1.3.1.1. Khái niệm về phương pháp dạy học
Khái niệm về phương pháp dạy học có nội hàm mang tính phổ quát cao (áp dụng cho mọi dạng hoạt động của con người) dẫn đến nhiều cách hiểu, cách định nghĩa khác nhau về “phương pháp dạy học”, tuỳ thuộc vào các cấp độ, quan điểm nhìn nhận, đánh giá. Tóm lại, có nhiều định nghĩa khác nhau về phương pháp dạy học, mỗi định nghĩa nhấn mạnh một vài khía cạnh và phản ánh sự phát triển nhận thức của các nhà khoa học, các nhà sư phạm về bản chất của khái niệm. Như đã nêu ở trên, có ý kiến cho rằng phương pháp dạy học chỉ là phương tiện, thủ thuật của người thầy, người thầy là người chỉ đạo, truyền đạt kiến thức, còn trò tiếp thu kiến thức - phương pháp dạy học là cách thức làm việc của thầy và trò, trong sự phối hợp thống nhất và dưới sự chỉ đạo của thầy, nhằm thực hiện tốt nghĩa vụ dạy học.
Như vậy xét về tổng thể, bất kỳ một phương pháp nào cũng có thể được xem xét và phân tích theo 3 cấp độ sau [4, tr. 4-5]:
* Cấp độ lý luận: PPDH là hệ thống các nguyên tắc, nguyên lý xác định mục đích, yêu cầu, điều kiện, phương thức thực hiện nhằm đạt được mục đíchdạy học đặt ra. Nói cách khác, đó là chiến lược, nguyên tắc hành động nhằm đến mục đích dạy học (để phân biệt PPDH với phương pháp nghiên cứu khoa học, sáng tác văn học nghệ thuật, phương pháp chữa bệnh …)
* Cấp độ hoạt động thực tiễn: PPDH là tổ hợp các biện pháp, phương thức tổ chức hoạt động dạy học của người dạy và người học nhằm thực hiện các mục tiêu của môn học và chương trình học. Nói cách khác, đó là quá trình tổ chức hoạt động nhằm đạt được mục tiêu (để phân biệt PPDH môn toán với PPDH môn văn, ngoại ngữ …)
* Cấp độ hành động, thao tác: PPDH là tổ hợp các thao tác, kỹ thuật, thủ pháp, thủ thuật cụ thể của ngườidạy và người học nhằm giải quyết những nhiệm vụ cụ thể của bài học, tiết học. Nói cách khác, đó là qui trìnhcác thao tác hành động, tuân thủ theo một trình tự logic nhất định nhằm giải quyết nhiệm vụ (để lựa chọn phương pháp dạy học giữa bài tác giả tác phẩm với văn học sử, phê bình lý luận …).
Tuy nhiên, cho dù nhìn nhận dưới góc độ nào đi chăng nữa thì PPDH vẫn mang những nét đặc trưng, thể hiện:
+ Mục đích của việc dạy học (sự vận động của nội dung và mục đích chiếm lĩnh nội dung dạy học - tri thức khoa học).
+ Phương thức chiếm lĩnh nội dung dạy học (hình thức, con đường trao đổi và chiếm lĩnh thông tin trong dạy học).
+ Đặc tính tương tác giữa các chủ thể trong dạy học (cách thức tổ chức, tính thống nhất trong điều khiển hoạt động nhận thức trong dạy học).
21
Trong đó 2 đặc tính cuối được xem xét và nhìn nhận như là những tiêu chí chính để đánh giá và phân loại các PPDH cụ thể. Từ đó có thể đưa ra một định nghĩa tổng quát về PPDH như sau: Phương pháp dạy học là hệ thống các hành động có mục đích của giáo viên, tổ chức hoạt động trí óc và tay chân của học sinh, đảm bảo cho học sinh chiếm lĩnh được nội dung dạy học, đạt được mục tiêu xác định[21, tr. 20].
1.3.1.2. Khái niệm phương pháp dạy học tích cực
Phương pháp giảng dạy chủ động là một thuật ngữ rút gọn, được dùng ởnhiều nước để chỉ những phương pháp giáo dục, dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của người học. "Chủ động" trong phương pháp giảng dạy chủ động được dùng với nghĩa là hoạt động, tích cực,trái nghĩa với bị động, thụ động. Phương pháp giảng dạy chủ động hướng tới việc hoạt động hóa, chủ động hóa hoạt động nhận thức của người học, nghĩa là tập trung vào phát huy tính chủ động của người học chứ không phải là tập trung vào phát huy tính chủ động của người dạy, tuy nhiên để dạy học theo phương pháp chủ động thì giảng viên phải nỗ lực nhiều so với dạy theo phương pháp thụ động.