Giải pháp nâng cao hiệu lựcquản lý thuế tại Cục thuế tỉnh Bắc Ninh.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu lực quản lý thuế tại cục thuế tình bắc ninh (Trang 88)

- Về kiểm tra hồ sơ hoàn thuế GTGT:

4.3.2. Giải pháp nâng cao hiệu lựcquản lý thuế tại Cục thuế tỉnh Bắc Ninh.

4.3.2.1. Nhóm giải pháp về hoàn thiện bộ máy quản lý thuế và nâng cao trình độ

nghiệp vụ và năng lực quản lý của công chức Cục thuế.

Trình độ về tổ chức bộ máy quản lý thuế và chất lượng đội ngũ cán bộ thuế là một trong những yếu tố quyết định sự vận dụng thành công hay thất bại của chính sách thuế. Do vậy việc kiện toàn tổ chức bộ máy quản lý thuế và nâng cao đội ngũ cán bộ, công chức Cục thuế là một trong những giải pháp quan trọng trong việc nâng cao năng lực và hiệu lựctrong quản lý thuế tại Cục thuế.

Hoàn thiện cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý thuế:

Th nht,thực hiện chủ trương cải cách hành chính, tinh giảm biên chế, việc tổ chức xây dựng bộ máy quản lý thuế của Cục thuế sẽ được thực hiện theo hướng tinh gọn, hiệu lựccao. Theo đó bộ máy quản lý thuế của Cục thuế cần được tổ chức theo hướng kết hợp mô hình quản lý theo loại đối tượng nộp thuế (doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp đầu tư nước ngoài, doanh nghiệp ngoài quốc doanh, cá nhân) với mô hình quản lý thuế theo chức năng như thanh tra, kiểm tra, xử lý cưỡng chế thuế, cung cấp dịch vụ cho đối tượng nộp thuế và thu thuế và mô hình quản lý theo sắc thuế như quản lý thuế TNCN, quản lý các khoản thu có liên quan đến đất.

Với mô hình này thì đối với quản lý thuế theo chức năng, Cục thuế có 2 phòng kiểm tra thì tổ chức 1 phòng kiểm tra thực hiện nhiệm vụ kiểm tra thuế đối với những doanh nghiệp lớn, doanh nghiệp đặc thù như các DN nhà nước, DN có vốn đầu tư nước ngoài, DN ngoài quốc doanh có quy mô lớn, hoạt động sản xuất kinh doanh đa dạng, phức tạp.

Đồng thời, với các phòng quản lý chuyên môn khác, bố trí giao nhiệm vụ quản lý chức năng đối với các DN nêu trên cho công chức có chuyên môn nghiệp

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 80 vụ, năng lực, kinh nghiệm phù hợp để tăng cường nguồn lực cho công tác kiểm tra thuế, thanh tra thuế.

Th hai, chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận phải đầy đủ, rõ ràng, không

chồng chéo, không bỏ sót. Quy mô của từng bộ phận cơ cấu phải hợp lý, tương xứng với khối lượng công việc được phân công và đáp ứng yêu cầu cải cách hành chính trong giai đoạn mới. Việc đánh giá khối lượng công việc phải rõ ràng, minh bạch, phục vụ cho việc xây dựng kế hoạch tuyển dụng công chức cho phù hợp, theo hướng tăng cường công chức quản lý thuế, trực tiếp thực hiện nhiệm vụ quản lý, đôn đốc số thu cho NSNN, bố trí hợp lý công chức thực hiện chức năng gián tiếp trong quản lý thuế.

Th ba,Cục thuế cần tăng cường thêm bộ phận làm công tác cưỡng chế thuế để thực hiện việc cưỡng chế thu thuế đối với các đối tượng chây ỳ, cố tình dây dưa kéo dài nợ đọng thuế, chiếm dụng tiền thuế của Nhà nước; thực thi các quyết định xử phạt các đối tượng nộp thuế; thực hiện việc thanh lý, phát mãi tài sản của những doanh nghiệp phá sản mà không còn đủ khả năng trả được các khoản nợ thuế. Vì bộ phận quản lý nợ hiện nay vẫn chỉ thực hiện niệm vụ chính là đôn đốc nợ, chưa thực hiện được các biện pháp cưỡng chế nợ thuế một cách quyết liệt.

Nâng cao trình độ nghiệp vụ và năng lực quản lý của công chức Cục thuế:

Th nht, công tác đào tạo, tuyển dụng công chức cần cải tiến nhiều hơn nữa bởi thực tế cho thấy nhiều cán bộ chưa làm hết năng lực, bên cạnh đó vẫn còn nhiều công chức không đủ năng lực để đảm đương công việc. Không nên đào tạo tràn lan, chạy theo bằng cấp mà đào tạo chuyên sâu theo chức năng, nhiệm vụ được giao và sử dụng hết năng lực, trình độ đồng thời phải có chế độ đãi ngộ phù hợp.

Th hai, công chức Cục thuế hiện nay chủ yếu được đào tạo và làm việc theo cơ chế cũ cho nên cần thiết phải:

Khẩn trương đào tạo và đào tạo lại cán bộ công chức hiện có bằng các lớp tập huấn nghiệp vụ ngắn ngày, các lớp nghiệp vụ chuyên sâu về thuế (bao gồm cả thuế nội địa và thuế quốc tế).

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 81 Chọn lọc công chức trẻ được đào tạo cơ bản, cho đào tạo ở bậc cao hơn; có chiến lược lâu dài cho số công chức này để họ có đủ khả năng, trình độ đảm đương các vị trí then chốt của ngành trong điều kiện nền kinh tế hội nhập khu vực và quốc tế.

Với mục đích tăng cường hơn nữa công tác tuyên truyền, giáo dục về chính sách và pháp luật thuế, công chức Cục thuế phải thực hiện tự đào tạo, bồi dưỡng hoặc tham gia các lớp tập huấn do Tổng cục thuế để nâng cao trình độ hiểu biết về thuế, ngoài công tác đôn đốc thu nộp thuế, mỗi công chức thuế còn trở thành một tuyên truyền viên về chính sách thuế.

Th ba, với việc thực hiện chương trình hiện đại hoá ngành thuế, Cục thuế

đã đưa vào quản lý gần 20 ứng dụng tin học. Phần lớn công việc được thực hiện trên hệ thống máy tính và hệ thống mạng. Vi vậy, mỗi công chức đều phải có một kiến thức tin học tốt và lực lượng công chức tin học là một bộ phận rất quan trọng trong việc triển khai và bảo trì hệ thống tin học và các ứng dụng tin học. Bộ phận công chức tin học này cần được đào tạo, bồi dưỡng, theo các chương trình phù hợp với từng đối tượng và trình độ khác nhau như:

Đào tạo công chức tin học trình độ cao để quản lý các dự án tin học của ngành, phát triển các ứng dụng lớn của ngành, nghiên cứu nắm bắt các thành tựu tin học mới để áp dụng trong ngành .

Đào tạo công chức tin học để triển khai các ứng dụng của ngành và vận hành hệ thống, đối tượng được đào tạo là lực lượng công chức tin học nòng cốt của Cục thuế.

Đào tạo các công chức sử dụng các chương trình ứng dụng. Số công chức này chủ yếu là công chức bộ nghiệp vụ, không làm chuyên tin học.

Đội ngũ công chức thuế không chỉ giỏi về chuyên môn nghiệp vụ, có đạo đức nghề nghiệp mà còn phải sử dụng thành thạo các phần mềm quản lý thuế, cập nhật thông tin về NNT, các chính sách thuế, tài chính của Nhà nước kịp thời. Muốn vậy phải nâng cao chất lượng nguồn lực hiện có thông qua đào tạo tại chỗ, đào tạo lại dưới nhiều hình thức, mạnh dạn tiếp nhận lớp trẻ đã được đào tạo cơ bản thông qua thi tuyển để bổ sung và thay thế nguồn nhân lực hiện có.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 82

4.3.2.2. Nhóm giải pháp hoàn thiện nội dung quản lý thuế.

Giải pháp vềđăng ký thuế:

Việc cấp mã số thuế sẽ tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp trong quan hệ mua bán, hợp đồng kinh tế, quản lý chặt chẽ việc sử dụng hoá đơn chứng từ, làm các thủ tục về hành chính kinh tế, xuất nhập khẩu. Mã số thuế không chỉ dùng cho cơ quan thuế mà được thiết lập thống nhất theo địa phương hành chính, phân ngành kinh tế của Tổng cục Thống kê; được sử dụng thống nhất cho các ngành, các cấp, các cơ quan cấp phép hành nghề kinh doanh, do đó sẽ thuận lợi cho việc đối chiếu, cung cấp, sử dụng thông tin lẫn nhau và nhất là khi ứng dụng tin học trong công tác quản lý hành chính, thuế.

Để có thể quản lý tốt NNT, trước hết Cục thuế tiến hành rà soát lại các đối tượng đã cấp mã số thuế nhưng không còn hoạt động kinh doanh để thông báo đóng mã số thuế. Thực hiện đối chiếu để hiệu chỉnh thống nhất thông tin về đối tượng như: địa chỉ, phương pháp tính, ngành nghề, giấy phép kinh doanh, vốn,... Đồng thời công khai hoá thủ tục đăng ký và quy trình cấp mã số thuế tại cơ quan thuế để NNT biết.

Cục thuế thực hiện xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu về NNT. Mỗi NNT phải có một hồ sơ đầy đủ, về doanh nghiệp cần nắm rõ các thông tin về đối tượng nộp thuế như doanh nghiệp lớn hay nhỏ, kinh doanh mặt hàng nào, có nộp thuế đúng hay không,... càng nhiều thông tin càng tốt. Những thông tin này không chỉ giúp cơ quan thuế quản lý tốt mà còn giúp cho các cơ quan chức năng khác kiểm tra nắm bắt khi cần thiết.

Tiến hành cấp mã số thuế cho tất cả các đối tượng nộp thuế thuộc diện quản lý thuế, thực hiện việc quản lý theo từng đối tượng nộp thuế, không lập sổ bộ phân chia theo từng sắc thuế mà lập bộ thuế theo từng mã số đối tượng nộp thuế; một đối tượng nộp thuế có thể nộp nhiều loại thuế khác nhau.

Xây dựng quy trình kết nối thông tin về NNT với cơ quan Kho bạc thông qua mã số thuế để quản lý số thuế đã nộp vào NSNN. Nâng cấp hệ thống đăng ký cấp mã số thuế, từng bước thực hiện dịch vụ thông tin cho NNT tìm hiểu chính sách chế độ nhằm tăng độ tin cậy giữa cơ quan thuế với NNT.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 83 Thực hiện phân cấp quản lý đối tượng nộp thuế theo hướng tập trung lên Cục thuế quản lý các cơ sở kinh doanh lớn thực hiện chế độ hoá đơn, kế toán và thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ. Phân quyền quản lý toàn diện, tránh sự chồng chéo trong công tác quản lý thuế gây ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.

Giải pháp về kê khai thuế, tính thuế:

Th nht, khuyến khích các doanh nghiệp tiến hành kê khai qua mạng và

100% NNT thực hiện kê khai bằng phần mềm hỗ trợ kê khai nhằm giảm bớt các sai sót do nhập dữ liệu và tính toán của NNT và công tác nhập liệu và kiểm tra của bộ phận kê khai của Cục thuế.

Th hai, chuẩn hóa các quy trình, mẫu biểu kê khai thuế. giảm bớt các thủ

tục hành chính trong việc kê khai thuế, thực hiện hướng dẫn đầy đủ khi NNT có vướng mắc, không chuyển vướng mắc sang các bộ phận không nắm rõ chính sách và tình hình thực tế của NNT.

Th ba, đẩy mạnh triển khai chế độ kế toán đối với các doanh nghiệp ngoài

quốc doanh và các hộ kinh doanh lớn bảo đảm 100% doanh nghiệp đều thực hiện chế độ kế toán, hoá đơn chứng từ kê khai nộp thuế theo quy định; đồng thời đưa công tác quản lý thu thuế vào nề nếp theo kết quả phản ánh trên sổ sách kế toán. Để đạt được mục tiêu trên, các Phòng thuộc Cục thuế cần kết hợp kiểm tra việc kê khai nộp thuế với kiểm tra thực hiện chế độ kế toán, hoá đơn chứng từ, phát hiện và xử lý nghiêm những doanh nghiệp vi phạm chế độ kế toán, hoá đơn chứng từ, những doanh nghiệp khai khống giá trị mua bán hàng hoá không lập hoá đơn hoặc lập nhưng ghi giá thấp hơn giá thực tế thanh toán nhằm trốn lậu thuế, đồng thời, khẩn trương kiểm tra báo cáo quyết toán thuế của các doanh nghiệp nộp ngay số thuế phát sinh vào ngân sách.

Mọi đơn vị kinh doanh có qui mô lớn và vừa phải bắt buộc thực hiện nghiêm chỉnh chế độ kế toán hoá đơn, chứng từ để có căn cứ xác định đúng đắn doanh thu, thu nhập tính thuế. Trong hoá đơn có ghi mã số của đơn vị bán hàng, đơn vị mua hàng, và hoá đơn phải được lưu trữ đúng chế độ, thuận tiện cho việc kiểm tra, xác minh tài liệu, số liệu khi có vấn đề nghi vấn.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 84

Th tư, phát triển hệ thống quản lý ấn chỉ thuế trên mạng máy tính toàn ngành, phục vụ cho công tác kiểm tra chéo, phát hiện và xử lý các trường hợp sử dụng hoá đơn giả hoá đơn bất hợp pháp nhằm phục vụ tốt công tác kiểm tra sau hoàn thuế, tránh thất thoát NSNN. Với việc áp dụng hóa đơn tự in và kê khai thuế bằng phần mềm hiện nay thì việc nhập các dữ liệu kê khai trên hóa đơn từ thông tin kê khai thuế là rất có khả thi.

Cục thuế nên mạnh dạn khuyến khích các doanh nghiệp tự in hoá đơn và đăng ký với cơ quan thuế, việc quản lý, kiểm tra được dễ dàng hơn vì phạm vi kiểm tra, đối chiếu sẽ hẹp hơn so với phương pháp quản lý bằng cách do Bộ Tài chính, Tổng Cục thuế cấp phát. Riêng đối với các doanh nghiệp áp dụng theo phương pháp trực tiếp thì không nên sử dụng hoá đơn do Tổng Cục thuế phát hành dễ dẫn đến thực trạng mua bán, cho nhượng, làm giả như hiện nay, mà chủ yếu nên quản lý theo phương pháp bắt buộc doanh nghiệp tự in và đăng ký cơ quan thuế để quản lý.

Cục thuế cần phối hợp với các ngành chức năng như Công an, Quản lý thị trường... phải tăng cường các biện pháp kiểm tra, kiểm soát xử phạt nghiêm minh các trường hợp vi phạm, sổ sách kế toán, chứng từ hoá đơn, đồng thời nhà nước cần có chính sách mạnh mẽ khuyến khích, khen thưởng những tổ chức, cá nhân có công tố giác, phát hiện mua bán không xuất hoá đơn chứng từ (tiền trích thưởng từ tiền phạt).

Giải pháp về công tác quản lý nợ:

Th nht, về ứng dụng tin học trong quản lý nợ thu nợ thuế, Cục thuế sẽ hoàn thiện việc triển khai phần mềm ứng dụng quản lý nợ thuế để tổng hợp kịp thời, đầy đủ tình hình, phục vụ việc báo cáo lãnh đạo Cục thuế và tăng cường đào tạo người sử dụng, ngoài các công chức thuộc bộ phận quản lý nợ tại Cục thuế về ứng dụng quản lý nợ thuế mới.

Th hai, Cục Thuế thực hiện xoá nợ cho các trường hợp nợ thuế trước ngày

1/7/2007 (trên thực tế không còn đối tượng để thu); xoá khoản tiền phạt chậm nộp đối với các doanh nghiệp cam kết thanh toán toàn bộ các khoản tiền nợ thuế gốc phát sinh trước ngày 1/7/2007; nếu không thực hiện đúng cam kết sẽ bị tính phạt

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 85 chậm nộp và bị cưỡng chế nợ thuế để khuyến khiách các doanh nghiệp nộp hết các khoản nợ gốc..

Th ba, Cục Thuế đề nghị gia hạn nợ thuế đối với NNT kinh doanh thua lỗ,

gặp khó khăn về tài chính nhưng có cam kết trả nợ để khuyến khích người nộp thuế thanh toán hết nợ gốc. Đồng thời, thực hiện gia hạn nộp thuế đối với một số trường hợp thay đổi với một số trường hợp thay đổi chính sách làm ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả sản xuất kinh doanh của NNT.

Th tư, Cục Thuế tiến hành nghiên cứu và ban hành các quy chế phối hợp

giữa các bộ phận trong công tác quản lý nợ (để khắc phục hạn chế về tổ chức bộ máy); bổ sung những nội dung qui định về thủ tục, trách nhiệm của cơ quan thuế trong việc thực hiện đôn đốc thu nợ thuế…

Th năm, tăng cường đôn đốc thu nợ thuế trên cơ sở triển khai nghiên cứu phương pháp đánh giá rủi ro, phân loại người nợ thuế để áp dụng các năm sau này; tiến hành bổ sung, sửa đổi các quy định trong công tác quản lý nợ; thống nhất quy trình quản lý nợ.

Th sáu, các đơn vị tổ chức một bộ phận chuyên trách để thực hiện theo dõi việc thực hiện cưỡng chế nợ thuế trong cơ quan thuế. Bên cạnh đó, Cục Thuế tổ chức bồi dưỡng và cử công chức tham dự các lớp bồi dưỡng chuyên sâu theo từng chức năng quản lý cho công chức thuế để trang bị kiến thức chuyên sâu, chuyên ngành, kỹ năng thành thạo và kinh nghiệm.

Giải pháp về công tác kiểm tra thuế, thanh tra thuế:

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu lực quản lý thuế tại cục thuế tình bắc ninh (Trang 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)