Các bước thực hiện trước khi chuyển đổi sang mô hình quản lývốn

Một phần của tài liệu Quản lý vốn theo cơ chế tập tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (Trang 88)

tập trung.

Thực tiễn triển khai ứng dụng QLVTT trung tại BIDV – Việt Nam thời gian qua đã bộc lộ vấn đề cơ bản là: theo kết quả tổng hợp trong toàn hệ thống BIDV – Việt Nam về việc triển khai ứng dụng cơ chế quản lý mới, BIDV – Việt Nam chưa có phương pháp triển khai ứng dụng một cách khoa học, thể hiện qua việc lúng túng trong ứng dụng chương trình và kết quả kinh doanh thua lỗ của các CN trong những ngày đầu triển khai cơ chế mới.

Sau một thời gian triển khai áp dụng QLVTT, BIDV đã rút ra các bước thực hiện nhằm đảm bảo việc triển khai xây dựng và phát triển QLVTT một cách khoa học và đúng hướng. Quá trình thực hiện gồm các bước như sau:

a. Xác định thời điểm thực hiện.

Để đảm bảo tính chính xác và nhanh chóng trong quá trình thực hiện chuyển đổi cơ chế, việc xác định thời điểm là hết sức quan trọng. Thời điểm thực hiện chuyển đổi là thời điểm kết thúc cơ chế cũ chuyển sang ứng dụng cơ chế mới. Thời điểm chuyển đổi có thể kéo dài vài ngày và có thể sử dụng song song hai cơ chế trong thời gian chuyển đổi. Thời gian này thường phát sinh những sai sót vì thế đòi hỏi tính chuyên nghiệp và trình độ ứng dụng cao của cán bộ nghiệp vụ nguồn vốn và sử dụng nguồn.

Theo kinh nghiệm chuyển đổi thì quá trình chuyển đổi nên được thực hiện theo từng chi nhánh, từng đơn vị trực thuộc. Không nên thực hiện chuyển đổi một lần toàn hệ thống để tránh những sai sót phát sinh. Quá trình chuyển đổi nên thực hiện theo Lịch chuyển đổi cụ thể cho từng CN. Sau mỗi đợt chuyển đổi cơ chế thành công, các CN phải thực hiện báo cáo chuyển đổi và thực hiện cơ chế mới để rút kinh nghiệm cho những lần chuyển đổi

82

sau.Việc sử dụng song song hai cơ chế sẽ kết thúc khi toàn bộ các CN trong hệ thống đã thực hiện chuyển đổi thành công.

b. Xác định giá chuyển vốn.

Trung tâm vốn phải xác định giá chuyển vốn cho kỳ hạn đầu tiên tại thời điểm thực hiện chuyển đổi cơ chế (ngày hiệu lực).Thông thường, tại các kỳ đầu tiên, Trung tâm vốn nên xác định giá “mua – bán” vốn bằng nhau để hạn chế việc xáo trộn hoạt động kinh doanh của CN.Tuy nhiên, việc thực hiện cơ chế một giá không nên kéo dài và nên chấm dứt sau khi toàn bộ CN đã thực hiện chuyển đổi xong. Định kỳ, Trung tâm vốn có trách nhiệm xây dựng giá chuyển vốn cho từng kỳ hạn nhất định, theo sự biến động của lãi suất trên thị trường.

Tại ngày thực hiện hiệu lực chuyển sang cơ chế Định giá chuyển vốn, toàn bộ các giao dịch thuộc đối tượng định giá còn số dư và các giao dịch phát sinh tại ngày hiệu lực sẽ được áp dụng chung mức giá theo thông báo trong ngày, căn cứ trên loại giao dịch, kỳ hạn danh nghĩa, đồng tiền giao dịch và không đổi cho đến kỳ hạn định giá lại tiếp theo của từng giao dịch.

c.Vận hành chương trình Định giá chuyển vốn FTP.

Kể từ thời điểm chuyển đổi (ngày hiệu lực), các CN triển khai phải sử dụng chương trình Định giá chuyển vốn nội bộ FTP để khai thác, phân tích các báo cáo.Mỗi CN được cấp mã truy cập vào chương trình và phải chịu trách nhiệm về việc quản lý, sử dụng mã người dùng (User name) truy cập vào chương trình.

Trong quá trình thực hiện, CN phải thường xuyên kiểm tra số liệu, kết quả tính toán của chương trình và kịp thời phản ánh về Trung tâm vốn khi có phát sinh trường hợp sai sót, chưa hợp lý trong thực hiện.

83

Trung tâm công nghệ tạo môi trường vận hành an toàn, thông suốt. Đồng thời, cấp đủ User name truy cập chương trình cho các CN và các đơn vị tại HSC

d.Chuyển đổi sang cơ chế Định giá chuyển vốn FTP.

CN phải đóng các tài khoản không cần thiết tại các Tổ chức tín dụng khác trên địa bàn hoặc tính toán hạn chế tối thiểu số dư tài khoản tiền gửi thanh toán của CN tại địa bàn để giảm chi phí mua vốn duy trì số dư cho tài khoản này.

Tất cả các tài khoản giao dịch nội bộ tại CN và HSC phải được đóng lại.Toàn bộ các giao dịch nhận vốn nội bộ, gửi vốn giữa CN và HSC tại phân hệ Treasury sẽ được tất toán với lãi suất giữ nguyên như đang thực hiện trên số ngày thực tế.Đồng thời thay thế bằng tài khoản mới là Tài khoản “Điều chuyển vốn nội bộ” (không tính lãi đối với số dư tài khoản Điều chuyển vốn nội bộ). Vào ngày hiệu lực, HSC thực hiện tất toán toàn bộ các giao dịch chuyển vốn nội bộ hiện đang theo dõi tại phân hệ Treasury, chuyển số dư về tài khoản Điều chuyển vốn nội bộ, CN có trách nhiệm đối chiếu, kiểm tra việc tất toán các giao dịch nội bộ, lãi phát sinh của các giao dịch và thực hiện hạch toán theo hướng dẫn của HSC.

Bắt đầu từ ngày hiệu lực chuyển đổi, chương trình Định giá chuyển vốn nội bộ FTP chính thức vận hành. Chương trình FTP ghi nhận thu nhập và chi phí của CN qua hệ thống báo cáo mà không có sự dịch chuyển dòng tiền cũng như không phát sinh bút toán hạch toán. Định kỳ hàng tháng (ở BIDV là định kỳ ngày 26 hàng tháng), HSC gửi thông báo cho các CN về chênh lệch thu nhập của CN qua hệ thống FTP để CN thực hiện hạch toán vào thu nhập (hoặc chi phí) của CN.

84

Mọi giao dịch phát sinh kể từ thời điểm ứng dụng cơ chế đều ảnh hưởng đến thu nhập/chi phí của CN (làm phát sinh lãi/lỗ). Vì thế, những nhà quản trị NH phải chuẩn bị chu đáo công tác đào tạo trình độ nghiệp vụ của nhân viên, hạn chế thấp nhất thiệt hại gây ra cho CN. Trong thời gian đầu triển khai cơ chế mới, các CN phải báo cáo lên HSC mọi vướng mắc phát sinh để phối hợp giải quyết, định kỳ báo cáo Tổng kết đánh giá kết quả triển khai ứng dụng cơ chế mới. Thông thường, Bộ phận kinh doanh hoặc Bộ phận kế hoạch và nguồn vốn của CN sẽ đảm nhiệm vai trò thực hiện mua bán vốn với Trung tâm và tổng kết các báo cáo kết quả kinh doanh.

Một phần của tài liệu Quản lý vốn theo cơ chế tập tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (Trang 88)