Hệ thống ISO 14001:

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng môi trường công ty cổ phần thực phẩm xuất khẩu Đồng Giao, thị xã Tam Điệp, tỉnh Ninh Bình (Trang 37)

Đây là một phần của hệ thống quản lý chung bao gồm cơ cấu tổ chức, hoạt

động lập kế hoạch, trách nhiệm, quy tắc, thủ tục, quá trình và nguồn lực đẻ xây dựng và thực hiện, xem xét và duy trì chính sách môi trường.

Nguyên tắc ISO 14001 nhằm ngăn ngừa ô nhiễm, biết được các khía cạnh môi trường của hoạt động sản xuất, các tác động môi trường, các yêu cầu luật pháp và những yêu cầu khác. Đặc biệc là đánh giá hiện trạng môi trường theo tiêu chuẩn

Tại Việt Nam hiện nay, chứng chỉ ISO 14001 cũng đã được cấp cho khá nhiều tổ chức với các loại hình sản xuất kinh doanh và dịch vụ khá đa dạng, trong

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 28 đó các ngành nghề như chế biến thực phẩm (mía đường, thủy sản, rượu bia giải khát…), điện tử, hóa chất (dầu khí, sơn, bảo vệ thực vật), vật liệu xây dựng, du lịch, khách sạn đang chiếm tỷ lệ lớn.

Sau 10 năm kể từ khi có mặt lần đầu tại Việt Nam, doanh nghiệp gặp một số

khó khăn và thuận lợi trong việc áp dụng hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001. Một số thuận lợi được tóm tắt như sau:

Thứ nhất, luật pháp về môi trường chặt chẽ hơn. Tiêu chuẩn ISO 14001 đề ra các nguyên tắc trong công tác quản lý, và một trong những nguyên tắc quan trọng là doanh nghiệp phải “phù hợp với các yêu cầu pháp quy sở tại”. Tuy còn dừng ở mức

độ này hay mức độ khác nhưng các văn bản quy phạm pháp luật đó đã có tác dụng to lớn trong công tác bảo vệ môi trường, góp phần đáng kể trong việc cải thiện môi trường và nâng cao ý thức bảo vệ môi trường, trong quản lý nhà nước về môi trường.

Thứ hai do sức ép từ các công ty đa quốc gia. Hiện có những tập đoàn đa quốc gia yêu cầu các nhà cung cấp của mình phải đảm bảo vấn đề môi trường trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, và chứng chỉ ISO 14001 như sự bảo đảm cho các yếu tố đó. Ví dụ như Honda Việt Nam là một trong các công ty của Nhật Bản đã áp dụng hệ thống QLMT theo tiêu chuẩn ISO 14001, tiếp sau đó là một loạt các nhà cung cấp phụ kiện như Goshi Thăng Long, Nissin Brake... cũng áp dụng ISO 14001.

Thứ ba là sự quan tâm của nhà nước, cơ quan quản lý và cộng đồng đối với việc áp dụng ISO 14001 ngày càng gia tăng. Trong Chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia năm 2010 và định hướng năm 2020 cũng chỉ rõ định hướng tới năm 2020 “80% các cơ sở sản xuất kinh doanh được cấp giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn môi trường hoặc chứng chỉ ISO 14001”. Điều này đã thể hiện sự quan tâm của Chính phủ trong công tác bảo vệ môi trường nói chung và ISO 14001 nói riêng.

Thời gian vừa qua, một loạt hoạt động gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng của các tổ chức, doanh nghiệp đã bị người dân, báo chí và các cơ quan chức năng phát hiện, thậm chí có doanh nghiệp đã phải tạm thời đóng cửa. Điều này đã thể hiện một mức độ quan tâm đặc biệt lớn từ phía cộng đồng về vấn đề bảo vệ môi trường.

Tuy nhiên việc thực hiện ISO 14001 còn gặp một số khó khăn như thiếu chính sách hỗ trợ từ nhà nước, yếu kém trong việc hoạch định đường hướng phát

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 29

triển và tầm nhìn dài hạn từ đó ảnh hưởng tới khả năng và động lực phát triển của doanh nghiệp, việc thiết lập chính sách bảo vệ môi trường còn mang tính hình thức, thậm chí nhiều cán bộ trong tổ chức cũng chưa biết, chưa hiểu chính sách môi trường của tổ chức mình, hiệu quả công tác đánh giá nội bộ chưa cao do còn mang tính hình thức, thiếu sự quan tâm của lãnh đạo.

Tóm lại, sau 10 năm kể từ khi tiêu chuẩn ISO 14001 về Hệ thống quản lý môi trường được triển khai tại Việt Nam, mặc dù việc áp dụng chưa thực sự tương ứng với các vấn đề môi trường diễn biến ngày càng phức tạp, tuy nhiên chúng ta đã có thể nhận thấy sự quan tâm tới bảo vệ môi trường đang có những dấu hiệu tích cực. Tiêu chuẩn ISO 14001 cũng đã thể hiện được những ưu điểm của mình trong việc thiết lập và đưa ra những nguyên tắc trong quản lý môi trường của một tổ chức. Tuy nhiên, để đưa tiêu chuẩn này được phổ biến và phát huy hiệu quả, rất cần có sự

quan tâm hơn nữa của các doanh nghiệp, cơ quan quản lý và cả cộng đồng

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng môi trường công ty cổ phần thực phẩm xuất khẩu Đồng Giao, thị xã Tam Điệp, tỉnh Ninh Bình (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)