Chiến lược sản phẩm

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ NGÂN HÀNG BÁN LẺ TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM.PDF (Trang 26)

Chiến lược sản phẩm là các chiến lược kinh doanh liên quan đến việc xây dựng, thiết kế, định giá sản phẩm, xây dựng quy trình cung ứng sản phẩm đến tay người tiêu dùng... Thiết kế sản phẩm và định giá là một đòn bẩy quan trọng để phát triển hoạt động kinh doanh dịch vụ NHBL nhưng nó lại là một trở ngại đối với nhiều ngân hàng. Vấn đề nằm ở chỗ tìm ra sự cân bằng giữa việc xác định các nhu cầu cụ thể và đặc điểm của mỗi phân đoạn khách hàng để tránh làm phức tạp các dòng sản phẩm. Định giá - một khía cạnh quan trọng khác của thiết kế sản phẩm có thể có tác động nhất định đến việc thu hút khách hàng cũng như đến khả năng sinh lời của ngân hàng. Các ngân hàng cần nỗ lực định giá sản phẩm nhằm phản ánh chi

phí phục vụ thực tế và tách biệt giữa các phân đoạn khách hàng khác nhau để làm cho khách hàng ít có sự quan tâm về giá nhờ tính năng ưu việt của sản phẩm mang lại, từ đó có thể mang lại sự gia tăng doanh thu đáng kể mà lại tối thiểu sự mất mát về khối lượng khách hàng cho ngân hàng.

Việc xây dựng các sản phẩm dịch vụ ngân hàng cần phải được xây dựng đồng thời với quy trình cung cấp và bán sản phẩm dịch vụ đó như thế nào để phù hợp với quy định pháp luật nhưng cũng giảm thiểu thời gian cho khách hàng, giảm thiểu chi phí và rủi ro cho ngân hàng.

Việc tổ chức cung cấp dịch vụ cũng đã được các ngân hàng đặc biệt quan tâm, việc bán các sản phẩm dịch vụ của các ngân hàng được tách ra thành hai bộ phận là bộ phận Front office và Back office để giải phóng khách hàng nhanh nhất và giảm thiểu rủi ro. Ví dụ quá trình bán sản phẩm thẻ phải được tách làm hai giai đoạn chào bán (nhân viên bán hàng hay là bộ phận front office) và giai đoạn xử lý, quản trị rủi ro (bộ phận back office).

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ NGÂN HÀNG BÁN LẺ TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM.PDF (Trang 26)