5. Kết cấu của luận văn
2.2.3 Tổng quan về ngành kinh doanh đồ uống không cồn tại Việt Nam
Thị trường nước giải khát là một thị trường đã có từ lâu đời và có đa dạng các sản phẩm từ nước uống tính khiết, nước lọc, nước khoáng rồi đến nước uống có ga (cồn), nước ép trái cây.... Và theo những số liệu thống kê của Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư TP HCM, trong cơn khủng hoảng kinh tế toàn cầu, mặt hàng nước giải khát hầu như không bị tác động. Các nhãn hàng nước giải khát vẫn có doanh số tăng trưởng khoảng 800%/năm. Đồ uống cũng là mặt hàng duy nhất đang giữ phong độ quảng bá thương hiệu trong lúc các ngành hàng khác đều cắt giảm tối đa chi phí. Vì nước uống là một nhu cầu không thể thiếu đối với sự sống của con
người. Trước đây theo thói quen của người Việt Nam là uống nước đun sôi để nguội nhưng đến nay do khoa học phát triển, đời sống thay đổi nên dần thay đổi thói quen sang sử dụng nước đóng chai. Và do sự bùng nổ dân số, phát triển kinh tế và phát triển nhà máy, khu công nghiệp…làm nguồn nước tự nhiên ngày càng ô nhiễm nghiêm trọng. Nhưng đời sống xã hội nâng cao thì người tiêu dùng cũng nhận thức ngày càng cao về nước uống an toàn vệ sinh thực phẩm và đảm bảo sức khỏe.
Tuy nhiên, do thiếu kiểm soát nên thị trường nước giải khát đang đứng trước hiện trạng thực, giả lẫn lộn. Theo thống kê chưa đầy đủ, có tới 50% trong tổng số 400 cơ sở sản xuất nước uống đóng bình, đóng chai không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Qua kiểm tra thấy, có nhiều loại nước tăng lực chứa cocain hoặc sử dụng chất ngọt tổng hợp nằm ngoài danh mục cho phép. Sữa đậu nành có hàm lượng protein thấp hơn tiêu chuẩn công bố. Khoảng 30 loại trà thảo dược như atiso, trà đắng, trà giảm cân, thanh nhiệt không được kiểm định dư lượng thuốc trừ sâu. Nguyên nhân của thực trạng trên là do một số cơ sở sản xuất, chế biến nước uống chưa đầu tư đúng mức về hệ thống trang thiết bị sản xuất cũng như chưa đảm bảo quy trình sản xuất theo quy định về an toàn vệ sinh thực phẩm. Thêm vào đó là sự gia tăng nhu cầu tiêu dùng nước uống đóng chai, cũng như sự hiểu biết của cộng đồng trong việc lựa chọn sản phẩm nước uống đóng chai bảo đảm chất lượng còn nhiều hạn chế.
Theo các chuyên gia nghiên cứu và theo mạng themalaysiainsider.com ngày 31/10/2012 đăng bài viết về thị trường nước giải khát giàu tiềm năng của Việt Nam, trong đó hai tập đoàn nước giải khát khổng lồ Coca-Cola và PepsiCo đều đang có những kế hoạch lớn mở rộng thị phần tại Việt Nam, song song đó sự kiện Tân Hiệp Phát quyết định chi hơn 4.000 tỉ đồng để đầu tư 2 nhà máy sản xuất nước giải khát có tổng công suất 1.550 triệu lít/năm trong thời điểm nền kinh tế đang khan vốn thực sự là một bước đi táo bạo. Điều này dự báo thị trường đồ uống Việt Nam sẽ tiếp tục tăng trưởng đáng kể trong những năm tới.
Thị trường đồ uống và các loại nước giải khát từ lâu vốn được xem là mảnh đất màu mỡ cho nhiều "đại gia" tung hoành ở Việt Nam. Một số nhãn hiệu đình đám phải kể đến là Coca Cola, Pepsi, Tribeco, Tân Hiệp Phát, URC, Wonderfarm.… Tuy nhiên, hiện nay ở Việt Nam, Pepsi và Coca Cola đang gần như thống lĩnh thị trường đồ uống nội địa do thương hiệu sẵn có tiếng cùng truyền thống
lâu đời. Dù có khá nhiều thương hiệu, nhưng thị trường nước uống đóng chai của Việt Nam cơ bản vẫn là sân chơi của các "ông lớn". Các thương hiệu nước uống đóng chai đang giành giật nhau từng khoảng trống trên thị trường.
Theo dự báo của Công ty Datamonitor (Anh), vào cuối năm 2014, thị trường nước uống đóng chai sẽ đạt tổng doanh thu khoảng 279 triệu USD, tăng trưởng bình quân 6%/năm trong giai đoạn 2009 - 2014. Đồng thời, tổng sản lượng của toàn thị trường đạt 307 triệu lít. Còn Euromonitor International (EI) đưa ra dự báo trong giai đoạn 2010 - 2016, tốc độ tăng trưởng của ngành nước uống đóng chai đạt 16%/năm. Và đây là cơ hội cho tất cả các hãng.
Nhìn chung, thị trường đồ uống tại Việt Nam là một thị trường còn nhiều tiềm năng, đặc biệt tại các thành phố và thị trấn, nơi lối sống hiện đại đang ngày càng trở nên phổ biến dẫn đến sự gia tăng về nhu cầu thực phẩm đã qua chế biến và đóng gói.
Đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng và tăng cao của người tiêu dùng, nhiều loại sản phẩm đồ uống đã nhanh chóng có mặt trên thị trường.
Hiện nay, trên thị trường có 7 dòng sản phẩm đồ uống chính gồm: nước ngọt có gas, trà xanh, nước tinh khiết, nước uống thể thao, nước tăng lực, nước ép trái cây và sữa uống liền. Thị trường nước uống không gas phát triển mạnh, với tốc độ tăng trưởng khoảng 30%/năm. Thống kê của Nielsen trong năm 2011 về ngành hàng nước giải khát cho thấy, về nhãn hiệu, trà xanh Không Độ chiếm 13% thị phần, C2 chiếm 8,1%, Sting chiếm 5,7%, Coca-Cola 5,4%, Number One và trà Dr. Thanh cùng có mức 4,9%, Pepsi 4,7%, Red Bull 3,6%...
Hình 1.2: Tốc độ tăng trưởng thịtrường nước giải khát Việt Nam
(Nguồn: Diễn đàn kinh tế Việt Nam báo Vietnamnet)
Hai năm qua, kinh tế VN đã trải qua một chặng đường khó khăn. Song so với các nền kinh tế mới nổi khác cùng khu vực, VN vẫn được đánh giá cao. Ưu điểm lớn nhất của VN tập trung vào ba yếu tố chính:
Thứ nhất, nền kinh tế ổn định. "Nền kinh tế" ở đây không có nghĩa chỉ là các biến số vĩ mô có thể đo đếm được như tăng trưởng GDP hay lạm phát, nó bao gồm cả yếu tố chính trị. Một thể chế chính trị ổn định đã và đang là ưu thế đặc biệt của VN, đặc biệt trong bối cảnh các cuộc chiến tranh địa - chính trị vẫn đang diễn ra ở nhiều quốc gia khác trên thế giới. Điều đó, hứa hẹn VN dù sớm hay muộn, vẫn có khả năng lấy lại những mốc tăng trưởng cao trên 7%, khi nền kinh tế thế giới phục hồi và khi VN thực sự biến quyết tâm tái cấu trúc nền kinh tế thành hành động. Báo cáo Phát Triển VN (VDR) 2012 của Ngân hàng Thế giới (World Bank) về kinh tế thị trường khi VN trở thành quốc gia thu nhập trung bình được mở đầu với sự đánh giá cao năng lực chuyển đổi diện mạo nền kinh tế.
Và một trong những cơ hội cho tất cả các thị trường của kinh tế VN, chính là cơ cấu dân số vàng với hơn 50% người dân đang trong độ tuổi lao động, chiếm khoảng hơn 45 triệu dân, tương đương gấp gần khoảng... 10 lần dân số toàn quốc của một quốc gia phát triển trong khu vực là Singapore (xét năm 2011). Dân số thuộc độ tuổi vàng của VN cũng tương đương gấp gần 5 lần dân số toàn quốc của một đất nước có vị trí lãnh thổ rộng lớn đứng trong top 10 thế giới là Australia. Dân số vàng, nói ngắn gọn, chính là động lực tăng trưởng của VN hiện nay và trong tương lai.
Cùng với đó, yếu tố thứ ba khiến thị trường VN trở thành trọng điểm của các tập đoàn tiêu dùng đồ uống, thực phẩm đa quốc gia, là VN đã chính thức bước qua nhóm quốc gia có thu nhập trung bình, đồng nghĩa, sức mua, lượng tiêu thụ của những người đang trong độ tuổi lao động đã được cải thiện và ngày càng tăng lên. Với những yếu tố đó, trong hai năm qua, kể cả khi kinh tế khủng hoảng, thị trường thực phẩm, đồ uống của VN vẫn không ngừng tăng trưởng. Riêng thị trường đồ uống có sức tăng trưởng trung bình ngành từ 20-40%, là mức tăng được đánh giá "tạm thời có sự chùng xuống" so với trước đây, song vẫn có những DN cá biệt đạt mức tăng trưởng tới 800% (nguồn: Hiệp hội Bia - Rượu - Nước giải khát VN).
Tiềm năng của thị trường đồ uống VN, vì vậy, có thể ví như "chỗ trũng" hút vốn đầu tư của nhiều DN ở khắp các quốc gia khác nhau, từ Châu Âu, Châu Úc tới Châu Á và tất nhiên không thể loại trừ các tập đoàn đa quốc gia. Ông Laurent Lourdais - Chuyên gia tư vấn Tổng cục nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ủy ban Châu Âu, cho biết trong tổng kim ngạch xuất khẩu từ Châu Âu vào VN năm 2012, một phần rất lớn tổng giá trị đến từ đồ uống như rượu Bordeaux, Champagne... Điều đó cho thấy, sức mua và khả năng tiêu thụ của người VN, với các sản phẩm đồ uống từ bình dân, trung và cao cấp, không nhỏ.