đình Túy, Phạm Quý Tư.Vật lý 12 Nâng

cao, NXB Giáo dục, 2008.

16.Nguyễn Thế Khôi, Vũ Thanh Khiết, Nguyễn Đức Hiệp, Nguyễn Ngọc Hưng,

Nguyễn Đức Thâm, Phạm đình Thiết, Vũ Đình Túy, Phạm Quý Tư.Bài tập Vật lý

100

17.Nguyễn Thế Khôi, Vũ Thanh Khiết, Nguyễn Đức Hiệp, Nguyễn Ngọc Hưng,

Nguyễn Đức Thâm, Phạm đình Thiết, Vũ Đình Túy, Phạm Quý Tư.Sách giáo viên

Vật lý 12 Nâng cao, NXB Giáo dục, 2008.

18.Nguyễn Văn Khôi, Nguyễn Văn Ánh, Nguyễn Trọng Bình, Đặng Văn Cứ, Nguyễn

Trọng Khanh, Trần Hữu Quế. Công nghệ 11,NXB Giáo dục, 2007.

19.Nguyễn Văn Khôi, Đặng Văn Đào, Đoàn Nhân Lộ, TRần Minh Sơ, Trần Văn

Thịnh. Công nghệ 12,NXB Giáo dục 2013

20.Nguyễn Văn Khôi. Phát triển chương trình giáo dục, NXB Đại học Sư phạm Hà Nội,

2013.

21.Vũ Quang, Đoàn Duy Hinh, Nguyễn Văn Hòa, Ngô Mai Thanh, Nguyễn Đức

Thâm. Vật lí 9, NXB Giáo dục 2014.

22.Lê Thông, Trần Trọng Hà, Nguyễn Minh Tuệ, Nguyễn Trọng Hiếu, Phạm Thu

Phương, Đỗ Ngọc Tiến, Nguyễn Viết Thịnh. Địa lí 10,Nhà xuất bản giáo dục, 2006.

23.Phạm Hữu Tòng. Dạy học Vật lí ở trường phổ thông theo định hướng phát triển hoạt

động học tích cực, tự chủ, sáng tạo và tư duy khoa học, Nhà xuất bản ĐHSP, 2007.

24.Nguyễn Văn Tuấn. Tài liệu học tập về phương pháp dạy học theo hướng tích hợp, Tp

Hồ Chí Minh, 2010.

25.Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và

101 PHỤ LỤC

Phụ lục 1: PHIẾU THAM KHẢO Ý KIẾN GIÁO VIÊN Nơi công tác :………Số năm giảng dạy Vật lý :…..

Xin Thầy /cô vui lòng cho biết ý kiến về các vấn đề dưới đây (có thể chọn nhiều đáp án trong một câu)

Câu 1 : Theo thầy/cô mục tiêu chính của giờ lên lớp là gì ?

……… ……… ………

Câu 2 : Phương pháp dạy học nào sau đây mà thầy/cô đã từng sử dụng ? A. Thuyết trình . B. Vấn đáp. C. Nêu vấn đề. D. Trò chơi. E. Tích hợp. F. Phương pháp khác. Câu 3 : Sắp xếp các phương pháp thầy/cô thường sử dụng theo thứ tự giảm dần

……… ……… ………

Câu 4 : Thầy /cô đã từng sử dụng hình thức dạy học nào sau đây trong giảng dạy ? A. Nhóm. B. Dự án. C. Tự học. D. Tham quan.

Câu 5 : Thầy/cô dành thời gian lớn trong tiết học để tiến hành hoạt động nào ? A. Giảng giải kiến thức trọng tâm của bài.

B. Hướng dẫn học sinh tự học.

C. Hướng dẫn học sinh giải bài tập trong SGK.

D. Giảng giải kiến thức trọng tâm và liên hệ với thực tiễn.

Câu 6 : Theo thầy/cô, mức độ kiến thức Vật lí ở THPT liên hiện với cuộc sống là A. rất ít. B. không có. C. nhiều. D. rất nhiều.

Câu 7 :Thầy/cô có cảm thấy như thế nào khi phải dạy tích hợp kiến thức với thực tiễn cuộc sống?

A. Rất hứng thú B. Hứng thú C. Nhàm chán. D. Không thích.

Câu 8 : Theo thầy cô việc dạy tích hợp kiến thức với cuộc sống có cần thiết không ? A. Rất cần thiết. B. Cần thiết.

C. Không cần thiết. D. Ý kiến khác………. Câu 9 : Mức độ tích hợp kiến thức vào thực tiễn cuộc sống được thầy/cô sử dụng A. thường xuyên. B. có nhưng không thường xuyên.

C. chưa hề sử dụng. D. ý kiến khác………

Câu 10 : Trong đề kiểm tra, tỷ lệ cho câu hỏi tích hợp cả kiến thức trong cuộc sống thầy cô thường sử dụng là

102

A. 0% B. khoảng 5 đến 10% C. khoảng 10 đến 20% D. tỷ lệ khác ……. …

Phụ lục 2: PHIẾU THAM KHẢO Ý KIẾN HỌC SINH HS lớp :………..Trường THPT :………..Tỉnh :…………..

Em hãy cho biết ý kiến của em về các vấn đề sau (có thể chọn nhiều đáp án trong một câu)

Câu 1 : Mục đích học tập của em là

A. Có kiến thức để thi đỗ vào các trường ĐH-CĐ B. Có kiến thức để áp dụng vào cuộc sống.

C. Để làm vừa lòng cha mẹ.

D. Ý kiến khác……… Câu 2 : Để học tốt theo em thì cần ?

A. Lắng nghe thầy cô, và ghi chép đầy đủ. B. Lắng nghe thầy cô và trao đổi với bạn bè. C. Tự học và trao đổi với bạn bè, thầy cô.

D. Ý kiến khác……… Câu 3 : Theo em kiến thức trong SGK thì

A. rất thiết thực đối với cuộc sống. B. quá nhiều so với người học. C. không liên quan gì với cuộc sống. D. phù hợp với người học.

Câu 4 : Em có thường xuyên liên hệ kiến thức đã học vào cuộc sống không ?

Một phần của tài liệu Tổ chức dạy học tích hợp chủ đề dòng điện xoay chiều và cuộc sống (Trang 102)