Ngân hàng hồi giáo Malaysia (BIMB)

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ NGÂN HÀNG BÁN LẺ TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM.PDF (Trang 35)

Mô hình ngân hàng Hồi giáo của Malaysia có một số điểm cần quan tâm như sau: Malaysia là một quốc gia có tỷ lệ người dân theo đạo Hồi tương đối cao, thế nên họ thiết lập hệ thống ngân hàng Hồi giáo song song với hệ thống ngân hàng truyền thống. Tuy nhiên, Việt Nam lại là một quốc gia với tỷ lệ người theo đạo Hồi thấp, do đó chúng ta chỉ giới hạn ở việc khai thác các sản phẩm Hồi giáo thông qua các sản phẩm dịch vụ Hồi giáo do các ngân hàng truyền thống cung cấp. Đây cũng là một hình thức mà Malaysia đã triển khai từ năm 1993. Bộ phận cung cấp dịch vụ này phải tuân thủ hoàn toàn theo luật Shariah (luật Đạo hồi) và có một nguồn vốn tối thiểu ban đầu.

Ngân hàng Hồi giáo Malaysia (BIMB)– ngân hàng được xem là phát triển và hấp dẫn nhất trên thế giới hiện nay. Trong khi các quốc gia trên thế giới và Việt Nam đang phải khắc phục những hậu quả do cuộc khủng hoảng tài chính thế giới gây ra thì các ngân hàng và quỹ đầu tư tuân thủ quy tắc đạo Hồi – quy tắc Shariah lại tránh được những khoản nợ xấu.

Hệ thống quy tắc Shariah là hệ thống luật pháp tôn giáo Hồi giáo bao gồm tất cả mọi thứ trong cuộc sống hàng ngày từ việc ăn và ngủ cho đến chính trị và chính phủ, nó bao gồm hệ thống pháp luật hình sự và dân sự cũng như qui định về phẩm chất cá nhân con người bao gồm vấn đề đạo đức và các vấn đề cá nhân. Hệ thống quy tắc này được xây dựng trên nền tảng kinh Koran và tôn giáo của đạo Hồi. Theo luật Hồi giáo thì mọi hoạt động kinh tế bị cho là có hại về đạo đức và xã hội đều bị cấm. Các cá nhân phải sử dụng thận trọng tài sản của mình, không găm giữ, để nhàn rỗi hay lãng phí tài sản. Luật Shariah của người Hồi giáo cấm áp dụng lãi suất, buôn bán rượu và thịt lợn, kinh doanh bài bạc và các sản phẩm , dịch vụ đồi truỵ…Người theo đạo Hồi phải có nghĩa vụ đóng góp một phần tài sản của họ cho những bộ phận nghèo túng trong xã hội hồi giáo.

Theo đó, ngân hàng giữ tiền của khách hàng thì không nên mạo hiểm dùng tiền đó để đầu tư vào hoạt động nhiều rủi ro như đầu tư chứng khoán. Nếu thất bại, ngân hàng sẽ mất khả năng thanh toán cho khách hàng và điều này dẫn đến những hệ luỵ cho nền kinh tế. Đây chính là ưu điểm của mô hình ngân hàng Hồi giáo, nó không cho phép đầu tư vào những lĩnh vực mạo hiểm, nghiêm cấm sử dụng công cụ lãi suất.

Các sản phẩm, dịch vụ tài chính Hồi giáo hầu như được các ngân hàng lớn trên thế giới ứng dụng tạo ra các sản phẩm mới đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng của người sử dụng và ngày càng ăn nên làm ra. Các SPDV tài chính của ngân hàng Hồi giáo chủ yếu có thể kể đến là Mudarabah (nghiệp vụ liên kết đầu tư), Ijara (nghiệp vụ cho thuê), Murabahah (nghiệp vụ giao dịch bán hàng ở một mức giá có lời) và Musharakah (nghiệp vụ hợp tác kinh doanh giữa khách hàng và ngân hàng cùng phân chia lãi lỗ).

Hiện nay, điều kiện của Việt Nam rất thuận lợi và có sức thu hút một bộ phận giới đầu tư Trung Đông đang trên đường tìm kiếm cơ hội đầu tư và Việt Nam có hơn 70.000 cư dân theo đạo Hồi đang sinh sống tại Việt Nam nhưng không có một sản phẩm ngân hàng tài chính Hồi giáo nào đáp ứng được nhu cầu của họ. Đây là một điều kiện vô cùng thuận lợi trong bước đầu triển khai áp dụng mô hình tài

chính Hồi giáo vào hệ thống NHTM Việt Nam. Việc xây dựng các sản phẩm ngân hàng theo mô hình tài chính Hồi giáo sẽ góp phần làm tăng doanh thu cũng như lợi nhuận cho ngân hàng do thu hút được thành phần cư dân theo đạo Hồi, một bộ phận được xem là giàu có nhờ nguồn thu từ dầu mỏ tại khu vực Trung Đông. Bộ phận này có nguồn vốn vô cùng dồi dào và hiện đang dần rút vốn đầu tư ra khỏi các nước phương Tây do bị nghi ngờ dính tới khủng bố khi đầu tư tại Mỹ và Châu Âu.

Ngân hàng Việt Nam đang trong giai đoạn hoàn thiện sự đa dạng của SPDV đáp ứng nhu cầu của người dân thì việc tạo ra những sản phẩm mới theo mô hình ngân hàng Hồi giáo sẽ tạo ra một luồng sinh khí mới cho cả ngân hàng và khách hàng. Khách hàng thì có thêm nhiều cơ hội lựa chọn những sản phẩm phù hợp với mình nhất trong khi ngân hàng có thể gia tăng nguồn thu nhập có được từ việc cung cấp các sản phẩm này.

Kết luận chương 1

Tóm lại, chương 1 của luận văn đề cập đến một số lý luận cơ bản của dịch vụ NHBL và các dịch vụ NHBL phổ biến tại các NHTM hiện nay. Đồng thời, thông qua việc tìm hiểu sự đóng góp của họat động kinh doanh dịch vụ NHBL đối với sự nghiệp phát triển của các NHTM và phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến họat động kinh doanh NHBL, để làm cơ sở đi vào phân tích thực trạng họat động kinh doanh dịch vụ NHBL và định hướng đối với họat động này của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam.

Chương 2: Đánh giá hoạt động kinh doanh dịch vụ NHBL tại BIDV

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ NGÂN HÀNG BÁN LẺ TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM.PDF (Trang 35)