Nguyên tắc thực hiện Quản lývốn theo cơ chếtập trung

Một phần của tài liệu Quản lý vốn theo cơ chế tập tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (Trang 32)

1.3.2.1. Quản lý vốn tập trung và thống nhất

Nguồn vốn được quản lý theo nguyên tắc tập trung, cả hệ thống là một bảng tổng kết tài sảnthống nhất và duy nhất, không tồn tại nghiệp vụ cân đối vốn tại các đơn vị kinh doanh qua cơ chế "mua - bán" vốn.Đảm bảo kiểm soát thu nhập/chi phí, nâng cao hiệu quả kinh doanh của ngân hàng, phát huy thế mạnh của từng đơn vị kinh doanh và tối đa hóa lợi nhuận.

1.3.2.2. Thực hiện cơ chế mua-bán vốn với chi nhánh

-Công tác điều hành vốn nội bộ chuyển từ cơ chế "vay - gửi" vốn sang cơ chế "mua - bán" vốn, Hội sở chính thực hiện mua toàn bộ tài sản Nợ và bán tài sản Có cho các chi nhánh. Cùng với hoạt động "mua - bán" vốn, toàn bộ rủi ro về vốn (rủi ro thanh khoản, rủi ro lãi suất) được chuyển về Hội sở chính.

-Chi nhánh phải trả lãi cho hoạt động "mua" vốn (tương ứng với Tài sản Có) và nhận được lãi khi "bán" vốn cho Hội sở chính (tương ứng với Tài sản Nợ). Lãi, hay giá của hoạt động "mua - bán" vốn (gọi là giá chuyển vốn) do Hội sở chính xác định và định kỳ thông báo tới các đơn vị kinh doanh.

-Giá chuyển vốn là công cụ đắc lực cho hoạt động điều hành vốn tại Hội sở chính cũng như là căn cứ để đánh giá hiệu quả hoạt động trong kỳ của mỗi đơn vị kinh doanh. Khi đó, hiệu quả hoạt động của chi nhánh sẽ được đánh giá thống nhất, bằng chênh lệch giữa lãi suất thực hiện với khách hàng và giá chuyển vốn.

1.3.2.3. Quản lý tập trung thanh khoản, rủi ro lãi suất

Tập trung công tác quản trị, điều hành vốn tại Hội sở chính trong đóquản lý rủi ro thanh khoản, rủi ro lãi suất được thực hiện thông qua các giới hạn, hạn mức và phân cấp, ủy quyền đến các bộ phận theo quy định của Tổng GĐ

26

bằng các văn bản cụ thể. CN thực sự trở thành đơn vị kinh doanh, tìm kiếm lợi nhuận từ các dịch vụ cung cấp cho khách hàng.

Một phần của tài liệu Quản lý vốn theo cơ chế tập tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (Trang 32)