Định hướng công tác quản lý thuế tại Cục thuế tỉnh Bắc Ninh.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu lực quản lý thuế tại cục thuế tình bắc ninh (Trang 84)

- Về kiểm tra hồ sơ hoàn thuế GTGT:

4.3.1. Định hướng công tác quản lý thuế tại Cục thuế tỉnh Bắc Ninh.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 76

4.3.1.1 Mục tiêu.

Ngân sách nhà nước có vai trò rất to lớn đối với sự ổn định và phát triển kinh tế xã hội, nguồn thu ngân sách chủ yếu từ thuế, việc tìm các giải pháp để nâng cao hiệu lựcquản lý thuế, tăng thu cho ngân sách tỉnh trong tình hình hiện nay có ý nghĩa cực kỳ quan trọng cả về lý luận và thực tiễn. Đặc biệt trong cơ chế tăng cường sự tự chủ về tài chính cho chính quyền địa phương thì vai trò thu ngân sách càng có ý nghĩa hơn bao giờ hết.

Các giải pháp hoàn thiện công tác quản lý thu thuế phải đảm bảo các yêu cầu sau :

Hệ thống thể chế chính sách thuế phải rõ ràng, đơn giản, minh bạch dễ thực hiện trong thực tế.

Muốn thực thi một chính sách tốt thì chính sách đó phải hợp lòng dân, mọi người phải biết, hiểu được và có thể tự thực hiện một cách dễ dàng. Vì vậy, khi hoạch định về chính sách phải tính toán kỹ, đơn giản hóa mục tiêu. Nếu cùng một lúc chính sách thuế phải thực hiện nhiều mục tiêu về kinh tế xã hội thì không thể thực hiện được yêu cầu này. Cần coi trọng phương pháp tính thuế, căn cứ tính thuế làm sao đơn giản, rõ ràng và minh bạch.

Phải luật hóa quản lý thuế, tách bạch chính sách thuế với công cụ, phương tiện để thực thi chính sách.

Phải thiết lập được hệ thống trợ giúp pháp lý về thuế trong nền kinh tế thị trường. Đòi hỏi công tác phải được tuân thủ luật pháp, Nhà nước phải hỗ trợ công dân, dẫn dắt công dân theo định hướng của Nhà nước. Do đó, Nhà nước phải thiết lập hệ thống tư vấn, hỗ trợ, tuyên truyền để giúp cho doanh nghiệp, cho mọi người dân khi tham gia đóng nghĩa vụ của mình. Đồng thời tạo cơ chế thông thoáng để khuyến khích công dân hoạt động dịch vụ tư vấn thuế.

Phải đổi mới cơ chế quản lý thuế phù hợp với sự vận hành của nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN; đặc biệt coi trọng việc đào tạo nâng cao chất lượng cán bộ, công chức thuế.

Giải pháp nêu ra phải từ thực tế của địa phương, trên cơ sở nguồn nhân lực, vật lực hiện có. Dự báo được hướng vận động trong tương lai.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 77 Giải pháp đưa ra phải thực tế từ ngay nội bộ CQT về kinh nghiệm, quản lý, quan hệ với các cấp chính quyền, sự chuyển biến của ngành, không xa rời thực tiễn nhưng phải được cân nhắc kỹ, có chiến lược lâu dài, có sách lược từng thời kỳ, có biện pháp cụ thể có thể thực hiện được, không chủ quan giáo điều. Đảm bảo cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại, công nghệ tiên tiến, đồng bộ; quản lý thuế theo phương pháp hiện đại nếu trang thiết bị là công cụ chủ yếu trợ giúp và điều kiện cần thiết yếu không thể đáp ứng thì khó có thế thành công.

Mục tiêu của các giải pháp nâng cao hiệu lựcquản lý thu thuế là:

Mục tiêu cơ bản trước hết đó là việc tập trung đầy đủ, huy động kịp thời nguồn thu cho ngân sách; nuôi dưỡng và phát triển nguồn thu.

Thuế là khoản thu chủ yếu chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong tổng số thu của NSNN của tỉnh. Để đáp ứng chi tiêu của ngân sách kịp thời phục vụ tốt nhiệm vụ kinh tế-chính trị-xã hội của Đảng và Nhà nước thì nhất thiết nguồn thu phải được huy động đầy đủ, kịp thời. CQT có trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc doanh nghiệp và NNT thực hiện tốt mục tiêu này.

Mặt khác, nguồn thu của thuế lại tác động trực tiếp đến thu nhập của DN, cá nhân đối với quá trình tái đầu tư tiếp theo. Do vậy, thuế phải huy động như thế nào để nhà đầu tư bỏ vốn làm ăn có tích luỹ nhằm ổn định và phát triển SXKD tạo nguồn thu lớn cho ngân sách ngày càng ổn định và vững chắc. Quản lý thuế nếu chỉ biết thu đúng, thu đủ cho ngân sách là chưa đủ mà cần thiết phải biết phát hiện những vấn đề bất hợp lý nảy sinh trong quá trình thực thi luật thuế tại ĐTNT, cơ sở kinh doanh, NNT để kịp thời có kiến nghị bổ sung, chỉnh sửa luật sát thực tế và không làm thu hẹp nguồn thu hoặc gây hiệu ứng tiêu cực cho ĐTNT cũng như nền kinh tế.

Quản lý thu thuế phải thực sự phát huy vai trò của thuế trong nền kinh tế thị

trường. Thực hiện tốt vai trò là công cụ quản lý và điều tiết vĩ mô có hiệu lựccủa Nhà nước đối với nền kinh tế, động viên được các nguồn lực, thúc đẩy phát triển sản xuất, khuyến khích xuất khẩu, đầu tư, đổi mới công nghệ, chuyển dịch cơ cấu kinh tế; đảm bảo nền kinh tế tăng trưởng cao, bền vững, góp phần ổn định và nâng cao đời sống nhân dân.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 78

Nâng cao ý thức chấp hành pháp luật về thuế của doanh nghiệp, NNT.

Cải cách thuế đã đóng góp tích cực cho sự phát triển kinh tế, đại bộ phận doanh nghiệp, NNT đã ý thức tốt hơn trong việc chấp hành các luật thuế của nhà nước; tuy vậy vẫn còn một bộ phận không nhỏ vẫn tìm cách trốn tránh, chây ỳ trong chấp hành pháp luật thuế. Do vậy nâng cao ý thức chấp hành pháp luật thuế chính là nâng cao hiệu lựcquản lý thuế. CQT tăng cường kiểm tra, kiểm soát, thanh tra thường xuyên việc chấp hành luật thuế sẽ tác động tích cực đến ý thức chấp hành pháp luật về thuế.

4.3.1.2. Phương hướng.

Quản lý thu thuế chính là công việc giám sát, kiểm tra, thanh tra của cơ quan quản lý nhà nước về thuế về việc chấp hành nghĩa vụ thuế Nhà nước của DN và công dân. Công tác quản lý thu thuế cần phải :

- Nhận diện được những thủ đoạn trốn thuế, lách thuế của ĐTNT để có biện pháp ngăn chặn hữu hiệu chống thất thu ngân sách Nhà nước.

- Phát hiện những bất hợp lý về chính sách để đề xuất chỉnh sửa cho phù hợp với thực tiễn.

- Phải thấy được những vấn đề tồn tại trong cơ chế hành thu, bộ máy tổ chức thu thuế.

Phương hướng nâng cao hiệu lựccông tác quản lý thu thuế :

Thứ nhất: Cần chỉnh sửa hệ thống chính sách thuế nhằm đảm bảo thuế phải bao quát nguồn thu, bảo đảm tính bọc lót giữa các sắc thuế, các loại thuế với nhau tạo thành chỉnh thể thống nhất gắn bó, liên hoàn.Trong từng sắc thuế phải đảm bảo đơn giản, chính xác, dể thực hiện và hiệu quả. Các sắc thuế cần phải được xây dựng đảm bảo phù hợp với điều kiện Việt Nam, nhưng phải đảm bảo tính thông lệ, thực hiện tốt các cam kết khu vực và quốc tế.

Thứ hai: Cần thiết phải ban hành luật quản lý thuế nhằm tách bạch giữa chính sách thuế với quản lý thuế nhằm nâng cao tính pháp lý, thẩm quyền của CQT trong việc điều tra, cưỡng chế về thuế,...Quy định rõ trách nhiệm, quyền hạn của tổ chức, cá nhân NNT, của cơ quan thu thuế, công chức thuế.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 79

Thứ ba: Tăng cường cải cách hành chính, xây dựng cơ chế hành thu phù hợp với phương thức "Tự khai, tự tính, tự nộp thuế" của đối tượng nộp thuế. Bộ máy hành thu phải cải cách, tổ chức, sắp xếp lại. Cán bộ công chức phải được đào tạo phù hợp với tiến trình cải cách hành chính thuế trong nền kinh tế thị trường hội nhập.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu lực quản lý thuế tại cục thuế tình bắc ninh (Trang 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)