3.2.2.1 Nguồn phát sinh nước thải của nhà máy
Trong công ty có 2 nguồn phát sinh nước thải chính đó là: nước thải từ sản xuất và nước thải sinh hoạt, trong đó nước thải sản xuất chiếm tỷ lệ lớn.
• Nước thải sản xuất
Nước thải sản xuất sinh ra từ quá trình rửa nguyên liệu, chế biến nguyên liệu. Ngoài ra còn bao gồm nước vệ sinh thiết bị nhà xưởng với lưu lương dòng thải này khoảng 400 – 500 m3/ngày mang đặc trưng ngành chế biến thực phẩm là hàm lượng hữu cơ cao, dễ phân hủy
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 50
Ngoài ra còn nước thải từ quá trình làm lạnh thiết bị cô, làm lạnh dịch quả
sau thanh trùng với lưu lượng 60m3/ngày.
• Nước thải sinh hoạt
Nước thải sinh hoạt phát sinh trong quá trình sinh hoạt của công ty như ăn uống, nấu ăn, rửa, vệ sinh với lưu lượng 40m3/ngày. Đặc tính nước thải sinh hoạt chứa các chất lơ lửng, chất hữu cơ, các chất dinh dưỡng N, P và các vi sinh vật.
Ngoài 2 nguồn nước thải trên thì nước mưa chảy tràn cũng ảnh hưởng đến chất lượng nước của công ty. Nước mưa chảy tràn qua các khu vực hoạt động của nhà máy sẽ cuốn theo các chất bẩn, các chất cặn rơi vãi, gây ô nhiễm nguồn nước tiếp nhận. Với lượng mưa trung bình của khu vực là 1750mm/năm cụ thể ước tính tổng lượng nước mưa tính trên toàn bộ mặt bằng diện tích của công ty là 70.000m3/năm; khi nước mưa chảy tràn qua các khu vực sản xuất sẽ cuốn theo dầu mỡ rơi vãi, các chất cặn bã, đất cát bụi lắng trên mái nhà, sân bãi đường đi; nói chung lưu lượng và nồng độ các chất độc hại do nước mưa là không lớn. Nước mưa có thành phần chủ
yếu là bụi từ mái nhà xưởng sản xuất khi xả vào hệ thống thoát nước chung sẽ
không gây ảnh hưởng đáng kểđến môi trường nước.
Sau đây là sơđồ hệ thống thoát nước và xử lý nước thải trong công ty: .
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 51
Hình 3.6: Sơđồ tổng thể hệ thống thoát nước và xử lý nước thải trong công ty
Nước thải sinh hoạt nhà máy của được xử lý tại bể tự hoại ba ngăn và thu gom cùng nước thải sản xuất đi đến hệ thống xử lý nước thải tập trung. Nước thải sau xử lý sẽ thải ra nguồn tiếp nhận. Ngoài ra, nước mưa chảy tràn chưa được thu gom, chỉ đi qua hệ thống song chắn rác để giữ lại các tạp chất có kích thước lớn và
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 52
Bảng 3.6: Kết quả phân tích nước thải sản xuất của Công ty
TT Chỉ tiêu phân tích Đơn vị Tháng 11/2013 Tháng 5/2014 QCVN 40:2011/BT NMT (B) Kq = 0,9 ; Kf = 1,1 NT1 NT2 NT1 NT2 1 pH - 5,5 5,7 5,6 5,9 5,5-9 2 TSS mg/l 406 255 376 268 99 3 BOD5 mg/l 263 208 270 216 49,5 4 COD mg/l 535 386 512 328 148,5 5 NH4+ mg/l 45 9,6 38 8,16 9,9 6 PO43- mg/l 11,8 7,46 11,2 8,45 - 7 Coliform MPN/100ml 9900 6300 8700 6100 4950 Ghi chú: - NT1: Nước thải trước xử lý - NT2: Nước thải sau xử lý
Qua 2 lần lấy mẫu, phân tích mẫu nước thải sản xuất của Công ty chưa xử lý, ta thấy nước thải mang những đặc trưng chung nhất của loại hình sản xuất chế biến rau quả là:
- Hàm lượng TSS và các chất hữu cơ có trong nước thải cao, thể hiện qua giá trị các thông số BOD5,COD, NH4+cao hơn so với quy định tại quy chuẩn Việt Nam QCVN:40/2011/BTNMT cột B. Kết quả phân tích tháng 10/2013: Các chỉ tiêu TSS cao hơn 4,1 lần, BOD5 cao hơn 5,1 lần, COD cao hơn 3,6 lần. Kết quả phân tích tháng 4/2014: TSS cao hơn 2,57, BOD5 cao hơn 5,45 lần, COD cao hơn 2,6 lần.
Kết quả phân tích mẫu nước thải đã qua xử lý: tuy công ty đã xây dựng hệ thống xử lý nhưng do nguồn nguyên liệu đầu vào thay đổi theo mùa vụ, không ổn định gây khó khăn cho việc sử dụng vi sinh vật để xử lý hữu cơ, chỉ xử lý hóa lý được nên chất lượng nước thải sau xử lý của công ty vẫn cao hơn yêu cầu của QCVN: 40/2011/BTNMT cột B về nước thải công nghiệp. Cụ thể TSS cao hơn từ 2,57 - 2,7 lần, COD cao hơn 2,2 - 2,6 lần, BOD5 cao hơn 4,2 - 4,36 lần.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 53
Nước thải sau xử lý của Công ty được thải ra nguồn tiếp nhận là khu vực suối Chăn nuôi đoạn qua tổ 24, phường Trung Sơn và cũng gây ảnh hưởng đến chất lượng nước suối Chăn nuôi.
Suối Chăn nuôi là con suối tự nhiên bắt nguồn từ vùng núi phía tây thị xã Tam Điệp chảy dài theo hướng tây bắc - đông nam chảy qua địa phận phường Nam Sơn, Trung Sơn rồi chảy vào hồ Yên Thắng. Ngoài tiếp nhận nguồn thải từ Công ty cổ phần thực phẩm xuất khẩu Đồng Giao, suối Chăn nuôi còn phải tiếp nhận rất nhiều nguồn nước thải khác ở nhiều lĩnh vực hoạt động khác nhau trong khu vực như nước mưa, nước thải của các đơn vị quân đội, khu cơ quan, nhà hàng;nước thải sinh hoạt của các khu dân cư, nước thải của các nhà máy, xí nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng, tiểu thủ công nghiệp, nước thải từ ChợĐồng Giao…
Đểđánh giá ảnh hưởng của nước thải công ty đến chất lượng nước tiếp nhận, tiến hành lấy mẫu nước tại 2 vị trí là nước suối Chăn nuôi trước điểm xả của Công ty 50m và nước suối Chăn nuôi dưới điểm xả của công ty 100m với thời gian lấy mẫu vào tháng 11/2013 và tháng 5/2014 đểđánh giá sự khác nhau giữa mùa mưa và mùa khô.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 54
Bảng 3.7: Chất lượng nước suối Chăn nuôi trước và sau điểm xả của Công ty TT Tên chỉ tiêu Đơn vị tính Tháng 11/2013 Tháng 5/2014 QCVN 08:2008/BTNMT (B2) CN- NM1 CN– NM2 CN- NM1 CN– NM2 1 Nhiệt độ 0C 26,2 26,8 28,4 28,8 - 2 pH - 6,2 5,8 6,4 6,1 5,5 – 9 3 EC µS/cm 92 258 85 246 - 4 DO mg/l 3,2 1,65 2,7 1,65 ≥ 2 5 TDS mg/l 83 108 95 103 - 6 TSS mg/l 80 132 52 144 100 7 COD mg/l 42 162 55 201 50 8 BOD5 mg/l 29 95 32 118 25 9 NH4+ mg/l 0,4 3,5 0,5 4 1 10 NO3- mg/l 2,1 4,3 2,2 4,7 15 11 NO2- mg/l <0,05 0,24 <0,05 0,3 0,05 12 SO42- mg/l 3 7,5 2 8 - .13 PO43- mg/l 1,2 4 1 3,8 0,5 14 Cu mg/l 0,2 0,3 0,2 0,4 1 15 Fe mg/l 0,06 1,1 0,08 1,17 2 Ghi chú:
- CN – NM1: Mẫu nước mặt suối Chăn nuôi trước điểm xả của công ty 50m
- CN – NM2: Mẫu nước mặt suối Chăn nuôi dưới điểm xả của công ty 100m Kết quả phân tích mẫu nước suối Chăn nuôi tháng 11/2013 vào thời điểm mùa mưa cho thấy:
Tại điểm lấy mẫu trên điểm xả thải 50 m, đa số các chỉ tiêu chất lượng nước suối Chăn nuôi đều năm trong giới hạn tiêu chuẩn cho phép theo QCVN 08:2008/BTNMT(B2), chỉ có BOD5 vượt tiêu chuẩn 1,2 lần.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 55
Tại điểm tiếp nhận nước thải cách dưới điểm xả 100m, kết quả phân tích cho thấy, các chỉ tiêu vượt quy chuẩn cho phép theo QCVN 08:2008/BTNMT. TSS vượt 1,32 lần, BOD5 vượt 3,12 lần, COD vượt 3,24 lần, NH4+ vượt 10 lần, PO43- vượt 4,6 lần quy chuẩn cho phép.
Kết quả phân tích mẫu nước đợt 2, tháng 5/2014 vào thời điểm mùa hè: Tại điểm lấy mẫu trên điểm xả thải 50m, có một số chỉ tiêu chất lượng nước suối Chăn nuôi cao hơn tiêu chuẩn cho phép theo QCVN 08:2008/BTNMT(B2), cụ
thể là BOD5 vượt 1,28 lần, COD vượt 1,1 lần.
Tại điểm tiếp nhận nước thải cách dưới điểm xả 100m, kết quả phân tích cho thấy, các chỉ tiêu vượt quy chuẩn cho phép theo QCVN 08:2008/BTNMT. TSS vượt 1,44 lần, BOD5 vượt 4,72 lần, COD vượt 4,02 lần, NH4+ vượt 10 lần, PO43-
vượt 6,6 lần quy chuẩn cho phép.
Sự khác nhau giữa 2 thời điểm lấy mẫu và phân tích là do ngoài yếu tố nước thải sản xuất còn tác động của yếu tố thời tiết, khí hậu. Thời điểm lấy mẫu đợt 1 vào mùa đông, lượng mưa lớn nên nước tại suối Chăn nuôi có sự pha loãng nồng độ nên các chỉ tiêu như BOD5, COD, TSS, NH4+ , PO43- đều thấp hơn so với lần 2 khi thời
điểm lấy mẫu vào tháng 5 lượng mưa thấp.
Sau khi tiếp nhận nước thải từ nhà máy thực phẩm xuất khẩu Đồng Giao, chất lượng nước của suối Chăn nuôi có sự thay đổi về nồng độ các chất. Nguyên nhân chính là trong nước thải sản xuất có hàm lượng đường, chất hữu cơ cao nên khi thải ra môi trường các chất này phân hủy làm cho một số chỉ tiêu phân tích vượt tiêu chuẩn cho phép, làm nước có những biến đổi vật lý như có mùi hôi, đặc biệt là vào mùa hè, nước có sự biến đổi màu sắc.
Tuy nhiên do nguồn tiếp nhận các nguồn nước thải trong khu vực là suối tự
nhiên và hệ thống cống thoát nước đã được thiết kế xây dựng kiên cố theo quy hoạch trong đó đã có tính toán đến khả năng tiêu thoát úng trong mùa mưa bão, hơn nữa trên thực tế các nguồn nước thải hàng ngày của các khu dân cư, các cơ sở sản xuất và các hoạt động khác nói chung và của công ty nói riêng là không đáng kể
chính vì vậy khi tiếp nhận nguồn nước thải của khu sản xuất không làm ảnh hưởng gì tới chế độ dòng chảy của suối Chăn nuôi và hệ thống cống thoát nước, khu vực
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 56
tiếp nhận xả thải không có biến động lớn khi tiếp nhận xả thải. Chế độ dòng chảy vẫn duy trì phụ thuộc chủ yếu theo mùa; mùa hè, mưa nhiều tốc độ và lưu lượng dòng chảy lớn; mùa đông, mưa ít tốc độ và lưu lượng dòng chảy nhỏ.