Động thái tăng trưởng chiều cao qua các giai đoạn sinh trưởng của các công

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của tuổi và loại hom mía đến năng suất và chất lượng giống mía VD 00 - 236 tại vùng Phủ Quỳ - Nghệ An (Trang 67)

trưởng

3.4. Động thái tăng trưởng chiều cao qua các giai đoạn sinh trưởng của các công thức thí nghiệm công thức thí nghiệm

Chiều cao cây là yếu tố thể hiện khả năng sinh trưởng của mía. Chiều cao cây càng cao thể hiện cây mía có sức vươn lóng càng mạnh, là cơ sở cho việc hình thành trọng lượng cây khi thu hoạch, là yếu tố quan trọng trong cấu thành năng suất mía. Do đó chiều cao cây là một trong những chỉ tiêu quan trọng để đánh giá khả năng sinh trưởng của mía.

Quá trình vươn cao của mía được tính bắt đầu từ khi có 1 – 2 lóng, thời kỳ vươn cao của cây mía cũng chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố ngoại cảnh đặc biệt là ánh sáng và nhiệt độ. Cường độ ánh sáng càng cao, thời gian chiếu sáng càng dài thì khả năng vươn lóng của mía càng mạnh. Nhiệt độ thích hợp cho thời kỳ vươn lóng, tăng trưởng chiều cao khoảng 25 – 320C, nhiệt độ nhỏ hơn 210C khả năng vươn lóng rất chậm. Qua kết quả theo dõi, trung bình trong 1 tháng chiều cao của mía tăng thêm 20 – 30 cm, tốc độ tăng trưởng chiều cao tùy thuộc vào

từng giống, chất lượng giống, tuổi hom giống, loại hom giống, điều kiện thời tiết, chế độ chăm sóc .. v.v.

Bảng 3.4. Động thái tăng trưởng chiều cao của mía ở các công thức thí nghiệm

qua các giai đoạn sinh trưởng

ĐVT: cm

Công thức Thời kỳ sinh trưởng

6 tháng 9 tháng 12 tháng CC CC Tăng (%) CC Tăng (%) T1H1 183,5 241,4 31,6 287,8 19,2 T1H2 191,6 265,5 38,6 315,2 18,7 T1H3 173,9 231,0 32,8 274,2 18,7 T2H1 175,5 236,2 34,6 281,6 19,2 T2H2 177,7 244,6 37,6 290,5 18,8 T2H3 173,3 232,4 34,1 271,5 16,8 T3H1 178,7 237,5 32,9 267,1 12,5 T3H2 172,6 232,3 34,6 270,6 16,5 T3H3 165,7 220,8 33,3 250,3 13,4 Cv% - - - 13,1 - LSD0,05(T) - - - 24,25 - LSD0,05(H) - - - 50,13 - LSD0,05(TxH) - - - 38,80 -

Từ kết quả số liệu thu được ở Bảng 3.4 cho thấy chiều cao cây tăng nhanh trên tất cả các công thức thí nghiệm. Ở giai đoạn mía từ 6 – 9 tháng chiều cao cây mía của các công thức thí nghiệm biến động từ 31,6 – 38,6% và sau đó tăng chậm khi cây mía từ 9 tháng đến thu hoạch, chỉ đạt từ 12,5 – 19,2%. Trong đó, công thức có chiều cao đạt cao nhất vào lúc thu hoạch là công thức T1H2 (hom 2 mắt và 6 tháng tuổi) đạt 315,2 cm và công thức có chiều cao thấp nhất là T3H3 (hom 3 mắt và 12 tháng tuổi) chỉ đạt 250,3 cm.

Qua kết quả trên cho thấy tuổi hom giống đã thể hiện rõ ưu thế về sinh trưởng chiều cao của cây mía, hom giống càng già thì chiều cao cây càng giảm (Bảng 3.4, Hình 3.3)

Hình 3.3. Động thái tăng trưởng chiều cao của mía ở các công thức thí nghiệm

qua các giai đoạn sinh trưởng

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của tuổi và loại hom mía đến năng suất và chất lượng giống mía VD 00 - 236 tại vùng Phủ Quỳ - Nghệ An (Trang 67)