Phương pháp dạy học tích cực

Một phần của tài liệu Tổ chức dạy học tích hợp chủ đề dòng điện xoay chiều và cuộc sống (Trang 34)

1.3.3.1. Phương pháp dạy học giải quyết vấn đề

Cơ sở dạy học giải quyết vấn đề dựa trên cơ sở nhận thức, theo tâm lí học, giải quyết vấn đề có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc phát triển tư duy và nhận thức của con người, “Tư duy chỉ bắt đầu khi xuất hiện tình huống có vấn đề” (Rubinstein). Vấn đề là những câu hỏi hay nhiệm vụ được đặt ra mà việc giải quyết chúng chưa có quy luật cũng như những tri thức, kĩ năng sẵn có chưa đủ để giải quyết mà còn khó khăn, cản trở cần vượt qua. Một vấn đề đặc trưng bởi ba thành phần : trạng thái xuất phát, trạng thái đích và sự cản trở. Đặc trưng cơ bản của dạy học giải quyết vấn đề là xuất phát từ tình huống có vấn đề, nó luôn luôn chứa đựng nội dung cần xác định, một nhiệm vụ cần giải quyết, một vướng mắc cần tháo gỡ... và do vậy tạo được nhu cầu, hứng thú, chứa đựng cái đã biết và chưa biết, có khả năng giải quyết được.

Trong quá trình dạy học giải quyết vấn đề, người ta có thể chia thành 3 giai đoạn như sau :

Bước 1: Nhận biết vấn đề: - Tạo tình huống gợi vấn đề

- Giải thích và chính xác hóa để hiểu đúng tình huống

- Phát biểu vấn đề và đặt mục đích giải quyết vấn đề đó

Bước 2: Tìm phương án giải quyết vấn đề

- Phân tích vấn đề, làm rõ những mối liên hệ giữa cái đã biết và cái phải tìm

- Đề xuất và thực hiện hướng giải quyết, có thể điều chỉnh, thậm chí bác bỏ và chuyển hướng khi cần thiết. Trong khâu này thường hay sử dụng những qui tắc tìm đoán và chiến lược nhận thức như sau: qui lạ về quen, đặc biệt hóa và chuyển qua những trường hợp giới hạn; xem tương tự; khái quát hóa; xét những mối liên hệ và phụ thuộc; suy ngược (tiến ngược, lùi ngược) và suy xuôi (khâu này có thể được làm nhiều lần cho đến khi tìm ra hướng đi đúng)

- Trình bày cách giải quyết vấn đề Bước 3: Kiểm tra và nghiên cứu lời giải

- Kiểm tra sự đúng đắn và phù hợp thực tế của lời giải - Kiểm tra tính hợp lý hoặc tối ưu của lời giải

27 - Tìm hiểu những khả năng ứng dụng kết quả

- Đề xuất những vấn đề mới có liên quan nhờ xét tương tự, khái quát hóa, lật ngược vấn đề và giải quyết nếu có thể.

Tùy theo mức độ độc lập của học sinh trong quá trình giải quyết vấn đề, người ta đề cập đến các cấp độ khác nhau, cũng đồng thời là những hình thức khác nhau của dạy học giải quyết vấn đề: Tự nghiên cứu giải quyết vấn đề; tìm tòi từng phần; trình bày giải quyết vấn đề của giáo viên.

1.3.3.2. Phương pháp dạy học định hướng hành động

Dạy học theo định hướng hành động được xây dựng trên cơ sở tâm lí học hành động : trong quá trình nhận thức cần có sự kết hợp giữa tư duy và hành động, giữa lý thuyết và thực tiễn.Dạy học định hướng hành động là dạy học tích cực hóa hoạt động của học sinh và tiếp cận toàn thể. Trong đó việc tổ chức quá trình dạy học được chi phối bởi những sản phẩm hành động đã được thỏa thuận giữa giáo viên và người học, thông qua đó hoạt động trí óc và chân tay kết hợp với nhau, (Meyer, 1994). Đặc trưng cơ bản của dạy học định hướng hành động là

- Xuất phát từ hứng thú của chủ thể người học.

- Người học cần được động viên đi đến hành động độc lập.

- Là quá trình dạy học mở về mục tiêu, nội dung, phương pháp và kết quả. - Hoạt động trí óc và chân tay, tư duy và hành động cần được kết hợp cân bằng. Trong quá trình dạy học định hướng hành động có thể trải qua các giai đoạn sau : - Quyết định chủ đề : GV dự kiến về một chủ đề làm việc

- Chuẩn bị : GV dự kiến các mục tiêu học tập, chuẩn bị tài liệu và cơ sở tri thức cho học sinh, dự kiến mục tiêu hành động của HS.

- Mở đầu : GV và học sinh thống nhất chủ đề, nhiệm vụ và sản phẩm, triển khai các nhiệm vụ về tổ chức, cung cấp tài liệu.

- Thực hiện : HS làm việc nhóm theo nhiệm vụ được phân công, tạo ra những sản phẩm hành động, kết hợp hình thức học tập, tham quan… Thu thập tư liệu, sử dụng các kĩ thuật, thuyết minh.

- Đánh giá: HS và GV đánh giá qua quá trình trình bày, sản phẩm và thảo luận.

1.3.3.3. Phương pháp dạy học theo tình huống

Dạy học theo tình huống, một mặt kết nối quan điểm của Robinsohn là giáo dục sự chuẩn bị cho việc giải quyết các tình huống cuộc sống, mặt khác nó được dựa trên cơ sở tâm lí của thuyết kiến tạo. Tình huống là mô tả của một trường hợp có thật, thường bao gồm một quyết định, thách thức, cơ hội, hay vấn đề mà một hay nhiều người trong tổ chức phải đối phó. Dạy học theo tình huống là việc dạy học được tổ chức theo những chủ đề

28

phức hợp gắn với các tình huống thực tiễn của cuộc sống và nghề nghiệp. Đặc trưng của dạy học theo tình huống là :

- Nội dung dạy học xuất phát từ một vấn đề phức hợp(không đơn giản và được cấu trúc tốt)

- Vấn đề gắn với thực tiễn cuộc sống và nghề nghiệp. - Tạo ra những khả năng vận dụng đa dạng, phong phú.

- Tạo điều kiện cho học sinh trình bày những điều đã học và những suy nghĩ về điều đó. Dạy học theo tình huống có thể theo các giai đoạn sau đây :

- Chuẩn bị cá nhân của GV và HS (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Thảo luận theo nhóm nhỏ : GV giao tình huống, tài liệu đọc. HS nhận tình huống và bài tập, thảo luận tình huống trong nhóm nhỏ.

- Thảo luận cả lớp : HS nêu các câu hỏi liên quan đến tài liệu, GV giải quyết các tài liệu đọc. GV hướng dẫn thảo luận tình huống, HS tham gia thảo luận. GV đánh giá và ghi nhận sự tham gia của HS, HS so sánh, phân tích của mình với bạn. GV đánh giá và cập nhật nội dung tài liệu, HS xem lại các khái niệm quan trọng đã được học thông qua thảo luận trên lớp.

Một phần của tài liệu Tổ chức dạy học tích hợp chủ đề dòng điện xoay chiều và cuộc sống (Trang 34)