Chất thải của ngành chế biến thực phẩm chủ yếu là vỏ, phần thịt quả dư có thành phần hữu cơ cao do đó bã thải có thể tái chế, tái sử dụng cho các ngành công nghiệp khác. Trong thời gian qua đã có nhiều nghiên cứu về xử lý chất thải ngành chế biến thực phẩm như sản xuất phân bón hữu cơ, làm thức ăn chăn nuôi, vừa giảm chi phí xử lý, vừa giảm lượng chất thải thải ra môi trường.
Phân viện Cơ điện nông nghiệp và Công nghệ sau thu hoạch (TPHCM) đã nghiên cứu thành công quy trình chế biến rượu vang từ nguồn dứa phế thải ở các nhà máy chế biến rau quả. Bã dứa (vỏ, mắt, miếng vụn) đã ép lần thứ nhất vẫn còn 80% nước có thể tận dụng để ép làm dịch dứa. Loại nước ép này vẫn có hương vị
tốt, màu sắc đẹp, rất thích hợp để chế biến rượu vang. Ngoài tận dụng nguồn dịch dứa để làm rượu, bã khô được sấy hoặc phơi nắng làm thức ăn gia súc hoặc chế biến làm phân bón, rất tốt cho môi trường. Hiện nay, một nhà máy chế biến rau quả (làm nước cô đặc) vào mùa dứa ước tính mỗi ngày cũng thải ra khoảng 50 tấn bã. Nếu số
bã này đổđi, phải mất chi phí khoảng 200 triệu đồng/năm. Tận dụng được nguồn bã phế thải này để sản xuất rượu vang vừa có lợi cho môi trường vừa mang lại hiệu quả kinh tế cao (Trần Nam, 2010)
Công ty Dịch vụ kỹ thuật nông nghiệp An Giang (ANTESCO) với hai nhà máy chế biến rau quả đông lạnh xuất khẩu đóng tại Bình Khánh (TP.Long Xuyên) và Mỹ Luông (huyện Chợ Mới) mỗi năm thải hơn 10.000 tấn phụ phẩm vỏ trái cây, bã thải sản xuất. Hàng năm, công ty phải tiêu tốn 2 tỉ đồng thuê xe chở rác đổ bỏ.
Để giảm chi phí vận chuyển, chôn lấp đồng thời tăng doanh thu cho công ty, năm 2007 công ty đã sử dụng nguồn phụ phẩm này để sản xuất thức ăn chăn nuôi gia súc viên sấy khô để xuất khẩu (Nguyễn Hồng Nhung, 2008)
Công ty xuất khẩu rau quả Bắc Giang mỗi ngày công ty sản xuất từ 15 - 20 tấn vải tươi và 10 - 15 tấn gấc quả, do vậy mỗi ngày phế thải ra ngoài gồm vỏ, hạt chiếm từ 40 - 60% đều là chất thải hữu cơ từ thực vật. Rác thải hữu cơ (vỏ vải, vỏ
quả gấc...) sau chế biến được thu gom, ủ kín chế biến thành phân hữu cơ, số phân hữu cơ này được trộn thêm phân hóa học (đạm, lân, kali...) đóng thành bao và bán cho nông dân như sơđồ:
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 24
Hình 1.4 Quy trình xử lý phế thải của Công ty chế biến rau, quả Bắc Giang (Nguồn: Nguyễn Thanh Lương, 2010)