Một số sâu bệnh hại chính trên mía của các công thức thí nghiệm

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của tuổi và loại hom mía đến năng suất và chất lượng giống mía VD 00 - 236 tại vùng Phủ Quỳ - Nghệ An (Trang 73)

Sâu bệnh hại là đối tượng tác động xấu đến quá trình sinh trưởng, phát triển của cây trồng nói chung và cây mía nói riêng. Hàng năm diện tích mía bị sâu đục thân gây hại là rất lớn, làm giảm mật độ cây, ngoài ra còn truyền một số

bệnh hại khác. Do đó sâu đục thân có ảnh hưởng rất lớn đến năng suất và chất lượng đường.

Với điều kiện thời tiêt khí hậu thuận lợi cũng như kỹ thuật thâm canh mía tại vùng Phủ Quỳ, tỉnh Nghệ An cho thấy: Sâu đục thân đã xuất hiện gây hại trên tất cả các công thức thí nghiệm. Mặc dù tỷ lệ gây hại không cao nhưng đã tạo điều kiện cho một số loại sâu bệnh hại khác xâm nhập gây hại, từ đó ảnh hưởng xấu đến năng suất và chất lượng đường. Đây là đối tượng gây hại thường xuyên, liên tục trên tất cả các giống mía và thời vụ trồng, có khả năng gây hại kép. Do đó, chúng ta cần phải phòng trừ kịp thời.

Bảng 3.7. Tỷ lệ sâu đục thân, rệp gây hại trên mía ở các công thức thí nghiệm

Công thức Tỷ lệ gây hại (%)

Sâu đục thân Rệp bông

T1H1 11,1 0,0 T1H2 6,6 8,8 T1H3 6,6 0,0 T2H1 4,4 0,0 T2H2 6,6 0,0 T2H3 6,6 4,4 T3H1 6,6 0,0 T3H2 8,8 0,0 T3H3 6,6 4,4

Qua kết quả theo dõi sâu bệnh hại chính trên các công thức niên vụ 2013 –2014 (Bảng 3.7) cho thấy có sự xuất hiện của sâu đục thân gây hại từ 4,4 – 11,1% vào thời điểm tháng 5 – 6 và tháng 9 – 10. Trong đó công thức T1H1 (hom 1 mắt và 6 tháng tuổi) có tỷ lệ sâu đục thân gây hại cao nhất, trung bình 11,1% và công thức T2H1 (hom 1 mắt và 9 tháng tuổi) có tỷ lệ sâu đục thân gây hại thấp nhất (4,4%).

Đối tượng gây hại chủ yếu của cây mía là rệp bông xơ trắng, rệp bám vào mặt dưới lá chích hút dịch cây, tạo điều kiện cho các bệnh phát triển. Rệp bông xơ trắng thường phát sinh, phát triển gây hại vào thời kỳ mía sinh trưởng mạnh, thường phát sinh từng đám, từng cụm rồi phát tán lây lan. Trong các công thức

thí nghiệm cho thấy rệp bông xơ trắng phát sinh gây hại cục bộ trên một số công thức T1H2, T2H3, T3H3 với tỷ lệ từ 4,4 - 8,8%.

Hình 3.6. Tỷ lệ sâu đục thân, rệp gây hại trên mía ở các công thức thí nghiệm 3.8. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của các công thức thí nghiệm

Năng suất là kết quả cuối cùng để đánh giá một cách chính xác và toàn diện nhất về toàn bộ các quá trình sinh trưởng, phát triển của cây trồng. Năng suất phản ánh đầy đủ các khả năng sống, cũng như tác động của các yếu tố ngoại cảnh đến cây mía. Năng suất là một chỉ tiêu quan trọng đối với sản xuất nông nghiệp, bởi nó quyết định đến lợi nhuận cho những người sản xuất.

Qua theo dõi thí nghiệm, chúng tôi thu được một số kết quả về các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất được thể hiện ở Bảng 3.8.

Bảng 3.8. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của mía ở các công thức thí nghiệm Công thức Chiều cao cây nguyên liệu (cm) Đường kính thân (cm) Khối lượng cây (kg/cây) Mật độ cây hữu hiệu (cây/m2) Năng suất lý thuyết (tấn/ha) Năng suất thực thu (tấn/ha) T1H1 252,50 2,30a 1,83a 8,03a 146,95b 98,30a T1H2 277,80 2,40a 2,03a 9,00a 182,70a 112,40a T1H3 241,70 2,10a 1,54c 7,33b 112,88c 84,30b T2H1 248,00 2,20a 1,60b 7,50b 120,00c 85,10b T2H2 254,80 2,40a 1,70b 7,73b 131,41c 87,40b T2H3 233,70 2,10a 1,41d 6,87c 96,87d 76,70b T3H1 232,20 2,20a 1,32d 6,53c 86,20d 67,60c T3H2 237,50 2,10a 1,46d 6,87c 100,30c 77,40b T3H3 218,20 2,00a 1,30d 6,40c 83,20d 61,50c Cv% - 13,20 10,0 9,20 14,00 15,50 LSD0,05(T) - 0,81 0,27 0,99 20,78 12,32 LSD0,05(H) - 0,65 0,16 0,69 17,10 13,28 LSD0,05(TxH) - 1,13 0,28 1,21 29,62 23,00

- Chiều cao cây nguyên liệu: Tương tự như mật độ cây hữu hiệu, chiều

cao cây nguyên liệu, đường kính thân ép, khối lượng thân ép là những chỉ tiêu vô cùng quan trọng trong việc cấu thành năng suất của mía khi thu hoạch. Ngoài những đặc điểm di truyền của giống, thì còn phụ thuộc trực tiếp vào điều kiện ngoại cảnh và điều kiện canh tác, tuổi hom, loại hom giống khác nhau.

Chiều cao cây nguyên liệu được tính bằng chiều cao cây trừ đi chiều dài phần ngọn, là phần khả dụng của cây mía để sản xuất đường. Theo kết quả theo dõi, chiều cao cây nguyên liệu của mía tỷ lệ thuận với chiều cao cây.

Chiều cao nguyên liệu của các công thức biến động từ 218,2 – 277,8cm. Trong đó công thức T1H2 (hom 2 mắt và 6 tháng tuổi) có chiều cao cây nguyên liệu đạt cao nhất (277,8 cm) vượt trội hơn hẳn so với các công thức khác.

- Đường kính thân: Đường kính thân khi thu hoạch qua công thức dao động

từ 2,0 – 2,4 cm. Trong đó công thức có đường kính thân đạt cao nhất là T1H2 (hom 2 mắt và 6 tháng tuồi) và T2H2 (hom 2 mắt và 9 tháng tuổi), đều đạt 2,4 cm.

- Khối lượng thân: Khối lượng thân khi thu hoạch là chỉ tiêu cấu thành

năng suất quan trọng của cây mía, qua công thức thu thập được cho thấy khối lượng thân dao động từ 1,30 – 2,03 kg/cây. Qua xử lý thống kê giữa các công thức thí nghiệm có sự sai khác ở mức ý nghĩa 5%.

- Mật độ cây hữu hiệu lúc thu hoạch: là yếu tố quan trọng trước tiên quyết

định đến năng suất của các công thức thí nghiệm.

Mật độ cây hữu hiệu của các công thức có sự biến động từ 6,40 – 9,00 cây/m2. Trong đó công thức đạt cao nhất T1H2 (hom 2 mắt và 6 tháng tuổi) đạt 9,00 cây/m2; Tiếp đến là công thức T1H1 (hom 1 mắt và 6 tháng tuổi) đạt 8,03 cây/m2, đạt cao hơn hẳn so với các công thức khác và có sự sai khác ở mức ý nghĩa 5%.

- Năng suất lý thuyết: Qua số liệu ở Bảng 3.8 cho thấy năng suất lý thuyết

của các công thức thí nghiệm biến động từ 83,20 - 182,70 tấn/ha. Trong đó công thức đạt cao nhất là T1H2 (hom 2 mắt và 6 tháng tuổi) đạt 182,70 tấn/ha; Tiếp đến là công thức T1H1 (hom 1 mắt và 6 tháng tuổi) đạt 146,95 tấn/ha. Hai công thức này đều có sự sai khác so với các công thức khác ở mức ý nghĩa 5%.

- Năng suất thực thu: cũng tương tự như năng suất lý thuyết, năng suất

thực thu của các công thức thí nghiệm biến động từ 61,5 – 112,4 tấn/ha. Trong đó công thức đạt cao nhất vẫn là công thức T1H2 (hom 2 mắt và 6 tháng tuổi) đạt 112,4 tấn/ha, tiếp đến là công thức T1H1 (hom 1 mắt và 6 tháng tuổi) đạt 98,3 tấn/ha. Có sự sai khác so với các công thức khác ở mức ý nghĩa 5%.

Hình 3.7. Năng suất lý thuyết và năng suất thực thu của mía ở các công thức thí nghiệm 3.9. Ảnh hưởng của tuổi hom và loại hom giống đến một số chỉ tiêu về chất lượng của giống mía VD00-236

Trong thời kỳ sinh trưởng phát triển của cây mía, quá trình hình thành và tích lũy đường gồm 2 giai đoạn. Giai đoạn 1 là sự kết hợp của CO2 và H2O thành đường đơn glucose C6H12O6 với sự có mặt của diệp lục và ánh sáng. Giai đoạn 2 là quá trình chuyển hóa đường đơn thành đường sacaroza và các đường đa khác, giai đoạn này không cần ánh sáng cũng như diệp lục. Quá trình tích lũy đường trong cây mía diễn ra từ dưới lên trên, lần lượt từ lóng này đến lóng khác, lóng dưới chín trước lóng trên. Lúc mía sắp chín, tốc độ tăng hàm lượng đường ở những lóng phía trên nhanh hơn lóng dưới. Khi hàm lượng đường của phần thân ngọn tương đương với phần thân gốc là đúng độ chín công nghiệp.

Trong công nghiệp đường, độ Brix, độ đường CCS và tỷ lệ xơ bã mía sau khi ép là những chỉ tiêu quan trọng nhất đánh giá chất lượng mía đường.

Theo khuyến cáo của Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Mía đường thuộc Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam, thời điểm thu hoạch tốt

nhất là khi cây mía đạt độ chín công nghiệp, có hàm lượng đường đo được ở phần gốc và phần ngọn lá tương đương và phải đảm bảo các chỉ tiêu: độ Brix > 20%, độ đường CCS > 11%.

Ruộng mía thí nghiệm của đề tài được thu hoạch 12 tháng sau khi trồng. Kết quả phân tích chỉ tiêu chất lượng cho thấy, độ brix và hàm lượng đường sacaroza đều cao hơn khuyến cáo, đảm bảo cây mía được thu hoạch đúng thời điểm chín công nghiệp - giai đoạn mía nguyên liệu cho hiệu quả kinh tế cao nhất trong công nghiệp chế biến đường mía.

Các chỉ số chất lượng mía đường như hàm lượng sacarose, tỷ lệ xơ bã sau ép không chỉ là đặc điểm đặc trưng của giống mà còn chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố khác như điều kiện đất đai, thời tiết, khí hậu, biện pháp canh tác và chế độ dinh dưỡng.

Qua phân tích các chỉ tiêu về chất lượng chúng tôi thu được số liệu ở Bảng 3.9 và hình 3.7

Bảng 3.9. Một số chỉ tiêu về chất lượng của mía ở các công thức thí nghiệm

Công thức Bx (%) CCS (%) Tỷ lệ xơ bã mía (%) Tỷ lệ dịch ép (%)

T1H1 22,67 13,10a 12,05 87,95 T1H2 22,79 13,35a 11,07 88,93 T1H3 21,70 12,68b 12,05 87,95 T2H1 21,89 12,75b 12,67 87,33 T2H2 21,50 12,92b 12,08 87,92 T2H3 21,10 12,10c 12,69 87,31 T3H1 20,17 11,09d 12,65 87,35 T3H2 19,93 11,00d 12,80 87,92 T3H3 19,76 11,85d 12,05 87,95 Cv% - 10,8 - - LSD0,05(T) - 0,28 - - LSD0,05(H) - 0,22 - - LSD0,05(TxH) - 0,38 - -

Qua số liệu ở bảng trên cho thấy, công thức T1H2 (hom 2 mắt và 6 tháng tuổi) có chất lượng tốt nhất ở tất cả các chỉ tiêu, cụ thể: Độ Brix trung bình đạt 22,79%, hàm lượng đường sacaroza đạt 13,35%, tỷ lệ dịch ép đạt 88,93%, tỷ lệ xơ bã mía chỉ có 11,07%, chứng tỏ tuổi hom và loại hom giống có tác động lớn tới khả năng tích lũy đường của giống mía VD00-236 .

Hình 3.8. Độ Brix và hàm lượng đường sacarose của mía ở các công thức thí nghiệm

Đánh giá toàn bộ các chỉ tiêu phân tích chất lượng mía, có thể thấy trên các công thức thí nghiệm có sự sai khác về chỉ tiêu hàm lượng đường saccarose và tỷ lệ xơ bã mía sau ép. Tuổi hom 6 tháng tuổi có chất lượng tốt nhất so với các tuổi hom khác trong thí nghiệm. Độ brix trung bình của tuổi hom này đạt 22,39%, hàm lượng đường sacaroza đạt 13,04%, tỷ lệ dịch ép đạt 88,22%. Loại hom giống 2 mắt có chất lượng tốt nhất về tất cả các chỉ tiêu chất lượng so với các loại hom giống khác, cụ thể: độ Brix đạt 21,41%, hàm lượng đường sacaroza đạt 12,42%, tỷ lệ dịch ép đạt 88,26%.

Các chỉ tiêu này là các căn cứ khá quan trọng để đánh giá chất lượng mía và lựa chọn tuổi hom mía cũng như loại hom mía để đầu tư thâm canh và đưa ra mô hình thực nghiệm.

Từ kết quả năng suất sau khi thu hoạch và các chỉ tiêu về chất lượng sau khi phân tích nhóm đề tài kết luận: ở tuổi hom 6 tháng tuổi và loại hom 2 mắt cho năng suất cao và chất lượng tốt trên đất gò đồi của huyện Nghĩa Đàn.

Như vậy, chỉ tiêu chất lượng mía giữa các tuổi hom và loại hom có sai khác. Kết quả phân tích chỉ tiêu chất lượng là một trong những cơ sở để xác định tuổi hom mía và loại hom mía phục vụ cho việc nhân rộng mô hình sản xuất.

Hình 3.9. Tỷ lệ xơ bã mía và tỷ lệ dịch ép của mía ở các công thức thí nghiệm 3.10. Hiệu quả kinh tế của các công thức thí nghiệm

Năng suất cuối cùng và lợi nhuận thu được là những chỉ tiêu để đánh giá một phương thức sản xuất hay một biện pháp kỹ thuật áp dụng được xem là phù hợp đối với mỗi loại cây trồng trên một loại đất cụ thể trong một điều kiện sinh thái nhất định. Không phải lúc nào năng suất cây trồng đạt cao cũng đồng nghĩa với việc người sử dụng sẽ thu được lợi nhuận lớn. Lợi nhuận thu đuợc phụ thuộc trước hết vào hiệu quả đầu tư sử dụng các biện pháp kỹ thuật của cây trồng, có nghĩa là các yếu tố tác động của từng biện pháp đã kích thích cho cây trồng sinh trưởng phát triển nhanh có thể né tránh hoặc chống chịu các điều kiện bất lợi tốt hơn...

Nếu năng suất là chỉ tiêu đánh giá về khả năng sinh trưởng của cây trồng thì hiệu quả kinh tế là một chỉ tiêu đánh giá khả năng tồn tại và phát triển của kỹ thuật trồng trọt được ứng dụng trong quá trình sản xuất.

Vì vậy chúng tôi tiến hành đánh giá hiệu quả kinh tế khi sử dụng các loại hom giống và tuổi hom mía để trồng và thu được kết quả ở Bảng 3.10.

Bảng 3.10. Hiệu quả kinh tế của mía ở các công thức thí nghiệm

ĐVT:1.000 đồng

Công thức Ký hiệu Năng suất (tấn/ha) Tổng thu Tổng chi Lãi thuần

1 T1H1 98,3 98.306 52.845 45.461 2 T1H2 112,4 112.406 46.690 65.716 3 T1H3 84,3 84.300 42.460 41.840 4 T2H1 85,1 85.100 49.845 35.255 5 T2H2 87,4 87.400 43.135 44.265 6 T2H3 76,7 76.700 49.395 27.305 7 T3H1 67,6 67.600 47.445 20.155 8 T3H2 77,4 77.400 42.355 35.045 9 T3H3 61,5 61.500 37.825 23.675

Hình 3.10. Hiệu quả kinh tế của mía ở các công thức thí nghiệm

Qua Bảng 3.10 chúng tôi nhận thấy:

Hiệu quả kinh tế lớn nhất thu được ở công thức T1H2 (hom 2 mắt và 6 tháng tuổi), lớn hơn so với 9 công thức mía thí nghiệm. Trung bình lãi thu được ở công thức này là 65.716.000 đồng, cao hơn so với công thức đối chứng (T3H3 - hom 3 mắt và 12 tháng tuổi) là 42.041.000 đồng. Hom 2 mắt và có độ tuổi 6 tháng, 9 tháng luôn cho mức lãi thu được cao nhất so với các công thức thí nghiệm khác.

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ

Kết luận

1. Trong sản xuất thâm canh giống mía VD00-236 sử dụng hom giống 2 mắt và 6 tháng tuổi (T1H2), mía có khả năng sinh trưởng và phát triển tốt nhất và tốt hơn hẳn so với các công thức hom giống còn lại. Công thức hom giống T1H2 cho mật độ cây đạt 9,00 cây/m2, chiều cao cây đạt 315,2 cm, đường kính thân đạt 2,4 cm và trọng lượng cây đạt 2,03 kg.

2. Sử dụng công thức hom T1H2 (hom 6 tháng tuổi, 2 mắt) đối với giống mía VD00-236 đạt năng suất 112,4 tấn/ha, cao hơn hẳn so với 8 công thức còn lại. Chất lượng mía ở công thức này cũng đạt cao nhất, cụ thể: độ Brix đạt 22,79%, CCS đạt 13,35%, tỷ lệ xơ bã mía đạt 11,07%, tỷ lệ dịch ép đạt 88,93%.

3. Trong cùng điều kiện thâm canh như nhau, nhưng sử dụng các loại hom giống khác nhau đối với giống mía VD00-236 lợi nhuận thu được từ 20 – 65,7 triệu đồng/ha. Trong đó sử dụng hom giống 6 tháng tuổi, 2 mắt (T1H2) cho hiệu quả kinh tế cao nhất, lãi trên 65,7 triệu đồng/ha.

Đề nghị

Tiếp tục hoàn thiện kỹ thuật sử dụng hom mía giống ở độ tuổi 6 tháng, 2 mắt trên các giống mía khác và ở các vùng sinh thái khác nhau nhằm tăng năng suất và hiệu quả kinh tế trồng mía cho người nông dân.

TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu tiếng Việt

1. Nguyễn Văn Bình, Vũ Đình Chính, Nguyễn Thế Côn, Lê Song Dự, Đoàn Thị Thanh Nhàn, Bùi Xuân Sửu (1996), Giáo trình cây công nghiệp, Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội.

2. Nguyễn Văn Bộ (1997), Quản lý dinh dưỡng và nước cho cây trồng trên đất

dốc miền Bắc Việt Nam, Hội thảo của Viện Thổ nhưỡng Nông hóa - Viện Lân và Kali Bắc Mỹ, Hà Nội.

3. Nguyễn Văn Bộ (1998), Nguyễn Trọng Thi, Bùi Huy Hiền, Nguyễn Văn Chiến, Bón phân cân đối cho cây trồng ở Việt Nam.

4. Đỗ Ngọc Điệp (2005), Hội nghị khoa học công nghệ cây trồng, Bộ Nông nghiệp và PTNT, Hà Nội.

5. Hoàng Văn Đức (1982), Cây mía - di truyền sinh lý và sản xuất, NXB Nông nghiệp. 6. Hồ Quang Đức (1999), Ứng dụng phương pháp phân loại đất của FAO-

UNESCO để xây dựng bản đồ đất tỷ lệ trung bình và lớn, Kết quả nghiên cứu khoa học - Viện Thổ nhưỡng Nông hóa, NXB Nông nghiệp.

7. Hồ Quang Đức (2005), Những kết quả chính về nghiên cứu đất ở Việt Nam

trong thời kỳ đổi mới, Khoa học công nghệ Nông nghiệp và PTNT 20 năm đổi mới, Tập 3, Đất -Phân bón, Bộ Nông nghiệp và PTNT, NXB Chính trị

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của tuổi và loại hom mía đến năng suất và chất lượng giống mía VD 00 - 236 tại vùng Phủ Quỳ - Nghệ An (Trang 73)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(90 trang)
w