Kết quả nghiên cứu chọn tạo giống và kỹ thuật canh tác mía

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của tuổi và loại hom mía đến năng suất và chất lượng giống mía VD 00 - 236 tại vùng Phủ Quỳ - Nghệ An (Trang 37)

Cây mía và nghề làm mật, đường ở Việt Nam đã có từ xa xưa, nhưng công nghiệp mía đường mới được bắt đầu từ thế kỷ thứ XX. Đến năm 1994 cả nước mới có 9 nhà máy mía đường với tổng công suất gần 11.000 tấn mía/ngày và 2 nhà máy đường tinh luyện công suất nhỏ, thiết bị công nghệ lạc hậu. Hàng năm phải nhập khẩu từ 300.000 – 500.000 tấn đường (Bài phát biểu tại hội nghị doanh nghiệp nông nghiệp Việt nam khi gia nhập WTO): Hiện tại diện tích trồng mía ở Việt Nam khoảng 220.000 ha sản lượng hàng nam khoảng trên 10 triệu tấn mía nguên liệu và năng suất mới chỉ đạt 50 tấn/ha, còn rất thấp so với thế giới đạt 70 tấn/ha

Chính vì vậy Công tác nghiên cứu về cây mía ở nước ta trong thời gian qua đã có những kết quả đáng kể, đặc biệt là sau khi có Chương trình 1 triệu tấn đường ra đời (1995). Từ các đề tài, dự án nghiên cứu, thông qua các chương trình khuyến nông, phát triển sản xuất giống, diện tích các giống mía mới trong cơ cấu ngày càng nâng cao, nhờ đó, năng suất, chất lượng mía nguyên liệu cũng ngày càng được cải thiện. Trong những năm gần đây, công tác nghiên cứu, chuyển giao giống mía và biện pháp thâm canh tiếp tục được nhà nước, các Bộ, ngành mía đường các địa phương, các doanh nghiệp,…tiếp tục đầu tư, tăng cường cả về số lượng và chất lượng; trong vụ mía 2007 – 2008, năng suất mía ở nhiều vùng đã tăng lên đáng kể, như Nghệ An đạt bình quân 60 tấn/ha, Phú Yên đạt 53 tấn/ha (tăng 7.8 tấn/ha so với năm trước), Kon Tum đạt 65 tấn/ha; chất lượng mía nhìn chung được cải thiện, tỷ lệ tiêu hao ước tính trong vụ 2007 – 2008 là 10,61 mía/đường (ép 12,1 triệu tấn mía, thu được 1.140.000 tấn đường) so với vụ trước là 10,86 mía/đường (ép 12,5 triệu tấn mía, thu được 1.151.000 tấn đường) (theo các tờ tin mía đường năm 2007 và 2008). Tuy nhiên, so với các nước trong khu vực Đông Nam á, năng suất mía bình quân của nước ta vẫn còn ở mức thấp (50 tấn /ha so với 70 tấn /ha), theo báo

cáo của các tổng công ty mía đường, niên vụ 2007 – 2008, Việt Nam có khoảng 40 nhà máy đường đang hoạt động, tổng công suất chế biến khoảng 106.000 tấn mía/ngày [12].

Tuy công tác nghiên cứu tuyển chọn và lai tạo các giống mía đã được đầu tư nghiên cứu ở mức khiêm tốn, nhưng đến nay ngành nghiên cứu mía đường nước ta đã có những thành tựu nổi bật như:

- Thu thập, xây dựng, bảo quản được một tập đoàn quỹ gen cây mía bao gồm 800 mẫu giống mía.

- Nghiên cứu kết luận được 29 giống mía mới bổ sung vào sản xuất, nâng cao tỷ lệ giống mới trong cơ cấu giống mía ở các vùng nguyên liệu tập trung lên chiếm bình quân trên 70 % diện tích. Góp phần đưa năng suất mía bình quân cả nước từ 30 tấn /ha trước năm 1986 lên đạt 50 tấn /ha năm 2004.

- Năm 1984 đánh dấu sự ra đời và phát triển của các dòng lai VN, đầu tiên là VN84 – 4137, tiếp đến là: VN84 – 422, VN84 – 196, VN85 – 1427,... Hiện nay, các dòng lai VN đang được người trồng mía trên cả nước ưa chuộng, diện tích tăng lên rất nhanh, thay thế dần các giống nhập nội.

- Đã tuyển chọn được nhiều giống mía tốt, có năng suất cao, chất lượng cao, đang phổ biến và đưa vào cơ cấu rộng rãi trong sản xuất tại các vùng trên cả nước. Đó là Bắc Trung bộ dùng phổ biến các giống VD85 – 192, ROC 23; Nam Trung bộ có giống C85-212 và VN85-1427; Tây Nguyên đang trồng phổ biến các giống: C85-391, C88-284, C111-79, C1324-74 và C85-212; Đông Nam bộ trồng phổ biến giống C85-212, CR74-250,… ngoài ra một số giống mới nhập nội khác đang được áp dụng trồng thử ở Việt Nam. Đặc biệt ở Đồng bằng Sông Cửu Long như K95-156, Suphanburi 7, giống KK2 và giống K88-65.

- Đã có một số kết quả nghiên cứu xây dựng được các quy trình thâm canh, phòng trừ sâu bệnh và sản xuất hom giống theo quy trình giảm thiểu sâu bệnh.

Mặc dù trong hơn 10 năm trở lại đây, ngành mía đường nước ta đã có tốc độ tăng năng suất mía trên 2% năm nhưng do điểm xuất phát thấp (45 tấn/ha) nên năng suất hiện nay của nước ta đạt khoảng 54,8 tấn/ha, vẫn thấp hơn rất nhiều so với năng suất bình quân trong khu vực như: Trung Quốc , ấn Độ 76

tấn/ha, Philipphine 73 tấn/ha, Thái Lan 73 tấn/ha, Úc 83 tấn/ha. Nguyên nhân chủ yếu là do phần lớn diện tích trồng mía phụ thuộc vào nước trời (khoảng 60%), cơ cấu giống mía còn nghèo nàn, tỷ lệ giống mía mới còn thấp, nhất là ở các vùng Miền Trung, Tây Nguyên. Hiện nay theo thống kê các giống mía tốt mới chiếm một tỷ lệ diện tích khá khiêm tốn trong cơ cấu ở các vùng nguyên liệu tập trung (khoảng từ 30 – 60% tuỳ theo vùng), chưa đáp ứng đủ và kịp thời theo yêu cầu của sản xuất. Điều này cho thấy giống mía và biện pháp thâm canh tiên tiến vẫn tiếp tục là những yêu cầu hàng đầu và liên tục của người sản xuất mía. Quyết định 28/2004/QĐ TTg ngày 4/3/2004 về việc tổ chức lại sản xuất và thực hiện một số giải pháp xử lý khó khăn đối với ngành trồng mía. Đây là một bước đi rất tích cực chuẩn bị cho ngành đường Việt Nam hội nhập Quốc tế.

* Thực trạng công tác giống và ngành sản xuất mía đường

Trong thời gian gần đây, công tác nghiên cứu, chuyển giao và áp dụng giống mía mới đã được Nhà nước, các Bộ, ngành mía đường, các địa phương và các cơ quan quan tâm đặc biệt, trong khi đó người trồng mía cũng đã có cách nhìn toàn diện hơn về hiệu quả của vấn đề áp dụng giống mía mới, còn đội ngũ cán bộ nghiên cứu về giống mía cũng dần lớn mạnh hơn cả về số lượng và chất lượng. Chính vì vậy, tiến độ nghiên cứu, chuyển giao và áp dụng các giống mía mới đã đạt được bước tiến bộ đáng kể, dần dần đi vào thế ổn định, mang lại hiệu quả rõ rệt cho ngành mía đường.

Bên cạnh những thuận lợi và kết quả đạt được nêu trên vẫn còn có những khó khăn nhất định như sự gắn kết giữa cơ quan nghiên cứu và đơn vị sản xuất chưa chặt chẽ nên việc chuyển giao kết quả nghiên cứu ra sản xuất còn chậm và kém hiệu quả hơn so với yêu cầu thực tế. Nhiều giống mía cũ như My55 – 14, Comus, Hòa Lan tím, F134, … vẫn đang chiếm một tỷ lệ tương đối cao trong cơ cấu giống ở nhiều vùng mía nguyên liệu như Bắc Trung bộ, Tây Nguyên, Tây Nam bộ,… Trong khi đó, một số giống mía mới đang có biểu hiện chống chịu sâu bệnh kém như ROC16, VĐ86-368, ROC10,… còn các giống mía mới khác như QĐ15, VN85-1427, VN85-1859, DLM24,… lại chiếm diện tích chưa cao. Ngoài ra, do nhiều địa phương và một số công ty đường chưa ý thức được những

thiệt hại to lớn của việc sử dụng hom giống mía không đạt tiêu chuẩn, không rõ nguồn gốc, xuất xứ trong sản xuất mía nguyên liệu, làm cho tiến độ hoàn thành và đi vào vận hành đồng bộ hệ thống sản xuất và cung ứng hom giống mía sạch sâu bệnh, chất lượng cao 3 cấp (Cấp 1: Sản xuất giống gốc; Cấp 2: Sản xuất giống xác nhận; Cấp 3: Sản xuất giống thương phẩm) theo Đề án “Phát triển giống mía cho vùng nguyên liệu của các nhà máy đường giai đoạn 2003-2008” bị chậm hơn so với dự kiến, ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả áp dụng các giống mía mới sau khi nghiên cứu và chuyển giao ra sản xuất [23].

Bảng 1.8. Danh sách giống mía được công nhận sản xuất thử và chính thức ở

Việt Nam từ năm 1986 đến năm 2012

STT Tên giống Năm công nhận SX thử Năm công nhận giống Ghi chú 1 C111- 79 2006 Tây Nguyên 2 C1234- 74 2006 Tây Nguyên

3 C85- 212 2006 Nam Trung bộ, Đông Nam bộ và

Tây Nguyên

4 C85- 284 2006 Tây Nguyên

5 C85- 391 2006 Tây Nguyên

6 C86- 456 2006 Tây Nam bộ

7 CO6806 1994 Đông Nam bộ

8 CP3479 1995 Miền Bắc

9 CR74- 250 2006 Đông Nam bộ

10 DLM24 2002 Miền Nam

11 F154 1989 Đông Nam bộ

12 F156 1991 Đông Nam bộ

13 K84- 200 1998 Tây Nam bộ và Đông Nam bộ

14 K88- 200 2011- 2012 Đông Nam bộ và Nam Trung bộ (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

15 K88- 92 2011- 2012 Tây Nguyên, Nam Trung bộ

16 K93- 219 2011 Đông Nam bộ

17 K95- 156 2011 Tây Nam bộ, Đông Nam bộ

18 K95- 84 2011 Đông Nam bộ, Nam Trung bộ

19 KK2 2011 Bắc Trung bộ, Trung Trung bộ

20 KU00- 161 2011 Tây Nam bộ

21 KU60- 1 2011 Tây Nam bộ

22 LK92- 11 2011 Tây Nguyên, Đông Nam bộ

23 MY55- 14 1990 1992 Đông Nam bộ

24 QĐ11 1998 Trung Trung bộ

STT Tên giống Năm công nhận SX thử Năm công nhận giống Ghi chú 26 R570 1998 Đông Nam bộ 27 R579 1998 Đông Nam bộ

28 ROC1 1995 1998 Miền Bắc, Đông Nam bộ

29 ROC9 2002 Miền Nam

30 ROC10 1995 1998 Miền Bắc, Đông Nam bộ

31 ROC15 2006 Trung du và Miền núi Bắc bộ

32 ROC16 1997 1998 Miền Bắc, MIền Trung, Đông

Nam bộ

33 ROC22 2006 Trung Trung bộ

34 R23 2006 Bắc Trung bộ

35 Suphanburi 7

(K94– 2–483) 2001

Tây Nguyên, Tây Nam bộ, Nam Trung bộ

36 VD63 – 237 1995 1998 Miền Bắc, Đông Nam bộ

37 VD79 – 177 1998 Miền Nam

38 VD81 –

3254 1995 Miền Bắc

39 VD85 – 192 2006 Bắc Trung bộ

40 VD86 – 368 2004 Tây Nam bộ

41 VD93 – 159 Trung du và Miền núi Bắc bộ

42 VN72 – 77 1995 Đông Nam bộ 43 VN84 – 196 1995 Đông Nam bộ 44 VN84 – 2611 1995 Đông Nam bộ 45 VN84 – 4137 1994 1998 Miền Nam (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

46 VN84 – 422 2000 2006 Trung Trung bộ, Nam Trung bộ 47 VN85 –

1427 2000 2006 Trung Trung bộ, Nam Trung bộ

48 VN85 –

1859 2000 Miền Nam

Nguồn: 40. http://www.cuctrongtrot.gov.vn

Bảng 1.9. Các tiến bộ kỹ thuật được công nhận năm 2010-2011 [22]

nhận 1 Quy trình sản xuất giống mía tại vùng Tây

Nguyên 2010 Tây Nguyên

2 Quy trình sản xuất giống mía tại vùng Nam

Trung bộ 2010 Nam Trung Bộ

3 Quy trình sản xuất giống mía tại vùng Đông

Nam bộ 2010 Đông Nam Bộ

4 Quy trình sản xuất giống mía tại vùng Tây

Nam bộ 2010 Tây Nam Bộ

5

Biện pháp sử dụng thuốc trừ cỏ và phòng trừ sâu hại cho cây mía ở các tỉnh thuộc khu vực Đông Nam bộ

2011 Đông Nam Bộ

6

Biện pháp bón phân bã bùn dạng hoai mục và phun chế phẩm phân bón lá K-Humate cho cây mía tại miền Trung

2011 Nam Trung Bộ

7 Sử dụng thuốc trừ cỏ và phun phân qua lá cho

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của tuổi và loại hom mía đến năng suất và chất lượng giống mía VD 00 - 236 tại vùng Phủ Quỳ - Nghệ An (Trang 37)