Những hạn chế và nguyên nhân

Một phần của tài liệu Quản lý vốn theo cơ chế tập tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (Trang 74)

- Chi nhánh phải phụ thuộc nhiều vào các mức giá “mua/bán” vốn với HSC.

Tuy xây dựng một tổ chức hiện đại hóa, năng động và gọn nhẹ là ưu điểm của cơ chế. Song, vấn đề đặt ra là CN phải phụ thuộc nhiều vào mức giá mua và bán vốn do HSC đề ra. Đồng thời, CN vẫn không thể linh động đưa ra mức lãi suất cạnh tranh hơn do CN còn bị phụ thuộc vào lãi suất “mua/bán” vốn với HSC.

68

Khả năng tổ chức, hoạt động của mỗi CN còn phụ thuộc vào các yếu tố khác như: đặc điểm của khu vực, địa bàn hoạt động; về nhu cầu cũng như mức thu nhập của khách hàng…Như vậy, việc áp dụng cơ chế một giá trong việc “mua/bán” vốn giữa HSC và các CN trong toàn hệ thống là một hạn chế rất lớn của cơ chế.

- Lợi nhuận thu về từ việc “bán” vốn cho HSC là thấp hơn nhiều với lợi nhuận thu đƣợc từ việc cấp tín dụng cho khách hàng.

CN chưa phát triển mạnh mãng tín dụng, chưa cung cấp được sản phẩm tín dụng trọn gói đến cá nhân, tổ chức có nhu cầu. Những dịch vụ đưa ra chưa có sự khác biệt rõ rệt so với các NH khác trên địa bàn và tính ưu việt cũng không cao hơn những sản phẩm có sẵn trên thị trường.

Rủi ro trong lợi nhuận thu về từ việc “bán” vốn cho HSC là thấp hơn nhiều với lợi nhuận thu được từ việc cấp tín dụng cho khách hàng. Tuy nhiên, nếu sự chênh lệch giữ huy động vốn và dư nợ tín dụng không quá lớn như hiện nay thì lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh còn hứa hẹn những kết quả khả quang hơn. Nhìn chung, tăng trưởng tín dụng còn rất thấp và chưa tương xứng với qui mô tổng tài sản.

- Các chi nhánh vẫn bị ràng buộc bởi hạn mức thanh toán.

Vốn do chi nhánh huy động được chuyển vào nguồn vốn chung và nguồn vốn chi nhánh cho vay được lấy từ nguồn vốn của hệ thống. Việc chi nhánh cho vay từ nguồn vốn của hệ thống được thực hiện thông qua tài khoản "Điều chuyển vốn nội bộ".Tài khoản này có thể dư âm (khi tại thời điểm giá trị tuyệt đối của Tài sản Có của chi nhánh lớn hơn Tài sản Nợ) hoặc dương (khi tại thời điểm giá trị tuyệt đối Tài sản Có của chi nhánh nhỏ Tài sản Nợ).

Dòng tiền ra, vào tài khoản "Điều chuyển vốn nội bộ" bị giới hạn bởi các hạn mức sau đây:

69

. Hạn mức thanh toán: là số tiền tối đa cho một giao dịch "mua vốn", trường hợp chi nhánh có giao dịch mua vốn vượt hạn mức thanh toán phải có báo cáo đề xuất lên trung tâm và giao dịch chỉ được thực hiện khi được sự phê duyệt của trung tâm

. Hạn mức chênh lệch ròng: là mức tối đa số dư âm trên tài khoản "Điều chuyển vốn nội bộ" đối với từng chi nhánh, thể hiện chênh lệch tại thời điểm giữa giới hạn dư nợ của chi nhánh với số dư huy động vốn.

Việc tồn tại của hạn mức thanh toán là do các chi nhánh bị ràng buộc bởi hạn mức tín dụng và đầu tư trên thị trường tiền tệ. Trong khi đó, hạn mức tín dụng Hội sở chính cấp cho chi nhánh còn là vấn đề gây nhiều tranh cãi vì nó mang tính chủ quan nhiều hơn.

Trong khi quản lý vốn được ứng dụng cơ chế khoa học là cơ chế quản lý vốn tập trung thì việc giao các chỉ tiêu về huy động vốn và hạn mức tín dụng được thực hiện một cách cảm tính thông qua việc tính toán số dư tín dụng của năm trước và dự đoán tốc độ phát triển kinh tế địa phương. Đây là những bất hợp lý cần được xem xét gỡ bỏ để giúp các chi nhánh chủ động hơn trong quá trình kinh doanh.

Tóm lại, mặc dù quản lý vốn theo cơ chế tập trung có những ưu điểm nhất định so với cơ chế cũ, song, thực tiễn ứng dụng quản lý vốn theo cơ chếtập trung tại BIDV đã phát sinh các bất cập nêu trên tại các chi nhánh. Đó chính là những tồn tại cần phải có giải pháp hoàn thiện để tối ưu hóa việc sử dụng cơ chế mới. Thực tế ở BIDV cho thấy, một cơ chế mới luôn mang theo những khiếm khuyết cần chỉnh sửa. Tuy nhiên, trên thực tế những mặt tích cực mà cơ chế mang lại lớn hơn nhiều so với những hạn chế còn tồn đọng.

Với việc áp dụng QLVTT thì những hạn chế của một số chi nhánh BIDV xoay quanh vấn đề về chỉ tiêu dư nợ tín dụng. Ngược lại, huy động vốn

70

lại là một thế mạnh lớn của CN. Cơ chế quản lý vốn mới đã góp phần tăng thêm thu nhập cho CN đồng thời giảm thiểu rủi ro về lãi suất, rủi ro về thanh khoản đến mức thấp nhất. Việc tập trung vốn về HSC giúp tận dụng được nguồn vốn trong hệ thống với chi phí thấp, thời gian huy động nhanh.

Ngoài ra với khả năng xuất các báo cáo cuối ngày nhanh và chính xác, chương trình FTP giúp CN đánh giá được tình hình hoạt động kinh doanh một cách nhanh chóng nhằm đưa ra những giải pháp kịp thời và hợp lý.

Kết luận chƣơng 2

Chương 2 trình bày tình hình thực hiện Quản lý vốn theo cơ chếtập trung tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam trên cơ sở so sánh nội dung cơ bản của hai cơ chế cũ và cơ chế mới - cơ chế Quản lý vốn tập trung. Từ đó nêu lên tính cần thiết của việc áp dụng cơ chế quản lý vốn mới. Trong đó, nội dung quan trọng nhất của cơ chế chính là Giá chuyển vốn, Định giá chuyển vốn và Xác định thu nhập/chi phí. Qua đó, đánh giá tình hình thực hiện quản lý vốn theo cơ chế tập trung tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam để đề xuất các giải pháp thích hợp nhằm hoàn thiện cơ chế và phát huy tối đa hiệu quả ứng dụng cơ chế.

71

Chƣơng 3

GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ VỐN THEO CƠ CHẾTẬP TRUNG TẠI NGÂN HÀNG TM CỔ PHẦN ĐẦU TƢ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM 3.1 Định hƣớng phát triển của Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam.

Hiện nay, BIDV đã hoàn thành Đề án chuyển đổi mô hình tổ chức Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam giai đoạn 2011-2015. Mục tiêu chuyển đổi mô hình tổ chức ngoài việc đảm bảo đáp ứng mô thức và yêu cầu quản trị hiện đại Ngân hàng TMCP theo thông lệ và chuẩn mực quốc tế, còn là bước chuẩn bị để BIDV chuyển đổi thành mô hình tập đoàn tài chính - ngân hàng. Việc thực hiện tái cơ cấu Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam giai đoạn 2011-2015 là một nhiệm vụ trọng tâm xuyên suốt và có tính quyết định đến sự phát triển bền vững của BIDV.

3.1.1 Định hướng chung.

Định hướng phát triển của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam trong giai đoạn sắp tới ( 2011-2015) như sau:

- Năm 2015 quy mô vốn chủ sở hữu đạt mức trên 45.000 tỷ đồng, đảm bảo hệ số an toàn vốn CAR theo quy định của NHNN,và

Hướng đến thông lệ quốc tế, thực hiện niêm yết cổ phiếu trên thị trường chứng khoán trong nước.

- Tổ chức và hoạt động kinh doanh theo hướng gia tăng năng suất, chất lượng và hiệu quả, trong đó giải quyết triệt để tình trạng suy giảm chất lượng, kinh doanh thua lỗ của các chi nhánh phải tái cơ cấu, các đơn vị trực thuộc, liên doanh liên kết hoạt động kém hiệu quả. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

72

- Cân đối nguồn lực thực hiện nhiệm vụ chính trị phù hợp với hiệu quả kinh doanh của hệ thống. Tăng trưởng lợi nhuận ở mức hợp lý để đảm bảo chi trả cổ tức cho cổ đông ở mức cạnh tranh phù hợp, bảo đảm thu nhập của người lao động phù hợp với kết quả kinh doanh.

- Xây dựng Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam trở thành một ngân hàng hợp nhất theo hướng ngân hàng đa năng, tập trung hóa hoạt động và quyền lực tại Hội sở chính, thu hẹp dần chức năng, qui mô hoạt động của các chi nhánh để các chi nhánh hoạt động trực tuyến như những kênh phân phối, còn Hội sở chính kiểm soát các sản phẩm, kế hoach tài chính cho từng nhóm khách hàng thông qua các kênh phân phối (các chi nhánh).

- Việc chuyển đổi mô hình được thực hiện từng bước theo lộ trình phù hợp. Trong đó, việc áp dụng mô hình cơ chế quản lý vốn được điều hành thông qua Trung tâm vốn tại Hội sở chính là một trong các bước chuyển đổi của BIDV nhằm xây dựng BIDV trở thành một ngân hàng hợp nhất theo hướng ngân hàng đa năng, tập trung hóa hoạt động và quyền lực tại Hội sở chính.

3.1.2 Nhiệm vụ.

Năm 2014, dự báo kinh tế thế giới tiếp tục khó khăn, diễn biến phức tạp và tiềm ẩn nhiều rủi ro, thương mại toàn cầu phục hồi chậm, tăng trưởng kinh tế không cao hơn nhiều so với năm 2013. Ở trong nước, bên cạnh những kết quả đạt được, nền kinh tế vẫn còn nhiều khó khăn.Năm 2014 là năm bản lề của kế hoạch 5 năm nhưng nhiều chỉ tiêu sau 3 năm thực hiện vẫn còn khá thấp so với mức đề ra cho cả thời kỳ 2011-2015.Vẫn còn những nguy cơ về suy giảm kinh tế, đình trệ trong sản xuất kinh doanh và những rủi ro tiềm ẩn trong hệ thống ngân hàng tài chính. Hoạt động ngành ngân hàng năm 2014 sẽ tiếp tục phải đối mặt với rủi ro từ nợ xấu tiếp tục tăng mạnh. Chính sách tiền tệ trong năm 2014 có nhiều khả năng sẽ theo hướng nới lỏng và mặt bằng lãi suất điều hành có thể sẽ tiếp tục

73

được điều chỉnh hạ thêm khi thuận lợi nhằm hỗ trợ doanh nghiệp. Tình hình thanh khoản VND nhìn chung sẽ tiếp tục ổn định trong phần lớn thời gian, đồng thời thị trường ngoại hối dự báo về cơ bản sẽ có nhiều nét tương đồng so với năm 2013, tỷ giá tiếp tục ổn định, giao dịch trong biên độ cho phép của Ngân hàng Nhà Nước. Trên cơ sở dự báo và lường đón những khó khăn, thách thức đến từ môi trường vĩ mô và ngành ngân hàng, đồng thời nhận thức và xác định rõ vai tròtrách nhiệm của một ĐCTC hàng đầu đã được cổ phần hoá, tiên phong dẫn dắt thị trường thông qua tuân thủ và thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia, hướng tới mục tiêu trở thành ngân hàng hàng đầu có quy mô và các chỉ số đáp ứng chuẩn mực và thông lệ quốc tế, đồng thời tích cực triển khai có hiệu quả các nhiệm vụ được Đại hội đồng cổ đông giao phó và xác định trong tâm năm 2014 như sau:

- Hoàn thiện thể chế vận hành theo mô hình ngân hàng TMCP đại chúng niêm yết một cách toàn diện, đầy đủ và đồng bộ thông qua việc tiếp tục thực hiện tái cơ cấu toàn diện các mặt hoạt động, cơ cấu mô hình tổ chức, hệ thống văn bản chế độ, công tác tổ chức cán bộ, cải cách hành chính…

- Trên cơ sở kế hoạch nhiệm vụ, kế hoạch kinh doanh được ĐHCĐ thông qua, HĐQT chỉ đạo, giám sát ban điều hành tập trung phân khai và chỉ đạo điều hành cụ thể bằng chương trình hành động, các nội dung công tác, giải pháp điều hành phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ kế hoạch được giao. Trong đó tập trung một số nội dung cụ thể sau:

Tạo lập cân đối một cách bền vững cơ cấu tài sản Nợ- tài sản Có, cơ cấu tín dụng, huy động vốn… gắn với tái cơ cấu.

Chuyển dịch mạnh mẽ trong hoạt động ngân hàng bán lẻ của BIDV, theo hướng gia tăng hoạt động Ngân hàng bán lẻ cả về quy mô, hiệu quả và chất lượng, xác định đầy là một hoạt động kinh doanh cốt lõi, cần tiếp tục đầu tư, tạo ra đột phá trong hoạt động Ngân hàng bán lẻ thời gian tới.

74

Nghiêm túc cầu thị trong việc phân tích đánh giá các nguyên nhân những tồn tại hạn chế so với các đối thủ, từ đó đề ra các giải pháp, biện pháp kiên quyết chấn chỉnh khắc phục những tồn tại hạn chế yếu kém để phát huy lợi thế trong cạnh tranh.

Nâng cao năng lực khai thác và ứng dụng công nghệ trong hoạt động kinh doanh, tạo đột phá để tăng hiệu quả, năng suất lao động.

Tiếp tục rà soát hoàn thiện mô hình tổ chức sau cổ phần hoá theo khu -kến nghị của tư vấn quản trị chiến lược nhằm nâng cao khả năng và hiệu quả xử lý công việc. Cơ cấu lại mô hình, chức năng nhiệm vụ, nhân sự các Ban, Trung tâm tại hội sở chính cũng như tại các đơn vị thành viên đảm bảo tính kỷ cương, kỷ luật và tuân thủ trong hệ thống.

- Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát và nâng cao tính kỷ cương, kỷ luật trong điều hành, quản lý hoạt động kinh doanh đảm bảo nhận diện và dự báo những rủi ro có thể xẩy ra, góp phần gia tăng niềm tin của các cổ đông vào hệ thống quản trị rủi ro của ngân hàng.

- Bám sát diễn biến thị trường, phân tích và đề xuất thực hiện niêm yết cổ phiếu BIDV khi có điều kiện vào thời điểm thích hợp. Tiếp tục xúc tiến công tác tìm kiếm, lựa chọn nhà đầu tư chiến lược.

- Tiếp tục nâng cao thương hiệu, xây dựng và triển khai chiến lược phát triển thương hiệu đồng bộ.

3.2 Giải pháp hoàn thiện quản lý vốntheo cơ chế tập trung tại Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam.

Có thể nói là không có một cơ chế nào tối ưu, bản thân QLVTT cũng chỉ giải quyết được một phần của những bất cập trong quản lý nguồn vốn.Qua thực tiễn triển khai ứng dụng quản lý vốn theo cơ chế tập trung tại BIDV thời

75 gian qua đã bộc lộ 2 vấn đề cơ bản.

-Thứ nhất, về việc triển khai ứng dụng cơ chế, BIDV chưa có phương pháp triển khai ứng dụng một cách khoa học, thể hiện qua việc lúng túng trong ứng dụng chương trình và kết quả kinh doanh thua lỗ của các chi nhánh trong những ngày đầu triển khai cơ chế mới.

- Thứ hai, bản thân quản lý vốn theo cơ chế tập trung cũng có nhược điểm. Bản thân Quản lý vốn theo cơ chếtập trung cũng chỉ giải quyết được một phần của những bất cập trong quản lý nguồn vốn của các ngân hàng. Điều quan trọng là cách vận dụng linh hoạt của các nhà quản lý ngân hàng đối với cơ chế này sao cho cơ chế phát huy hiệu quả cao nhất.

Vì vậy, các giải pháp để hoàn thiện quản lý vốntheo cơ chế tập trung phải giải quyết được 2 vấn đề trên: Phương pháp triển khai ứng dụng quản lý vốn tập trung và Giải pháp khắc phục nhược điểm của cơ chế.

3.2.1 Nhóm giải pháp khắc phục nhược điểm của quản lý vốn tập trung

Sau khi triển khai áp dụng QLVTT thành công trong toàn hệ thống, để Cơ chế không bị tụt hậu, HSC cần nhanh chóng xây dựng cơ chế lãi suất “mua/bán” vốn linh động ứng với đặc thù của từng CN trong hệ thống. Đồng thời, với vai trò điều hành, quản lý vĩ mô nguồn vốn HSC cần phải tính toán kỹ đảm bảo bù đắp sự dư thừa hay thiếu hụt về tính thanh khoản của các CN trong hệ thống, tránh lâm vào tình trạng “huy động lệch hoặc cấp tín dụng lệch”. Nghĩa là: quá nới lỏng lãi suất “mua vốn” với những CN có khả năng huy động vốn hoặc tạo điều kiện dễ dàng trong việc “bán vốn” cho những CN có khả năng cho vay tốt.

Việc xây dựng một cơ chế lãi suất “mua/bán” vốn linh động ứng với đặc thù của từng CN trong hệ thống nếu không nghiên cứu kỹ sẽ gây hậu quả rất nghiêm trọng, ảnh hưởng đến mọi hoạt động của hệ thống BIDV – Việt

76

Nam. Đây là lý do buộc HSC phải đi sâu, nắm vững đặc thù của mỗi CN. Xây dựng cơ chế lãi suất “mua/bán” vốn linh động có thể xét trên nhiều yếu tố khác nhau như: đặc điểm của khu vực, địa bàn hoạt động; về nhu cầu cũng như mức thu nhập của khách hàng, các thành phần kinh tế trọng điểm trên (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Quản lý vốn theo cơ chế tập tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (Trang 74)