Ảnh hưởng của tuổi hom và loại hom giống đến số lá xanh/cây qua các thờ

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của tuổi và loại hom mía đến năng suất và chất lượng giống mía VD 00 - 236 tại vùng Phủ Quỳ - Nghệ An (Trang 71)

3.6. Ảnh hưởng của tuổi hom và loại hom giống đến số lá xanh/cây qua các thời kỳ sinh trưởng phát triển của giống mía VD00-236 thời kỳ sinh trưởng phát triển của giống mía VD00-236

Lá là bộ phận quan trọng của cây, giúp cây quang hợp, tổng hợp chất hữu cơ, chính vì vậy lá có liên quan mật thiết đến năng suất sinh vật học cũng như hiệu quả kinh tế của cây trồng. Đối với cây mía, lượng đường trong thân mía do sự tổng hợp dinh dưỡng từ lá và tích lũy trong thân. Khi bà con nông dân trồng mía họ thường chọn giống có năng suất cao, trữ lượng đường trong thân cao, vì vậy chúng tôi có sự nghiên cứu về sự tăng trưởng số lá mía qua các thời kỳ sinh trưởng phát triển của giốngmíaVD00-236

Bảng 3.6. Ảnh hưởng của tuổi hom và loại hom giống đến số lá xanh/cây qua

các thời kỳ sinh trưởng, phát triển của giống mía VD00-236

ĐVT: lá

Công thức Thời kỳ sinh trưởng

6 tháng 9 tháng 12 tháng T1H1 9,42 11,50 13,90a T1H2 9,10 11,87 14,20a T1H3 8,65 10,80 13,00a T2H1 8,83 11,15 13,20a T2H2 9,65 11,30 13,60a T2H3 7,80 10,30 12,67b T3H1 7,60 10,00 12,20b T3H2 8,30 10,75 12,80b T3H3 7,40 9,90 11,70b Cv% - - 6,00 LSD0,05(T) - - 0,61 LSD0,05(H) - - 0,70 LSD0,05(TxH) - - 1,39

Qua số liệu ở bảng trên chúng tôi nhận thấy các công thức có tuổi hom và loại hom giống khác nhau của giống mía VD00-236 đều có số lá/cây khác nhau, tuy nhiên sự sai khác này không có ý nghĩa về thống kê sinh học.

* Thời kỳ mía 6 tháng:

Tuổi hom T2 (9 tháng tuổi) và loại hom H2 (2 mắt) có tốc độ tăng trưởng số lá/cây nhanh nhất đạt 9,65 lá. Tiếp đến là công thức T1H1 (hom 1 mắt và 6 tháng tuổi), T1H2 (hom 2 mắt và 6 tháng tuổi) và thấp nhất là công thức T3H3 (hom 3 mắt và 12 tháng tuổi) chỉ đạt 7,4 lá.

* Thời kỳ mía 9 tháng và 12 tháng:

Ở giai đoạn mía từ 9 đến 12 tháng số lá xanh/cây có sự tăng trưởng mạnh, dao động từ 9,9 – 11,87 lá/cây (thời kỳ cây mía 9 tháng) và 11,7 – 14,2 lá/cây (thời kỳ cây mía 12 tháng). Sự biến động về số lá xanh/cây ở thời kỳ này cũng tương tự như quy luật biến động ở thời kỳ trước. Cao nhất là công thức T1H2 (hom 2 mắt và 6 tháng tuổi) lần lượt đạt 11,87 lá/cây và 14,20 lá/cây; Tiếp đến là công thức T1H1 (hom 1 mắt và 6 tháng tuổi) và T2H2 (hom 2 mắt và 9 tháng tuổi). Thấp nhất vẫn là công thức T3H3 (hom 3 mắt và 12 tháng tuổi) lần lượt đạt 9,9 lá/cây và 11,7 lá/cây.

Hình 3.5. Ảnh hưởng của tuổi hom và loại hom giống đến số lá xanh/cây qua

các thời kỳ sinh trưởng, phát triển của giống mía VD00-236

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của tuổi và loại hom mía đến năng suất và chất lượng giống mía VD 00 - 236 tại vùng Phủ Quỳ - Nghệ An (Trang 71)