3.3.3.1 Đánh giá các biện pháp xử lý khí thải
Nhìn chung do lượng khí thải sinh ra trong quá trình sản xuất thấp hơn tiêu chuẩn cho phép nên công ty chỉ áp dụng biện pháp đơn giản là đưa dòng khí qua
ống khói có chiều cao 18m để pha loãng, đảm bảo tiêu chuẩn dòng thải.
Đối với bụi sinh ra do lò hơi đốt than, công ty đã lắp đặt tổ hợp Cyclon tách bụi với hiệu suất tách bụi từ 70 – 80% trước khi thải vào môi trường.
Do các biện pháp trên nên chất lượng không khí khu vực sản xuất của công ty đều đạt tiêu chuẩn cho phép theo tiêu chuẩn QĐ 3733/2002/QĐ – BYT và hoạt
động sản xuất của công ty không gây ảnh hưởng đến môi trường và sức khỏe người dân xung quanh khu vực công ty.
3.3.3.2 Đánh giá các biện pháp thu gom và xử lý nước thải
Để giảm lượng nước thải cần xử lý, công ty đã đưa ra giải pháp phân luồng tách các dòng thải của các công đoạn có mức ô nhiễm khác nhau:
Dòng nước thải sạch: Gồm nước làm lạnh ở các thiết bị cô, làm lạnh dịch quả
sau khi thanh trùng. Nước thải tại các công đoạn này chỉ bị tăng nhiệt độ chứ ít bị
nhiễm bẩn. Do đó, lượng nước này được tái sử dụng lại bằng cách hạ nhiệt độ nhờ
giàn phun làm lạnh trực tiếp bằng không khí.
Dòng thải gây ô nhiễm: Gồm nước thải sản xuất của các khâu xử lý nguyên liệu, rửa vệ sinh thiết bị nhà xưởng. Dòng thải này có hàm lượng chất hữu cơ cao,
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 60
dễ phân hủy gây ô nhiễm môi trường. Lượng nước này được đưa vào hệ thống xử lý trước khi thải ra môi trường.
Sau khi phân luồng dòng thải, dòng thải gây ô nhiễm được thu gom vào hệ
thống xử lý. Căn cứ vào đặc trưng nước thải của loại hình chế biến nước quả có hàm lượng chất hữu cơ tương đối cao nên Công ty lựa chọn giải pháp xử lý nước thải bằng phương pháp xử lý sinh học bằng bùn hoạt hóa.
Nguyên tắc của quá trình xử lý
Đầu tiên, nước thải được xử lý cơ học nhằm loại bỏ tạp chất lơ lửng, ổn định nồng độ và lưu lượng cho các quá trình xử lý sinh học tiếp theo.
Sau đó đến giai đoạn xử lý hiếu khí với hoạt động của các vi sinh vật hiếu khí đối với các chất hữu cơ trong nước thải theo cơ chế sau:
TB SV + Chất hữu cơ + O2→ TB mới + CO2 + H2O
Tiếp theo, đối với chất rắn lơ lửng không tan trong nước thải thô (nước thải bắt
đầu vào hệ thống xử lý) được xử lý bằng chếđộ kỵ khí (quá trình tiêu bùn). Cơ chế
của quá trình xử lý kỵ khí được thế hiện qua phản ứng:
TB VS kỵ khí + Chất bẩn → TB mới – CH4 + CO2 – NH3 + H2S Hình 3.7: Sơđồ hệ thống xử lý nước thải tại công ty Nước thải đầu vào Thu gom – vớt rác Điều hòa Sinh lý học hiếu khí Lắng trọng lực Xử lý sinh h(tiêu bùn) ọc kỵ khí Nước thải đạt Quy chuẩn loại B (QCVN 40:2011/BTNMT)
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 61
Nguyên lý hoạt động của hệ thống
Hệ thống xử lý với qui mô công suất 600m3/ngày đêm. Nước thải từ các phân xưởng sản xuất được thu gom tập trung vào hệ thống xử lý bằng mương chìm có nắp đậy. Trước tiên các tạp chất lơ lửng kích thước lớn hơn 5mm như bã quả, vỏ, lõi… có trong nước thải sẽ được tách loại ra khỏi dòng nước tại các hố ga và tách tiếp bằng lưới lọc tại cửa vào bể điều hòa. Nhờ vậy làm cho tải lượng chất hữu cơ
trong nước thải giảm đáng kể, giúp giảm nhẹ tải trọng cho các khâu xử lý sau. Bã thải rắn tách ra được đem xử lý cùng với bã thải khu vực chế biến.
Nước thải từ hố thu sẽ tự chảy vào bể điều hòa làm thoáng sơ bộ. Tại đây, nhờ quá trình khuấy trộn bằng khí cấp liên tục từ máy thổi khí, nước thải được điều hoà về lưu lượng và thành phần các chất ô nhiễm. Đồng thời, do được cấp oxy liên tục và vừa đủ đã thúc đẩy và tăng cường khả năng lên men hiếu khí ban đầu, đồng thời khống chế quá trình lên men yếm khí, do đó tránh được mùi hôi thối và giảm hàm lượng COD, BOD trong nước thải. Mặt khác, tại bể điều hòa nhờ cơ chế tách bằng tỷ trọng và tuyển nổi sơ bộ bằng bọt khí, một lượng dầu mỡ cũng được tách ra khỏi nước thải và nổi lên trên bề mặt, lượng dầu mỡ này được định kỳ thu gom bằng tay (dùng vợt hớt).
Sau khi qua bể điều hòa thành phần COD, BOD giảm đáng kể, hàm lượng BOD5 giảm từ 10 – 150/0.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 62
Nước thải từ bể điều hòa được bơm sang bể Aeroten làm thoáng kéo dài bằng hệ thống bơm chìm để oxy hóa các chất hữu cơ trong nước thải nhờ men vi sinh vật( bùn hoạt tính) và việc cung cấp oxy qua máy thổi khí và hệ thống sục khí. Tại bể làm thoáng diễn ra quá trình sinh học hiếu khí được duy trì nhờ không khí cấp từ hệ thống phân phối khí.
Nồng độ bùn hoạt tính lơ lửng trong bể phải đạt từ 3.000 – 4.000 mg/l. Nếu quá thấp sẽ giảm khả năng xử lý của bể, ngược lại nếu quá lớn sẽ gây khó cho giai
đoạn lắng tiếp theo. Ngoài ra, độ pH phải nằm trong khoảng từ 6,6 – 7,6 và tỷ lệ các chất dinh dưỡng BOD5:N:P trong khoảng 100:5:1. Để đảm bảo các điều kiện này trong hệ thống này được trang bị thêm thiết bị cung cấp hóa chất để điều chỉnh pH và bổ sung chất dinh dưỡng khi cần thiết trong quá trình vận hành. Hiệu suất xử lí của bể Aeroten làm thoáng kéo dài đạt 90 – 95 %.
Sau đó, nước thải từ bể Aeroten sẽ tự chảy qua bể lắng đứng. Tại đây diễn ra quá trình phân tách giữa nước thải và bùn hoạt tính. Bùn hoạt tính sẽ lắng xuống
đáy, nước thải ở phía trên chảy tràn sang bể tiếp xúc khử trùng. Nước thải sau khi qua bể lắng sẽđạt chỉ tiêu về chất lắng lơ lửng <= 100mg/l.
Bùn lắng từ bể lắng đứng một phần được bơm tuần hoàn trở lại bể Aeroten, phần bùn dư sẽ được chứa bể bùn. Bể bùn gồm có 2 ngăn: 1 ngăn chứa bùn lắng và 1 ngăn chứa nước tách ra từ bùn. Bể này có tác dụng chứa và ổn định bùn cặn, tách nước làm giảm độẩm của bùn hoạt tính dư. Lượng nước tách ra sẽđược bơm trở lại bểđiều hoà.
Cặn bùn trong bể bùn (đã được làm giảm độ ẩm) sẽ được bơm hút ra và sử
dụng để bón phân cho cây trồng hoặc định kỳ thuê xe của công ty Môi trường Đô thị chởđi đổđúng nơi qui định.
Bảng 3.9. Thể tích các bể của hệ thống xử lý nước thải sản xuất
TT Hạng mục ĐVT SL V (m3)
1 Bể thu gom tổng Cái 1 4.0
2 Bểđiều hoà Cái 1 108
3 Bể Aroten sục khí kéo dài Cái 1 400
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 63
Năm 2007, Công ty đã phối hợp với Viện Công nghệ môi trường thực hiện đề
tài "Xây dựng công nghệ khả thi xử lý phế thải, nước thải của các nhà máy chế biến dứa". Kết quả của đề tài là đã nghiên cứu sử dụng bốn chủng VSV tuyển chọn DIII6, DII17, và H5, H7 (2 chủng vi khuẩn là DII17, DIII6 và hai chủng nấm men H5, H7) vào hệ thống xử lý hiếu khí nước thải dứa tại Công ty Thực phẩm Đồng Giao với dung tích mỗi bể Aerotank là 200 m3 cũng cho kết quả rất tốt. Với COD của nước thải dứa trước khi xử lý là 2500 – 3000 mg/l, tổng nitơ 31 ~ 32 mg/l, tổng photpho 17 ~ 18mg/l, pH 4,0 – 4,6, sau khi xử lý COD của nước thải giảm được trên 90% (210 mg/l). Còn các chỉ tiêu khác của nước thải sau khi xử lý như tổng nitơ (4,22 mg/l), tổng photpho (3,31 mg/l) pH = 6,5 – 7,5 và chất rắn lơ lửng đều
đạt tiêu chuẩn nước thải loại B theo tiêu chuẩn TCVN 5945 – 2005.
Bảng 3.10: Sự thay đổi chất lượng nước thải sản xuất của công ty năm 2001 và năm 2014 TT Tên chỉ tiêu Đơn vị tính NT2001 TCVN 5945 – 1995 (B) NT 2014 QCVN 40:2011/BTNMT (B) (Kq= 0,9; Kf= 1,1 ) 1 pH - 4,6 5,5 – 9 5,9 5,5-9 2 TSS mg/l 366 - 268 99 3 BOD5 mg/l 420 50 216 49,5 4 COD mg/l 612 100 328 148,5 5 NH4+ mg/l 15,4 60 8,16 9,9 6 PO43- mg/l 12,3 6 8,45 - 7 Coliform MPN/100ml 8900 10.000 6100 4.950 Ghi chú:
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 64
- NT2014: Nước thải sau xử lý của nhà máy năm 2014
Qua bảng trên, nhờ sự thay đổi công nghệ xử lý nước thải, các chỉ tiêu pH, BOD5, COD, tổng N, Coliform trong lượng nước thải sau xử lý của nhà máy hiện nay đã giảm khá nhiều so với năm 2001. Chỉ tiêu BOD5 giảm 2 lần, COD giảm 1,58 lần, NH4+ giảm 1,88 lần, PO43- giảm 1,49 lần nhưng vẫn cao hơn tiêu chuẩn theo QCVN 40:2011/BTNMT cột B.
3.3.3.3 Đánh giá công tác thu gom và xử lý chất thải rắn
Hình 3.8: Quy trình thu gom và xử lý chất thải rắn tại công ty
Hiện nay, công ty đã thực hiện tốt việc thu gom và có biện pháp xử lý phù hợp với từng loại chất thải:
- Đối với chất thải sinh hoạt phát sinh từ khu hành chính: Công ty tổ chức đội vệ sinh tự thu gom, vận chuyển và hợp đồng xử lý với công ty MTV môi trường đô thị Tam Điệp. Khu hành chính Nhà ăn CTR sinh hoạt ( giấy, nilong… CTR thực phẩm (cơm, rau, vỏ quả..) CTR sản xuất Bãi tập kết Phân xưởng sản xuất CT nguy hại Vỏ hộp, bao bì hỏng Xỉ than Công ty TNHH MTV MTĐT Tam Điệp Bể lưu trữ Làm phân bón Vỏ dứa, bã dứa, cùi ngô Công ty TNHH Anphavina, Công ty Hà Bình Minh Bãi thải Cơ sở thu mua phế liệu Urenco 11
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 65
- Đối với chất thải thực phẩm phát sinh từ nhà ăn công ty: CTR được thu gom, trộn lẫn với chế phẩm vi sinh EM và lưu trữ trong bểủ ngầm có thể tích 40m3 trong thời gian 1 năm, sau đó sử dụng làm phân bón cho các nông trường tại Công ty.
- Đối với chất thải phát sinh từ quá trình sản xuất:
+ Vỏ hộp, bao bì hỏng: được thu gom và tập trung tại bãi chứa phế thải và bán lại cho các cơ sở thu mua phế liệu
+Vỏ dứa, bã dứa, cùi ngô, vỏ cây…: Công ty hợp đồng bán lại cho Công ty TNHH Anphavina, Công ty Hà Bình Minh để sản xuất thức ăn chăn nuôi.
+ Xỉ than: hiện tại lượng xỉ than của nhà máy chưa được xử lý, chỉ thu gom và
đổ ra bãi thải của Công ty.
+ Chất thải nguy hại: Công ty lưu trữ tại kho chất thải nguy hại, kí hợp đồng thu gom, vận chuyển, xử lý với Công ty Cổ phần Môi trường Đô thị và Công nghiệp 11 theo quy định.
Như vậy, đối với chất thải có thành phần hữu cơ cao như chất thải từ khu nhà
ăn, bã thải hữu cơ từ quá trình sản xuất, công ty đã tái chế, tái sử dụng để giảm lượng chất thải phải xử lý hoặc thải bỏ ra môi trường, góp phần bảo vệ môi trường.
Tuy nhiên, hạn chế trong việc thu gom, xử lý chất thải rắn của công ty hiện nay là công ty chứa có kho chứa phế thải, các loại phế thải từ sản xuất như bao bì, hộp sắt, giấy bìa, chai lọ... đều tập trung tại bãi thải được thiết kế đơn giản che phủ
bằng nilong, đến cuối tháng mới bán lại cho các cơ sở thu mua phế liệu, gây mất mỹ
quan, mùi khó chịu và nước rỉ từ bãi thải, đặc biệt trong mùa mưa. Mặt khác, kho chứa chất thải nguy hại của công ty có diện tích nhỏ 30m2 do kho đã xây dựng từ
lâu khi lượng chất thải nguy hại ít. Hiện nay do nhu cầu sản xuất ngày càng tăng nên lượng chất thải nguy hại phát sinh tăng, kho chứa chất thải không đủ diện tích chứa nên chỉ sử dụng chứa các loại chất thải có khối lượng và thể tích nhỏ như bao bì đựng hóa chất, bóng đèn huỳnh quang, dẻ lau dầu mỡ. Các thùng đựng dầu thải phải để tại khu vực lò hơi đốt than hoặc đốt dầu, gây mất mỹ quan và mùi hơi dầu khó chịu trong khu vực.
3.3.4. Đánh giá công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức trong bảo vệ môi trường
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 66 Để tăng cường nhận thức của cán bộ, công nhân người lao động trong bảo vệ
môi trường, hàng năm công ty có tổ chức tập huấn tuyên truyền nâng cao nhận thức, ý thức tiết kiệm của người lao động trong sản xuất.
Do đó đểđánh giá nhận thức về bảo vệ môi trường của nhân viên, đề tài tiến hành điều tra & khảo sát bằng phiếu khảo sát trên 20 nhân viên làm việc tại các phân xưởng, 5 nhân viên làm công tác thu gom, vận chuyển rác thải.
Bảng 3.11 : Kết quả khảo sát nhận thức của nhân viên về bảo vệ môi trường
Stt Nội dung khảo sát Có (%) Không
(%) (
1 Đào tạo kiến thức về môi trường 85,0 15,0 2 Quy trình thu gom phân loại rác thải của công ty 0 100 3 Ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường của các cán bộ
công nhân viên thế nào? 80,0 20,0
4 Cấp phát và sử dụng phương tiện BHLĐ 100,0 0 5 Đo kiểm môi trường lao động tại khu vực làm việc
của nhân viên 100,0 0
6 Môi trường, điều kiện làm việc và môi trường xung
quanh của Công ty 60,0 40,0
7 Cải thiện điều kiện môi trường làm việc và môi
trường xung quanh 85,0 15,0
8 Khám bệnh định kỳ cho công nhân 100,0 0 Kết quả khảo sát nhân viên cho thấy:
- Nhận thức về môi trường: Đa số nhân viên đều được tham gia đào tạo các kiến thức môi trường nhưng lại không biết quy trình phân loại rác của công ty.
- Vấn đề an toàn lao động, chăm sóc sức khỏe, cải thiện môi trường làm việc và môi trường xung quanh: Nhân viên cũng nhận thức được những yếu tố phát sinh trong quá trình sản xuất tại khu vực & biết cách tự bảo vệ sức khỏe của mình thông
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 67
qua việc sử dụng các phương tiện bảo vệ cá nhân đã được cấp phát. Bên cạnh đó, hàng năm có tổ chức khám bệnh định kỳ 1 lần/năm cho công nhân.
Bảng 3.12: Kết quả khảo sát nhận thức của nhân viên thu gom rác về bảo vệ môi trường
Stt Nội dung khảo sát Có (%) Không
(%)
1 Đào tạo kiến thức về môi trường 0 100 2 Quy trình phân loại rác thải của công ty 0 100 3 Chếđộ người làm công việc nặng nhọc nguy hiểm 0 100 4 Ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường của các cán bộ
công nhân viên 60 40
5 Cấp phát và sử dụng phương tiện BHLĐ 100 0 6 Đo kiểm môi trường lao động tại khu vực làm việc
của nhân viên 100 0
7 Môi trường, điều kiện làm việc và môi trường xung
quanh của Công ty 60 40
8 Cải thiện điều kiện môi trường làm việc và môi
trường xung quanh 60 40
Kết quả khảo sát nhân viên thu gom rác cho thấy:
- Nhận thức về môi trường: Đối với nhân viên thu gom, công ty chưa tập