5. Kết cấu của luận văn
2.4.3 Cơ hội và nguy cơ do tác động của môi trường
2.4.3.1 Cơ hội
- Thị trường ngày càng quen và chấp nhận các loại thực phẩm chức năng cũng như các loại thực phẩm có bổ sung dưỡng chất vừa có tác dụng làm đẹp cơ thể vừa có tác dụng bồi bổ sức khỏe như sản phẩm nước uống Collagen.
- Thị trường rộng lớn với hơn 86 triệu người, khí hậu cận xích đạo nóng nắng là cơ hội rất lớn với tất cả các doanh nghiệp ngành nước giải khát.
- Nền kinh tế bắt đầu phục hồi, sức mua sẽ tăng trong tương lai.
- Người tiêu dùng ngày càng quan tâm nhiều hơn đến sắc đẹp và sức khỏe. Xu thế phát triển và sử dụng các dòng sản phẩm từ Collagen ngày càng tăng cao.
- Hội nhập với quốc tế khiến cho việc nhập khẩu nguyên liệu sản xuất, chuyển giao công nghệ máy móc trở lên dễ dàng hơn giúp cho việc sản xuất đạt năng suất cao, giảm giá thành, giá bán sản phẩm.
- Nhà nước có các chính sách khuyến khích người Việt dùng hàng Việt, Bình An với sản phẩm mới độc đáo với chất lượng đạt tiêu chuẩn xuất khẩu sẽ sớm lấy được lòng tin của người tiêu dùng.
- Ra nhập tổ chức thương mại quốc tế WTO cũng giúp cho thị trường xuất khẩu mở rộng, sản phẩm nước uống Collagen với hơn 90% nguyên liệu ngoại nhập, chủ yếu từ Pháp và sản phẩm được sản xuất theo dây chuyền công nghệ của Nhật, đạt đủ
mọi tiêu chuẩn chất lượng để xuất khẩu sẽ có nhiều cơ hội tiếp cận các thị trường mới ngoài thị trường nội địa.
2.4.3.2 Nguy cơ
- Đòi hỏi ngày càng cao của khách hàng về chất lượng, mẫu mã làm tăng sức ép lên bộ phận nghiên cứu phát triển sản phẩm. Khách hàng sẵn sàng không tiêu dùng sản phẩm nếu không đáp ứng được những yêu cầu của họ.
- Độ nhạy cảm về giá: Các phân khúc thị trường khác nhau phản ứng khác nhau với những biến đổi về giá.
- Sản phẩm thay thế phong phú sẽ làm tăng nguy cơ mất thị trường.
- Các hoạt động cạnh tranh không lành mạnh: Trong lúc luật cạnh tranh chưa thực sự hoàn thiện, việc cạnh tranh không lành mạnh rất dễ gây tổn thất lớn cho doanh nghiệp.
- Sức ép cạnh tranh: Hội nhập WTO sẽ làm giảm thuế, cắt giảm hàng rào phi thuế quan, cắt giảm trợ cấp khiến cho nhiều doanh nghiệp mới có cơ hội gia nhập ngành và các đối thủ nước ngoài tiếp cận vào thị trường Việt Nam. Điều đó làm gia tăng đối thủ tiềm ẩn và đối thủ cạnh tranh buộc doanh nghiệp phải giảm giá để cạnh tranh với các sản phẩm thay thế khác của doanh nghiệp. Chính điều này gây nên sức ép cạnh tranh cho doanh nghiệp. Bình An cũng phải chịu áp lực cạnh tranh với các hãng khác như Heineken, URC, Pepsi, Coca Cola……
- Thách thức về nguồn nhân lực: Dưới sức ép cạnh tranh của các công ty nước ngoài, các doanh nghiệp trong nước cần phải có chiến lược đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao, đáp ứng được công việc yêu cầu phải có trình độ cao.
- Thị trường tài chính toàn cầu đang gặp khủng hoảng cũng ảnh hưởng phần nào đến thị trường tài chính trong nước và ảnh hưởng trực tiếp đến các doanh nghiệp Việt Nam trong đó có Bình An, việc tiếp cận nguồn vốn trở nên khó khăn hơn sẽ ảnh hưởng đến việc mua nguyên vật liệu, sản xuất và phân phối sản phẩm.
TÓM TẮT CHƯƠNG 2
Chương 2 đã điểm qua quá trình hình thành, phát triển cũng như những kết quả mà Công ty Bình An đạt được và chưa đạt được trong những năm qua. Tác giả, đã phân tích kết quả kinh doanh cũng như các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh tại Bình An một cách khá chi tiết. Đồng thời phân tích hiện trạng hoạt động Marketing – mix của công ty, mà chủ yếu tập trung nghiên cứu vào 4P bao gồm: Chiến lược sản phẩm, chiến lược giá, chiến lược phân phối và chiến lược chiêu thị, kết hợp với thăm dò điều tra bảng câu hỏi cho 100 khách hàng đã sử dụng sản phẩm nước uống Collagen. Từ đó xác định ra các ưu điểm, nhược điểm của mỗi chiến lược đang được áp dụng tại Bình An. Đồng thời phân tích các yếu tố về môi trường vi mô và vĩ mô ảnh hưởng đến hoạt động Marketing của Bình An từ đó đưa ra và đánh giá được cơ hội và nguy cơ do môi trường đem lại.
Những vấn đề đã phân tích ở chương 2 sẽ là cơ sở để đưa ra những giải
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG
MARKETING CHO SẢN PHẨM NƯỚC UỐNG
COLLAGEN CỦA CÔNG TY BÌNH AN