Nhóm giải pháp đẩy mạnh hỗ trợ, tư vấn về thuế cho NNT

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu lực quản lý thuế tại cục thuế tình bắc ninh (Trang 45)

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 37

Biểu đồ 3.3. Khung phân tích

3.3.2. Phương pháp thu thp thông tin.

Thu thập thông tin tốt, sẽ cung cấp đầy đủ các thông tin về lý luận và thực tế tạo điều kiện cho việc xử lý và phân tích thông tin. Từ đó đánh giá chính xác về thực trạng của vấn đề nghiên cứu và đề xuất các giải pháp. Đề tài sử dụng hai nguồn dữ liệu thứ cấp và sơ cấp.

3.3.2.1. Thu thập thông tin thứ cấp.

* Thông tin thu thập

- Thông tin, số liệu liên quan đến tính tuân thủ Pháp luật thuế của NNT để hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài.

- Các số liệu về tình hình chung của tỉnh Bắc Ninh: điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội.

- Số liệu, thông tin phản ánh thực trạng tuân thủ pháp luật thuế của các doanh nghiệp ngoài nhà nước trên địa bàn tỉnh, thực trạng và thực hiện các giải pháp của cơ quan thuế nhằm nâng cao tính tuân thủ pháp luật thuế.

* Nguồn thu thập

- Các thông tin số liệu trong nước được thu thập từ internet, Bộ tài chính, Tổng cục thuế, Cục thuế tỉnh Bắc Ninh.

- Các thông tin số liệu trên thế giới được thu thập từ internet, Tổng cục thuế, qua sách báo, tạp chí, các kết quả nghiên cứu, các báo của trung ương, địa phương… có liên quan đến vấn đề nghiên cứu.

- Các thông tin số liệu của tỉnh, huyện được thu thập Báo cáo từ các phòng chức năng thuộc Cục Thuế tỉnh Bắc Ninh, các Báo cáo đánh giá kết quả cuối năm của Tổng cục Thuế. Những thông tin này có vai trò quan trọng làm cơ sở phục vụ cho việc nghiên cứu đề tài.

3.3.2.2. Thu thập thông tin sơ cấp.

- Các thông tin, số liệu cần thu thập là những tài liệu tự điều tra gồm : Các thông tin, số liệu liên quan đến việc phân tích nhân tố tác động đến tính tuân thủ pháp luật thuế của các doanh nghiệp ngoài nhà nước trên địa bàn tỉnh; đánh giá của

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 38 các doanh nghiệp đối với việc thực hiện các giải pháp trong công tác quản lý thuế của Cục Thuế tỉnh Bắc Ninh trong thời gian qua.

3.3.2.3. Phương pháp phân tích thông tin.

- Phương pháp thống kê mô tả: Phương pháp chủ yếu được sử dụng trong phân tích số liệu của luận văn là phương pháp thống kê;

- Phương pháp phân tích so sánh: Phương pháp này dùng để so sánh đối chiếu các chỉ tiêu thống kê, tôi sử dụng phương pháp này để so sánh các chỉ tiêu theo thời gian và theo không gian. từ đó nhằm chỉ ra sự khác biệt và đi tìm nguyên nhân của hiện tượng kinh tế - xã hội ấy. Thống kê so sánh là phương pháp tính toán các chỉ tiêu theo các tiêu chí khác nhau và được đem so sánh với nhau, so sánh có nhiều loại: So sánh với kế hoạch, so sánh theo thời gian, so sánh theo không gian, so sánh các điểm nghiên cứu khác nhau trong cùng một vấn đề… Đề tài sử dụng phương pháp thống kê so sánh với các thông tin thu thập được trên cơ sở số liệu điều tra giữa các đối tượng, giữa các nhóm doanh nghiệp khác nhau sẽ được phân tổ và so sánh với nhau để đưa ra được các nhận xét về thực trạng hoạt động, các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh và việc chấp hành chính sách thuế đối với nhà nước.

3.3.3. H thng ch tiêu ch yếu trong phân tích.

3.3.3.1. Tỷ lệ huy động thuế. Tỷ lệ huy động thuế = Số thuế thực thu Tổng thu nhập quốc nội (GDP) Trong đó:

+ Số thuế thực thu bao gồm thuế, phí trong kỳ báo cáo.

+ Tổng thu nhập quốc nội ( GDP ) được xác định theo GDP của tỉnh Bắc Ninh trong kỳ báo cáo.

Chỉ tiêu này phản ánh mức độ động viên từ thuế cho NSNN hay phản ánh tỷ lệ số thuế thực thu NSNN của tỉnh trong cơ cấu nguồn thu chung cho NSNN tỉnh. Như vậy, tỷ lệ này càng cao phản ánh mức độ động viên càng nhiều từ thuế cho

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 39 NSNN hay thể hiện càng rõ vai trò cơ bản của thuế là nguồn thu chủ yếu cho NSNN.

3.3.3.2. Tỷ lệ tăng số thu thuế trên tỷ lệ tăng chi phí quản lý thuế:

Tỷ lệ tăng số thu thuế trên tỷ lệ tăng chi phí quản lý thuế = Tỷ lệ tăng số thu thuế Tỷ lệ tăng chi phí quản lý thuế

Chỉ tiêu này phản ánh tốc độ tăng trưởng của số thu thuế giữa năm trước và năm sau so với tốc độ tăng chi phí quản lý thuế cũng kỳ:

+ Nếu tỷ lệ này lớn hơn 1, phản ánh tốc độ tăng số thu thuế tăng nhanh hơn so với tốc độ tăng chi phí cho quản lý thuế hay nói cách khác hiệu quả trong quản lý thuế tăng lên so với năm trước.

+ Nếu tỷ lệ này bằng 1, phản ánh tốc độ tăng số thu thuế bằng với tốc độ tăng chi phí cho quản lý thuế hay nói cách khác hiệu quả trong quản lý thuế không chuyển biến về tỷ lệ tương đối.

+ Nếu tỷ lệ này nhỏ hơn 1, phản ánh tốc độ tăng số thu thuế tăng (giảm) nhanh hơn so với tốc độ tăng chi phí cho quản lý thuế hay nói cách khác hiệu quả trong quản lý thuế tăng lên so với năm trước.

3.3.3.3. Tỷ lệ nợđọng thuế.

Tỷ lệ nợđọng thuế =

Tổng số thuế nợ cuối kỳ báo cáo

Tổng số thuế phải thu trong kỳ báo cáo

Chỉ tiêu này phản ánh tổng số thuế nợ cuối kỳ báo cáo trên tổng số thuế phải thu trong kỳ báo cáo. Tỷ lệ này càng thấp càng phản ánh hiệu lực trong công tác quản lý thu nợ thuế, thực hiện thu kịp thời số thuế phát sinh vào NSNN.

3.3.3.4. Tỷ lệ số thuế nộp đúng theo thời hạn quy định:

Tỷ lệ số thuế nộp đúng theo thời hạn quy định = 1- Tỷ lệ nợđọng thuế

Chỉ tiêu này phản ánh tỷ lệ số thuế được nộp đúng thời hạn theo quy định của Luật Quản lý thuế. Tỷ lệ này càng tiến gần đến 1 phản ánh công tác động viên số thuế vào NSNN càng kịp thời, đồng thời phản ánh ý thức chấp hành pháp luật

(%) (lần)

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 40 của người nộp thuế càng cao, phản ánh hiệu quả càng tăng của cơ chế tự khai, tự nộp, tự chịu trách nhiệm, phù hợp với thực tế quản lý, đảm bảo việc thực hiện nhiệm vụ của cơ quan thuế là “ thu đúng, thu đủ, thu kịp thời vào NSNN”.

3.3.3.5. Tỷ lệ thất thu thuế.

Tỷ lệ thất thu

thuế +=

Tổng số thuế truy thu qua kiểm tra, thanh tra trong kỳ báo cáo

Tổng số thuế phải thu trong kỳ báo cáo

Chỉ tiêu này phản ánh số thuế truy thu qua kiểm tra, thanh tra trong kỳ báo cáo trên số thuế phải thu trong kỳ báo cáo. Tỷ lệ này càng nhỏ phản ánh số thuế thất thu càng nhỏ, hay nói cách khác quản lý thuế qua công tác kiểm tra, thanh tra của CQT càng có hiệu lực cao và ngược lại.

3.3.3.6. Số thuế truy thu bình quân trên một đợt kiểm tra thuế, thanh tra thuế.

Số thuế truy thu bình quân trên một

đợt kiểm tra thuế

(hoặc thanh tra thuế) =

Tổng số thuế truy thu qua kiểm tra thuế

(hoặc thanh tra thuế) Tổng sốđợt kiểm tra thuế

(hoặc thanh tra thuế)

Chỉ tiêu này phản ánh số thuế truy thu bình quân trên một đợt kiểm tra thuế hoặc thanh tra thuế. Chỉ tiêu này phản ánh hiệu lực của công tác kiểm tra thuế, thanh tra thuế, số thuế truy thu được qua một đợt kiểm tra thuế hay thanh tra thuế càng cao thì hiệu lực công tác kiểm tra thuế, thanh tra thuế càng lớn.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 41

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu lực quản lý thuế tại cục thuế tình bắc ninh (Trang 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)