Đầu tư chiều sâu, đổi mới công tác quản lý, củng cố tổ chức bộ máy làm công tác an toàn và bảo vệ môi trường. Nhiều người vẫn quan niệm vấn đề ô nhiễm môi trường công nghiệp chủ yếu được giải quyết bằng con đường công nghệ, điều này
đúng nhưng chưa đủ vì thực tế cho thấy có thể giảm 10 - 30% lượng chất thải qua việc cải thiện công tác quản lý. Do đó đổi mới công tác quản lý môi trường cũng là một vấn đề cần được Công ty quan tâm đúng mức.
- Thành lập phòng quản lý môi trường với chức năng, nhiệm vụ trực tiếp là triển khai các hoạt động bảo vệ môi trường như tuyên truyền, nâng cao ý thức người lao động trong bảo vệ môi trường
- Cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động, nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường cho cán bộ, công nhân viên. Huấn luyện định kỳ 6 tháng 1 lần cho người lao động về công tác an toàn – vệ sinh lao động – phòng cháy chữa cháy. Đặc biệt đối với người lao động làm công tác thu gom, vệ sinh cần được quan tâm, đào tạo các kiến thức môi trường, có chế độ trợ cấp nặng nhọc, độc hại đảm bảo quyền lợi cho người lao động.
- Thường xuyên nhắc nhở người lao động duy trì chếđộ tự kiểm tra trước, trong và sau giờ làm việc góp phần giảm thiểu tai nạn lao động và ô nhiễm môi trường.
- Đo, kiểm tra môi trường lao động với tần suất 4 lần/năm.
- Định kỳ hàng năm thực hiện nghiêm túc việc kiểm tra, báo cáo yếu tố môi trường lao động, việc thực hiện các quy định về an toàn, vệ sinh lao động, phòng chống cháy nổ. Các yếu tố môi trường vượt quá tiêu chuẩn cho phép phải có biện pháp xử lý, phải có phương tiện kỹ thuật phòng ngừa, có phương án xử lý sự cố bất thường.
- Tiến hành nạo vét hệ thống kênh mương dẫn nước nội bộ từ các khu sản xuất
đến bể thu gom, bể sinh học, bể lắng định kỳ 03 tuần/lần.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 69
- Xây dựng nề nếp quản lý sử dụng năng lượng, nguyên liệu, nước trong Công ty. Nâng cao ý thức tiết kiệm cho công nhân, người trực tiếp sản xuất thông qua các buổi tập huấn.
- Xây dựng kho chứa phế liệu, phế thải đảm bảo tiêu chuẩn. Có thể xây dựng kho chứa phế liệu trên nền khu tập kết phế liệu hiện tại của công ty. Đối với kho chứa phế liệu, phải đảm bảo thoáng, cách xa khu sản xuất, dễ vệ sinh.
- Cải tạo, mở rộng kho chứa chất thải nguy hại. Hiện nay diện tích kho nhỏ chỉ
30 m2 không đủ chỗ chứa do đó cần mở rộng diện tích lên 50 m2. Kho chứa chất thải nguy hại yêu cầu phải thông gió tốt, sàn không thấm nước, bằng phẳng nhưng không trơn trượt. Mặt khác phải có cán bộ phụ trách kho, sắp xếp bố trí các loại chất thải trong kho, đảm bảo an toàn cho công ty.
3.4.2. Giải pháp kỹ thuật
- Đổi mới công nghệ, bổ sung thay thế dần các thiết bị công nghệ lạc hậu, nghiên cứu thay thế các nguyên liệu ít độc hại, ít phế thải, tăng cường khâu quản lý qui trình công nghệ, hạn chế thấp nhất các sự cố rò rỉ hóa chất (kết hợp tăng cường khâu xử lý chất thải).
Để giảm thiểu ô nhiễm từ khu vực lò hơi do việc đốt than, Công ty có thể
thay đổi nguồn nhiên liệu phục vụ lò hơi. Hiện nay, Công ty đang sử dụng loại than cám 3B mua từ mỏ than Đồng Giao- Quang Sơn, Tam Điệp, Ninh Bình. Đây là loại than có giá thành rẻ nhưng hiệu quả sử dụng không cao nên lượng bụi phát sinh lớn gây ô nhiễm môi trường.
Loại than 1A 3B
Độ tro khô Ak : Trung bình 10% 14%
Chất bốc khô Vk 6% 6.5%
Trị số toả nhiệt toàn phần khô Qkgr 7200 cal/g 7050 cal/g
Giá bán (VNĐ/tấn) 4 200 000 3 000 000
Qua bảng so sánh trên ta có thể thấy rằng hiệu quả sử dụng của than 1A cao hơn nhiều so với than 3B. Nguyên nhân là do Công ty chưa có biện pháp thay thế
nguyên liệu do việc đốt than xả ra khí thải, bụi, chất thải rắn nằm trong giới hạn cho phép. Hơn nữa, hiệu quả sử dụng than lại càng thấp do Công ty chưa có kho
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 70
chứa than, làm than có độ ẩm cao dẫn đến khả năng tỏa nhiệt không cao, lượng than phát tán ra môi trường lớn và Công ty cũng không có một hệ thống thu bụi than trong quá trình sinh nhiệt của lò hơi.
- Xây dựng hệ thống hoàn lưu nước trong quá trình sơ chế nguyên liệu
Sản xuất thực phẩm nói chung và chế biến rau quả nói riêng là ngành đòi hỏi một lượng nước lớn, nhất là trong khâu rửa nguyên liệu. Nhưng cho tới hiện nay, Công ty vẫn chưa xây dựng hệ thống tuần hoàn nước. Vì vậy hiệu quả sử dụng nước của Công ty là không cao. Không những thế, lượng nước thải công ty thải ra môi trường hàng năm là rất lớn, gây lãng phí.
Nguồn nước sử dụng trong quá trình rửa nguyên liệu Công ty sử dụng nguồn nước sạch nên nước thải trong giai đoạn rửa nguyên liệu chủ yếu là chứa chất rắn lơ
lửng. Nếu xử lý chất rắn lơ lửng trong nước rửa nguyên liệu thì có thể tái sử dụng lượng nước này để tuần hoàn lượng nước, tiết kiệm chi phí sản xuất và giảm lượng nước thải ra môi trường.
Phương pháp cũng khá đơn giản, có thể sử dụng mô hình theo sơđồ
Song chắn rác Bể keo tụ Sân phơi bùn Bể lắng Nước thải Nước sạch
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 71
3.4.3. Giải pháp kinh phí
Để thực hiện được giải pháp kỹ thuật thì cần có kinh phí để thực hiện do đó công ty cần:
+ Đầu tư kinh phí hợp lý cho công tác bảo vệ môi trường và đầu tư hệ thống xử lý nước thải.
+ Hợp tác với các đơn vị bên ngoài để có thể có được nguồn kinh phí viện trợ, trợ giúp.
- Đầu tư, xây dựng hệ thống xử lý nước thải.
Do Công ty đã xây dựng từ lâu, hệ thống xử lý nước thải còn lạc hậu nên hiệu quả xử lý nước thải không cao. Mặt khác, do nguồn nguyên liệu đầu vào thay đổi theo mùa vụ, không ổn định gây khó khăn cho việc sử dụng vi sinh vật để xử lý. Do
đó, Công ty cần đầu tư kinh phí xây dựng hệ thống xử lý nước thải.
Tuy nhiên, việc đầu tư hệ thống xử lý nước thải cũng gặp một số khó khăn như: - Diện tích: Do Công ty xây dựng từ lâu khi vấn đề môi trường chưa được quan tâm, nên để xây dựng hệ thống xử lý nước thải cần có diện tích.
- Kinh phí: Để xây dựng hệ thống xử lý nước thải thì Công ty cần đầu tư từ 3 -5 tỷđồng xây dựng, ngoài ra còn chi phí nhân công vận hành và bảo dưỡng hệ thông
- Đặc tính của nước thải: Đặc thù là loại hình kinh doanh trên lĩnh vực sản xuất, chế biến rau quả chính vì vậy mọi hoạt động sản xuất hoàn toàn phụ thuộc vào mùa vụ thu hoạch của từng loại sản phẩm, các hợp đồng thu mua sản phẩm chính vì vậy thời gian hoạt động trong năm và hàng ngày lượng nước thải ra của Công ty là không ổn định; đồng thời cũng do công nghệ chế biến và đặc tính của từng loại sản phẩm rau quả nên nguồn nước thải cũng luôn có sự biến động cả về lưu lượng nguồn nước thải cũng như nồng độ các chất ô nhiễm có trong nguồn nước thải.
Do đó, Công ty cần dành kinh phí từ 3 – 5 tỷ đồng để đầu tư xây dựng hệ
thống xử lý nước thải, đảm bảo nước thải sau xử lý đạt tiêu chuẩn.
3.4.4 Các giải pháp sản xuất sạch hơn
Sản xuất sạch hơn giúp công ty tăng lợi nhuận do giảm chi phí sản xuất, giảm chi phí xử lý chất thải do giảm việc sử dụng nguyên vật liệu, năng lượng trong
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 72
quy trình sản xuất từ đó cải thiện môi trường làm việc từ đó tạo ra các cơ hội thị
trường mới và tốt hơn.
Qua quá trình nghiên cứu, tìm hiểu tại công ty, tôi xin đề xuất một số giải pháp sản xuất sạch hơn cho công ty:
Nhắc nhở việc khóa van nước sau khi sử dụng nhằm tiết kiệm sử dụng nước sạch. Bảo trì thiết bị lạnh thường xuyên nhằm tìm ra vị trí rò rỉ nhiệt và ngăn chặn các vị trí có thể gây rò rỉ hay làm thất thoát nhiệt.
Các biện pháp tiết kiệm điện: tắt các thiết bịđiện khi không sử dụng,
Kiểm soát và nhắc nhở công nhân làm việc hạn chế rơi rớt nguyên liệu hay phế phẩm xuống sàn.
Thu gom toàn bộ CTR còn sót lại trên bàn trước khi làm vệ sinh, có thể sử
dụng các thùng nhựa để thu gom CTR để không cho nước thải chảy ra ngoài làm mất vệ sinh.
Thu gom và quét sạch các nguyên vật liệu rơi vãi trước khi vệ sinh nhà xưởng để tiết kiệm lượng nước sử dụng và giảm tải lượng nước thải.
Vệ sinh thường xuyên lưới chắn rác hạn chế các CTR trôi theo vào dòng nước thải.
Thường xuyên bảo dưỡng van và đường ống nước, trành tình trạng rò rỉ nước
ở van và đường ống gây lãng phí nước.
Sử dụng vòi phun áp lực cao thay thế vòi thông thường làm bằng nhựa mềm khi vệ sinh nhà xưởng, khu chế biến tăng hiệu quả cao khi làm vệ sinh. Ước tính tiếp kiệm 2m3/ngày, tức là mỗi năm tiết kiệm được 620m3 nước.
Các phân xưởng, bộ phận trong công ty vẫn chưa lắp các đồng hồ riêng biệt
để kiểm soát lượng điện và nước tiêu thụ. Do đó công ty nên lắp đồng hồ theo dõi lượng điện và nước sử dụng tại các khâu sử dụng sẽ kiểm soát tình hình sử dụng nguồn nước, tránh tình trạng lãng phí do sử dụng quá thoải mái của công nhân.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 73
KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
Công ty cổ phần thực phẩm xuất khẩu Đồng Giao có 3 dây chuyền sản xuất chính là dây truyền sản xuất đồ hộp, nước quả cô đặc và nước quả tự nhiên, hàng năm tạo ra khoảng 20.000 tấn sản phẩm/năm, tạo ra công ăn việc làm cho hơn 2.000 lao động, đóng góp 20% GDP của thị xã Tam Điệp.
Hoạt động sản xuất của công ty không ảnh hưởng đến chất lượng không khí khu vực sản xuất và khu vực xung quanh công ty. Lượng nước thải của công ty khoảng 400 - 500m3/ngày mang đặc trưng của ngành chế biến rau quả là hàm lượng hữu cơ
cao, dễ phân hủy. Nước thải của công ty tuy đã xử lý nhưng không triệt để mang đặc trưng của nước thải thực phẩm là chỉ tiêu BOD5, COD, TSS cao hơn quy định, cụ thể
TSS cao hơn từ 2,57 - 2,7 lần, COD cao hơn 2,2 - 2,6 lần, BOD5 cao hơn 4,2 - 4,36 lần. Do đó, ảnh hưởng đến nguồn nước tiếp nhận là suối Chăn nuôi làm thay đổi về
nồng độ các chất, cụ thể là TSS vượt 1,32 lần, BOD5 vượt 3,12 lần, COD vượt 3,24 lần, NH4+ vượt 10 lần, PO43-vượt 6 lần theo QCVN 08:2008/BTNMT. Chất thải rắn khoảng 500 - 600kg/ngày có thành phần chính là vỏ quả, thịt quả, bã dứa, hoa, cuộng; xỉ than trong quá trình đốt than vận hành lò hơi.
Công tác quản lý môi trường được công ty thực hiện khá tốt như tuân thủ các quy định của cơ quan quản lý về môi trường; phân loại chất thải từđó có biện pháp xử lý phù hợp; phân luồng nước thải và xây dựng hệ thống xử lý. Tuy nhiên công ty hạn chế trong quá trình lưu trữ chất thải như chưa có kho chứa phế thải và diện tích kho chất thải nguy hại nhỏ, hệ thống xử lý nước thải không triệt để.
Tuy nhiên, để hoàn thiện công tác bảo vệ môi trường, đề tài đã đề xuất một số biện pháp như: thành lâp phòng quản lý môi trường, thay đổi nguồn than sử dụng cho lò hơi; xây dựng hệ thống hoàn lưu nước trong quá trình sơ chế nguyên liệu; tập huấn nâng cao ý thức tiết kiệm người lao động trong sử dụng điện, nước; đề xuất một số giải pháp biện pháp sản xuất sạch hơn; cải tạo hệ thống xử lý nước thải.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 74
2 Kiến nghị
- Cơ quan có chức năng quản lý nhà nước cần ban hành các cơ chế, chính sách môi trường nhằm khuyến khích công ty áp dụng SXSH, xây dựng các công trình bảo vệ môi trường.
- Tăng thêm kinh phí cho hoạt động bảo vệ môi trường và xử lý nước thải - Cần có các nghiên cứu sâu hơn về công tác quản lý môi trường trong các nhà máy chế biến thực phẩm, đặc biệt là nhà máy chế biến rau quả.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 75
TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu tiếng Việt
1. Tăng Thị Chính 2007, “ Xây dựng công nghệ khả thi xử lý phế thải, nước thải của các nhà máy chế biến dứa” , Tạp chí khoa học và công nghệ, tập 45, số
2, tr55
2. Công ty thực phẩm xuất khẩu Đồng Giao, 2001, Báo cáo đánh giá tác động môi trường
3. Công ty cổ phần thực phẩm xuất khẩu Đồng Giao, 2013, Báo cáo hoạt động sản xuất kinh doanh
4. Nguyễn Thu Hoài 2013, Báo cáo tổng quan các nghiên cứu về ngành rau quả của Việt Nam, Viện kinh tế nông nghiệp.
5. Lê Mỹ Hồng 2005, Giáo trình “Công nghệ chế biến thực phẩm đóng hộp”, NXB
Đại học Cần Thơ.
6. Lê Gia Huy, Giáo trình “Công nghệ vi sinh vật xử lý chất thải”, NXB Giáo dục, 2010.
7. Phạm Thu Huong 2009, nhà máy chế biến tinh bột sắn Yên Thành áp dụng sản xuất sạch hơn, http://www.congnghiepmoitruong.vn
8. Nguyễn Ngọc Thùy Linh, 2009, Nghiên cứu mô hình phục vụ tính toán hệ thống xử lý nước thải công ty TNHH nước giải khát Delta – Long An, công suất 400m3/ngày đêm,Đồ án tốt nghiệp, Đại học khoa học Huế.
9. Trương Đức Lực, 2010, Phát triển công nghiệp chế biến rau quả ở Việt Nam trong quá trình hội nhập, Luận án tiến sĩ kinh tế, Trường đại học kinh tế
quốc dân, 167 trang.
10. Nguyễn Thanh Lương, 2010, Giải pháp xử lý phế phẩm sau chế biến tại Công ty chế biến rau quả Bắc Giang,
http://www.khoahoc.com.vn/bandoc/ban-doc/18707_giai-phap-xu-ly-phe- pham-sau-che-bien-tai-cong-ty-che-bien-rau-qua-bac-giang.aspx?pageid=2
11. Huỳnh Phú, 2012, Sử dụng nước thải chế biến dứa sau xử lý để tưới, Tạp chí khoa học kỹ thuật thủy lợi và môi trường, số 37, tr40-44
12. Trần Nam, 2010, Nghiên cứu sản xuất rượu vang bằng bã dứa phế thải, Đề tài nghiên cứu khoa học,Trường đại học Bách Khoa TP Hồ Chí Minh
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 76
13. Nguyễn Thiện Nhân và cộng sự, 1998, Sổ tay hướng dẫn xử lý ô nhiễm môi trường trong sản xuất tiểu thủ công nghiệp, Tập 2 Xử lý khí thải lò hơi, Sở
khoa học công nghệ môi trường thành phố Hồ Chí Minh.
14. Nguyễn Thiện Nhân và cộng sự, 1998, Sổ tay hướng dẫn xử lý ô nhiễm môi trường trong sản xuất tiểu thủ công nghiệp, Tập 7 Xử lý ô nhiễm ngành chế
biến thực phẩm, Sở khoa học công nghệ môi trường thành phố Hồ Chí