- Về kiểm tra hồ sơ hoàn thuế GTGT:
4.1.3. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu lựcquản lý thuế tại Cục thuế tỉnh Bắc Ninh.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 66 Qua việc thống kê, tổng hợp các số liệu thống kê tại Cục thuế tỉnh Bắc Ninh và qua nghiên cứu thực trạng trong từng nội dung quản lý thuế tại Cục thuế tỉnh Bắc Ninh, tác giả nhận định rằng yếu tố đang ảnh hưởng lớn nhất đến hiệu lực quản lý thuế của Cục thuế tỉnh Bắc Ninh là yếu tố: Tổ chức bộ máy quản lý thuế và năng lực công chức thuế. Là nguồn nhân lực trong điểm trong việc thực hiện chức năng quản lý nhà nước trong việc áp dụng các văn bản quy phạm pháp luật nhằm thực hiện điều chỉnh hành vi của người nộp thuế thực hiện và tuân thủ các quy định đòi hỏi đội ngũ công chắc ngày càng phải tinh nhuệ và hiện đại để nắm bắt, vận dụng các công nghệ quản lý mới tiên tiến, hiện đại đòi hỏi phải có kiến thức vững vàng và trình độ tin học, cũng như trình độ ngoại ngữ thành thạo. Tuy nhiên, công tác tổ chức nhân sự tại Cục thuế tỉnh Bắc Ninh còn chưa phát huy hiệu quả cao thông qua việc bố trí, phân công các công chức vào các công việc cụ thể, mặc dù việc đào tạo và tự đào tạo đã được cải thiện tốt những năm gần đây với việc công chức tham gia các khóa học sau đại học, tham gia tập huấn các chuyên đề quản lý thuế, tham gia dự thảo văn bản của Tổng cục thuế, Bộ Tài chính, tuy nhiên việc chưa phân định, quy định rõ hay miêu tả rõ công việc đã làm ảnh hưởng rất lớn tới việc sử dụng các nguồn lực một cách có hiệu quả, đặc biệt là việc luân chuyển công chức ở các vị trí làm việc khác nhau trong thời gian ngắn đã làm xáo trộn và làm giảm tính chuyên môn hóa trong công việc. Vì vậy, đây là một trong những nhân tố ảnh hưởng nhiều nhất đến hiệu lực quản lý thuế tại Cục thuế tỉnh Bắc Ninh và rất cần các giải pháp hoàn thiện trong thời gian tới.
Nhân tố thứ hai có ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu lực quản lý thuế tại Cục thuế tỉnh Bắc Ninh trong 3 năm trở lại đây là việc thay đổi hệ thống chính sách pháp luật thuế nói chung và các quy trình quản lý thuế nói riêng. Việc ban hành, áp dụng và sửa đổi theo tác giả đánh giá trên phương diện người quản lý thuế thì còn chưa nhất quán, chưa có lộ trình và tính bao quát, các thay đổi thường chỉ tập chung vào một số nhóm đối tượng, vì vậy, việc áp dụng các quy định mới, cũng như xử lý các vấn đề theo quy định cũ còn lúng túng và chưa nhất quán giữa các bộ phận. Mặt khác, như đã phân tích ở trên, việc mô tả công việc trong nội bộ Cục thuế căn cứ các quy trình quản lý thuế còn chưa rõ ràng và chồng chéo giữa các bộ phận, do các
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 67 quy trình quản lý thuế còn chưa bao quát và phù hợp với thực tiễn quản lý, việc thay đổi, sửa đổi, bổ sung rất chậm các quy trình quản lý cho phù hợp với thực tiễn còn nhiều vướng mắc do chưa đồng bộ giữa quy mô, chất lượng về quản lý thuế giữa các Cục thuế trên toàn quốc. Do đó, việc áp dụng các quy định, hướng dẫn trong các luật thuế, nghị định, thông tư hướng dẫn về thuế phù hợp với các quy trinh quản lý thuế cụ thể còn chưa nhất quán và còn chậm do còn nhiều vướng mắc, do vậy đây là một trong những yếu tố cần kiến nghị đến Chính phủ, Bộ Tài chính và Tổng cục thuế phải hoàn thiện hơn nữa trong thời gian tới tạo điều kiện tăng cường hiệu lực quản lý thuế.
Yếu tố tiếp theo ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu lực quản lý thuế trên địa bàn là việc nhận thực còn chưa đầy đủ của người dân nói chung và người nộp thuế nói riêng, việc thực hiện kinh doanh qua việc đi lên từ kinh doanh nhỏ lẻ nhiều năm, khi nền kinh tế mở của và khuyến khích phát triển nền kinh tế tư nhân, các công ty phát triển số lượng rất lớn, tuy nhiện chất lượng hoạt động và tuân thủ rất thấp do còn chưa nhận thức được việc tuân thủ pháp luật thuế ngoài việc giảm chi phí tuân thủ, còn tạo tiền đề cho việc xây dựng và phát triển thương hiệu, uy tín trong nhận thức của cơ quan quản lý nhà nước và trong công chúng. Tuy nhiên, đại bộ phận người nộp thuế đặc biệt là các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, các cán bộ quản lý, cũng như cán bộ chuyên môn còn nhận thức việc thực hiện việc tuân thủ chính sách thuế còn bị động và đối phó. Mặc dù, đã nắm bắt khá sát các yêu cầu về chuyên môn, nghiệp vụ trong việc tuyên truyền, hỗ trợ người nộp thuế, nhưng việc tuyên truyền chính sách pháp luật thuế đã được sử dụng với nhiều phương thư như qua các phương tiện thông tin đại chúng, tuy nhiên chưa làm thể thay đổi nhận thức của người nộp thuế ngay lập tức nhưng đây là một trong những yếu tố tác động lâu dài để tăng cường hiệu lực quản lý thuế tại Cục thuế tỉnh Bắc Ninh.
Một yếu tố nữa có mối quan hệ khá mật thiết đến những yếu tố trên và tác động sâu rộng đến hiệu lực quản lý thuế tại Cục thuế tỉnh Bắc Ninh: Đó là yếu tố công nghệ thông tin, được lựa chọn là 1 trong 2 Cục thuế trong toàn quốc là đơn vị thí điểm triển khai phần mềm quản lý thuế TNCN và nay được phát triển thành phần mềm quản lý thuế tập trung (TMS), phương thức quản lý thuế tại Cục thuế đã
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 68 thay đổi về cả chất và lượng, việc thực hiện theo dõi người nộp thuế trở lên dễ dàng và tổng quát hơn với phần mềm TMS và các phần mềm hỗ trợ các, các thông tin của NNT được phân tích và tổng hợp, công chức thuế chỉ việc lựa chọn có sẵn theo mục tiêu quản lý, đồng thời chương trình còn cảnh bảo cho công chức quản lý các rủi ro của người nộp thuế. Cùng với việc thực hiện cải cách hành chính thuế việc áp dụng, nâng cấp và hoàn thiện hệ thống thông tin tạo tiền đề cho việc nâng cao hiệu lực quản lý thuế ngày càng minh bạch, hiện đại và toàn diện.