- Về kiểm tra hồ sơ hoàn thuế GTGT:
5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.
5.1. Kết luận.
Cùng với sự đẩy mạnh công cuộc cải cách, đổi mới cơ chế quản lý của nhà nước, hệ thống thuế ngày càng được xây dựng hoàn thiện theo đường lối chiến lược phát triển kinh tế, qua nghiên cứu lý luận về chính sách thuế và thực tiến công tác quản lý thu thuế trên địa bàn tỉnh Tỉnh Bắc Ninh, chúng tôi rút ra một số kết luận sau đây:
Thứ nhất, thuế là một bộ phận quan trọng của tài chính quốc gia, là công cụ điều tiết vĩ mô nền kinh tế, là nguồn thu chủ yếu của ngân sách nhà nước có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển kinh tế-xã hội. Tuy nhiên, vai trò đó chỉ được thực hiện và phát huy một cách đầy đủ khi có được bộ máy quản lý thuế hợp lý, có tính hiệu lực cao, phù hợp với bối cảnh kinh tế của đất nước.
Công tác quản lý thuế là một công tác kinh tế - chính trị - xã hội tổng hợp có tác động rất lớn đến sự phát triển kinh tế - xã hội nói chung và đến sự tăng trưởng kinh tế của các doanh nghiệp nói riêng, đặc biệt trong điều kiện nền kinh tế nước ta đang chuyển qua nền kinh tế thị trường.
Thứ hai, đối với tỉnh Tỉnh Bắc Ninh, trong những năm qua dưới sự lãnh đạo của Thường vụ Tỉnh ủy, HĐND và UBND, công tác thuế đã góp phần thúc đẩy nền kinh tế tỉnh nhà đạt mức tăng trưởng tương đối cao, bước đầu có được tích lũy ngân sách để đầu tư tái phát triển sản xuất mở rộng, từng bước thúc đẩy tạo sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo xu hướng phát triển chung.
Thứ ba, trong thời gian qua, cùng với quá trình cải cách hệ thống thuế cả nước, công tác quản lý thuế của Cục Thuế tỉnh Bắc Ninh đã có nhiều cố gắng đổi mới, tổ chức lao động, tổ chức nhân sự, quy trình nghiệp vụ đạt được những thành tích đáng kể. Số thu năm sau cao hơn năm trước, góp phần hoàn thành và hoàn thành vượt mức chỉ tiêu thu ngân sách của địa phương và cả nước, từng bước đảm bảo cân đối thu chi ngân sách, dành một phần thích đáng cho việc tái đầu tư mở rộng sản xuất, nuôi dưỡng nguồn thu, phát triển vững chắc nền kinh tế địa phương.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 91 Thứ tư, qua phân tích thực trạng công tác quản lý thu thuế ở địa phương, luận văn cũng đã chỉ ra những tồn tại và đề xuất các giải pháp để nâng cao hiệu lựccông tác quản lý thu thuế, bao gồm các giải pháp mang tầm vĩ mô (cấp Nhà nước) và các giải pháp mang tầm vi mô (địa phương). Đó là các giải pháp đồng bộ về chính sách thuế, về quản lý thuế, hành chính thuế nhằm hoàn thiện công tác quản lý thuế, tạo điều kiện mở rộng sản xuất để tăng thu nhập cho nền kinh tế, từ đó quản lý tốt nguồn thu. Trong đó, giải pháp hiện đại hoá, tin học hoá quản lý thu thuế, nâng cao chất lượng nguồn lực và giải pháp cải cách hệ thống hạch toán, thanh toán không dùng tiền mặt là giải pháp tình thế cấp bách. Đồng thời luận văn cũng đã đề cập đến các biện pháp chỉ đạo nhằm thực hiện thành công các giải pháp đã đề ra như: chỉ đạo của HĐND và UBND tỉnh, chỉ đạo của Tổng cục Thuế, sự phối kết hợp của các Ban, ngành chức năng, v.v... Bên cạnh đó, công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật về thuế, công tác dịch vụ phục vụ đối tượng nộp thuế cũng cần hết sức quan tâm, chú trọng.
5.2. Kiến nghị
5.2.1. Kiến nghị với Chính phủ
Thứ nhất, thực hiện cải cách thủ tục hành chính thuế theo hướng tinh giản, giảm bớt các hồ sơ giấy tờ trong việc đăng ký thuế, khai thuế, nộp thuế.
Thứ hai, cần có quy định thống nhất và chặt chẽ hoạt động mua bán hàng hóa buộc phải sử dụng hóa đơn, chứng từ. Từ khi chúng ta chuyển nền kinh tế từ cơ chế tập trung quan liêu bao cấp sang cơ chế thị trường có sự quản lý Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, thói quen mua bán hàng hóa phải xuất và lấy hóa đơn hầu như không được người bán và người mua quan tâm. Khi người tiêu dùng mua hàng hóa, họ chỉ quan tâm đến giá cả và chủng loại hàng hóa mà họ cần mua, chứ chưa quan tâm đến việc phải có chứng cứ pháp lý để khiếu kiện khi hàng hóa kém chất lượng hoặc không đúng quy cách đã thỏa thuận. Trong khi đó hóa đơn mua hàng, ở một số nước phát triển trên thế giới cũng như ở Việt Nam là bằng chứng pháp lý rất quan trọng để bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng. Người tiêu dùng chỉ thấy sự phiền hà khi phải đòi hóa đơn từ người bán mà chưa thấy được nếu có tờ
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 92 hóa đơn trong tay thì vấn đề chứng minh hàng hóa đó được mua ở đâu, trách nhiệm của người bán khi hàng hóa kém chất lượng, hư hỏng...
Thứ ba, Nhà nước cần quy định và quản lý các hoạt động mua bán hàng hóa phải thanh toán qua ngân hàng. Hiện nay, việc thanh toán bằng tiền mặt được người dân sử dụng rất phổ biến. Thậm chí ngay cả các doanh nghiệp khi tiến hành thanh toán với nhau họ cũng sử dụng hình thức thanh toán bằng tiền mặt. Thói quen này đã dẫn đến hoạt động quản lý Nhà nước về tiền tệ rất khó khăn. Cụ thể, ngân hàng Nhà nước thì khó kiểm soát được khối lượng tiền trong lưu thông, do vậy, việc đề ra các biện pháp để ổn định giá trị đồng tiền chưa được kịp thời. Hơn nữa, khi nền kinh tế chủ yếu sử dụng bằng tiền mặt sẽ dẫn đến chi phí in tiền cao, đồng thời Nhà nước rất khó kiểm soát các quan hệ mua bán hàng hóa diễn ra trên thị trường. Chính sự bất cập này đã dẫn đến các đối tượng nộp thuế càng có điều kiện để trốn thuế nhất là hoạt động bán hàng hóa cho người tiêu dùng vì đây là khâu cuối cùng trong quá trình kinh doanh của các doanh nghiệp. Khi các quan hệ mua bán hàng hóa buộc phải thanh toán qua ngân hàng, Nhà nước sẽ dễ kiểm soát được thu nhập của các tổ chức, cá nhân cũng như tạo điều kiện cho cơ quan thuế quản lý tốt đối tượng nộp thuế.
5.2.2. Kiến nghị với Tổng cục Thuế - Bộ Tài Chính.
Sửa đổi, hoàn thiện một số chính sách thuế: Giá trị gia tăng, thu nhập doanh nghiệp, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế thu nhập cá nhân…
Sớm ban hành các quy định, các hướng dẫn cụ thể Luật quản lý thuế nhằm qui định rõ trách nhiệm của CQT, đối tượng nộp thuế và các tổ chức kinh tế xã hội khác. Nghiên cứu ban hành, hoàn thiện chính sách quản lý tiền tệ, trong đó qui định chế độ thanh toán qua Kho bạc nhà nước, qua Ngân hàng và các tổ chức Tín dụng tạo môi trường thuận lợi cho công tác quản lý các nguồn thu nhập trong các tầng lớp dân cư, tăng hiệu lực cho công tác quản lý thu thuế, hạn chế các tác động tiêu cực trong đời sống xã hội do việc thanh toán dùng tiền mặt. Đổi mới phương pháp lập kế hoạch.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 93
5.2.3. Kiến nghị với UBND tỉnh Bắc Ninh.
Xây dựng chính sách khuyến khích phát triển sản xuất kinh doanh, tạo môi trường kinh doanh ổn định, có chính sách thu hút đầu tư từ nhiều nguồn để nâng cao năng lực sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, tăng thu nhập cho các tầng lớp dân cư, qua đó tạo nguồn thu bền vững và ổn định cho ngân sách địa phương.
Chỉ đạo các Ban ngành phối kết hợp CQT trong công tác quản lý thu thuế nhằm tạo sức mạnh tổng hợp trong công tác thu ngân sách, xây dựng quy chế phối hợp giữa CQT và các các cơ quan khác: Tài chính, Kho bạc, Hải quan, Sở Kế hoạch - đầu tư.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 94
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO