Kinh nghiệm của Ngân hàng thương mại cổ phần Xuất Nhập Khẩu

Một phần của tài liệu Quản lý vốn theo cơ chế tập tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (Trang 45)

Việt Nam.

Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam là một trong những Ngân hàng thương mại cổ phần đầu tiên của Việt Nam, có địa bàn hoạt động rộng khắp cả nước. Eximbank triển khai chương trình quản lý vốn theo cơ chế tập trung năm 2009 tại thời điểm triển khai Eximbank rất chú trọng đến phần mềm cần lựa chọn và chuẩn bị điều kiện triển khai cụ thể:

Hiện tại Eximbank có gần 150 chi nhánh và phòng giao dịch đang sử dụng chương trình Korebank của Hyundai Hàn Quốc, chương trình này hiện tại chưa hỗ trợ các báo cáo về quản lý vốn tập trung, do đó để triển khai quản lý vốn tập trung về mặt kỹ thuật có hai giải pháp.

Thứ nhất là cải tạo phần mềm hiện tại, công việc này đòi hỏi một mức chi phí cao khi yêu cầu nhà thầu thiết kế thêm tính năng trên, việc bóc tách dữ liệu khi triển khai có khả năng sẽ làm ảnh hưởng các dữ liệu hiện có, rủi ro gây sai sót trong dữ liệu có khả năng xảy ra rất lớn, việc chuyển đổi các dữ liệu từ mô hình nhiều bảng cân đối kế toán và tổng kết tài sản của nhiều chi nhánh trong cơ chế quản lý vốn cũ sang thành một bảng chung cho toàn hệ thống trong cơ quản lý mới đòi hỏi phải có sử cải tạo toàn diện của phần mềm đang ứng dụng, và chi phí cho việc cải tạo và chuyển đổi các dữ liệu sẽ làm chi phí tăng.

Thứ hai, nếu không chọn giải pháp cải tạo phần mềm ứng dụng đang sử dụng, Eximbank sẽ phải chọn giải pháp sử dụng thêm một phần mềm tương thích, giải pháp này sẽ giảm chi phí hơn so với giải pháp một, nhưng lại gây rườm rà trong việc quản lý và vận hành của hệ thống công nghệ thông tin, một phần mềm riêng rẻ với các tiêu chí báo cáo đáp ứng riêng cho chương trình quản lý vốn tập trung, sẽ chạy song song với phần mềm hiện tại đang vận hành của các chương trình đang sử dụng. Với Eximbank với quy mô ở cấp

39

trung bình, việc triển khai ở 150 chi nhánh và phòng giao dịch sẽ tiết kiệm được rất nhiều chi phí nếu bắt đầu ngay thời điểm hiện tại.

Về cơ sở vật chất: Cơ chế quản lý vốn tập trung đòi hỏi công nghệ là rất quan trọng, do đó việc lựa chọn nhà thầu thiết kế phần mềm sử dụng là ưu tiên.

Về tổ chức và nhận thức: cơ chế quản lý vốn tập trung về tổng quan sẽ nâng cao hiệu quả hoạt động cho toàn hệ thống, tuy nhiên xét về mặt lợi ích, từng chi nhánh sẽ có sự " san sẻ " giữa chi nhánh có chí vốn giá rẻ và các chi nhánh có chi phí giá cao. Việc nhận thức đúng đắn cho cơ chế trên giúp toàn hệ thống có sự gắn kết hơn, hoạt động đồng bộ và công bằng hơn, các chi nhánh sẽ được đánh giá quả hiệu quản lý và không bị chi phối bởi các lợi thế về địa bàn và vùng miền kinh tế.

Về nhân lực: Đòi hỏi bộ phận quản lý nguồn vốn có trình độ chuyên môn cao, có kiến thức và hiểu biết trong công tác cân đối và điều tiết nguồn vốn, áp lực tập trung rủi ro về HO sẽ chỉ phát huy hiệu quả khi lực lượng nguồn nhân lực tại bộ phận nguồn vốn đảm bảo được các yêu cầu cao về quản lý vốn, nguồn nhân lực chất lượng cao chính là yếu tố quan trong nhất trong cơ chế quản lý vốn tập trung.

Kết luận chƣơng 1

Chương 1 trình bày tổng quan về Quản lý tài sản Có và Quản lý tài sản Nợ. Trình bày sơ lược về Quản lý vốn theo cơ chế tập trung, mục đích thực hiện Quản lý vốn theo cơ chế tập trung và những ưu điểm của cơ chế này so

40

với cơ chế quản lý vốn cũ - giảm thiểu tối đa chi phí sử dụng vốn và rủi ro điều hành vốn. Từ đó khẳng định tính cần thiết của việc ứng dụng Quản lý vốn theo cơ chế tập trung vào hoạt động quản lý nguồn vốn của các ngân hàng thương mại.

Tuy nhiên, quản lý vốn theo cơ chếtập trung cũng tồn tại những nhược điểm nhất định. Việc khảo cứu kinh nghiệm triển khai QLVTT ở hai NH TMCP lớn ở Việt Nam đã đưa ra một số kinh nghiệm bổ sung cho việc vận dụng cơ chế này trong hoạt động cụ thể của từng NH.

41

Chƣơng 2

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ VỐN THEO CHẾ TẬP TRUNG TẠI NGÂN HÀNG TM CỔ PHẦN ĐẦU TƢ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM 2.1 Khái quát quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam.

2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển.

Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) tiền thân là Ngân hàng Kiến thiết Việt Nam được thành lập theo Quyết định số 177/TTg ngày 26/04/1957 của Thủ tướng Chính phủ. Trong quá trình hoạt động và trưởng thành, Ngân hàng mang các tên gọi khác nhau phù hợp với từng thời kỳ xây dựng và phát triển của đất nước:

- Ngày 26/4/1957, Ngân hàng Kiến thiết Việt Nam (trực thuộc Bộ Tài chính) được thành lập theo quyết định 177/TTg ngày 26/04/1957 của Thủ tướng Chính phủ.

- Ngày 24/6/1981, Ngân hàng Kiến thiết Việt Nam được đổi tên thành Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng Việt Nam trực thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam theo Quyết định số 259-CP của Hội đồng Chính phủ.

- Ngày 14/11/1990, Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng Việt Nam được đổi tên thành Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam theo Quyết định số 401-CT của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng.

- Ngày 23/4/2012, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã có Giấy phép số 84/GP-NHNN về việc thành lập và hoạt động Ngân hàng thương mại cổ phần (TMCP) Đầu tư và Phát thiển Việt nam.

Theo đó Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam được thành lập trên cơ sở cổ phần hoá và chuyển đổi Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt

42

Nam 100% vốn Nhà nước với tên đầy đủ bằng tiếng việt là : Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam; tên đầy đủ bằng tiếng anh là: Joint Stock Commercial Bank for Investment and Development of Vietnam; tên giao dịch là: BIDV.

BIDV có địa chỉ trụ sở chính tại: Tháp BIDV, 35 Hàng Vôi, quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội, Việt Nam; có người đại diện theo pháp luật là Chủ tịch Hội đồng quản trị.

BIDV được thành lập dưới hình thức công ty cổ phần, có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng theo quy định của pháp luật Việt Nam.

BIDV có vốn điều lệ là 23.011.705.420.000 đồng.Tổng tài sản đạt hơn 497.827 tỷ đồng tính đến 31/12/2012,mạng lưới hoạt động gồm 103 CN cấp 1, gần 400 điểm giao dịch, hơn 700 máy ATM.

Bên cạnh hoạt động đầy đủ các chức năng của một NHTM cổ phần như được phép kinh doanh đa năng tổng hợp về tiền tệ, tín dụng, dịch vụ NH và phi NH, … BIDV luôn khẳng định là một NH chủ lực phục vụ đầu tư phát triển, huy động vốn cho vay dài hạn, trung hạn, ngắn hạn cho các thành phần kinh tế; và là NH có nhiều kinh nghiệm về đầu tư các dự án trọng điểm.

2.1.2 Cơ cấu tổ chức và bộ máy quản lý.

BIDV hoàn tất công tác cổ phần hoá, đổi mới và sắp xếp lại cơ cấu tổ chức, quy chế theo yêu cầu hoạt động của một Ngân hàng hiện đại.

Sau khi thực hiên thành công IPO và bán cổ phần ưu đãi cho người lao động, trong năm 2012, BIDV đã khẩn trương triển khai nhiều nội dung quan trọng để hoàn tất việc chuyển đổi mô hình hoạt động và chính thức chuyển đổi thành Ngân hàng TMCP kể từ ngày 01/05/2012. Cùng với quá trình chuyển đổi, BIDV đã xây dựng và ban hành mới đồng bộ hệ thống văn bản về quy chế tổ chức sau cổ phần hoá, thành lập và ban hành quy chế hoạt động của các uỷ

43

ban Giúp việc của Hội đồng quản trị theo thông lệ.

Cơ cấu tổ chức bộ máy của trụ sở chính hiện nay như sau.

Sơ đồ 2.1: Mô hình cơ cấu tổ chức bộ máy của BIDV

44

2.2 Tình hình thực hiện quản lý vốntheo cơ chế tập trung tại Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam.

2.2.1 Cơ chế quản lý vốn trước 2007

2.2.1.1 Mô hình tổ chức quản lý.

Mô hình tổ chức và quản lý tại các NHTM Việt Nam kể cả BIDV trong giai đoạn trước năm 2007 đều phân biệt chủ yếu theo chức năng với hai cơ cấu quyền lực là cấp quản trị điều hành và cấp quản lý kinh doanh.

- Cấp quản trị điều hành:Gồm chủ tịch HĐQT và một số thành viên chuyên trách, làm việc theo chế độ tập thể, giúp việc HĐQT có ban chuyên viên và ban kiểm soát. HĐQT thực hiện chức năng quản lý đối với mọi hoạt động của NH, phải có trách nhiệm bảo toàn và phát triển vốn, ban hành điều lệ, qui chế tổ chức và hoạt động NH.

- Cấp quản lý kinh doanh:gồm Tổng GĐ, các Phó tổng GĐ, Kế toán trưởng và các Phòng ban tham mưu giúp việc tại HSC. Cấp trực tiếp kinh doanh gồm các đơn vị hoạch toán độc lập, các đơn vị sự nghiệp và đơn vị hùn vốn kinh doanh.

Các CN thực hiện việc quản lý vốn độc lập thông qua hoạt động của phòng nguồn vốn ở từng CN. Các CN tự cân đối vốn trên cơ sở tuân thủ các qui định của ngành và của hệ thống về quản lý rủi ro, quản lý thanh khoản và dự trữ bắt buộc tại NHNN.

CN phải mở ít nhất một tài khoản tại NHNN địa phương và tại một tổ chức tín dụng khác để đáp ứng nhu cầu thanh khoản tức thời và an toàn vốn.

2.2.1.2 Nguyên tắc thực hiện

Trước thời điểm chuyển đổi BIDV quản lý vốn theo cơ chế quản lý vốn phân tán, căn cứ vào khả năng huy động và nhu cầu tín dụng của tầng chi nhánh riêng biệt.

45

Cơ chế quản lý vốn phân tán là cơ chế quản lý vốn được áp dụng hầu hết tại các NHTM ở Việt Nam, ở những ngân hàng có quy mô nhỏ, cơ chế này chưa bộc lộ hoàn toàn những yếu điểm, tại Việt Nam ngành ngân hàng chỉ thực sự đồng hành cùng nền kinh tế trong những năm gần đây. Trước đây, ngành ngân hàng mang nặng đặc tính của thị trường bao cấp, các ngân hàng hoạt động cũng không thoát khỏi được các đặc tính của thị trường.Các chi nhánh ngân hàng trước đây mang tính độc lập rất lớn, do đó việc kiểm soát các rủi ro trong toàn hệ thống của một ngân hàng bộc lộ rất nhiều điểm yếu kém.Kiểm tra và thanh tra nội bộ ngân hàng chỉ phát hiện những rủi ro và sai phạm trong tình trạng đã rồi, quản lý nguồn vốn huy động và sử dụng nguồn vốn này rất hạn chế. Tính kiểm soát thiếu nhất quán dẫn đến tình trạng quản lý vốn tại chi nhánh không hiệu quả.

Việc phân tán quản lý vốn dẫn đến nhiều khó khăn cho các chi nhánh, mọi rủi ro lãi suất, rủi ro thanh khoản đều do chi nhánh chịu trách nhiệm. Hầu hết các chi nhánh tỉnh, nguồn nhân lực có đào tạo và chất lượng cao rất ít, việc quản lý cơ cấu TSN-TSC lại đòi hỏi nguồn nhân lực có một trình độ nhất định, nhân sự chính là một trong những yếu tố quan trọng làm cho các chi nhánh không thể có những dự đoán và có những quyết định phù hợp khi thị trường tài chính có những biến động và điều này tác động nghiêm trọng đến các rủi ro lãi suất, rủi ro kỳ hạn mà các chi nhánh phải gánh chịu. Nhìn ở góc độ toàn hệ thống, cơ chế quản lý vốn phân tán gây lãng phí vốn do không tận dụng được hết nguồn vốn nội bộ, mức độ đánh giá sự đóng góp của chi nhánh cho toàn hệ thống không được đánh giá chính xác do kết quả kinh doanh không thể phản ánh chính xác năng lực của chi nhánh, nếu thị trường tài chính có những biến động lớn, hệ thống sẽ phải đối mặt với sự giảm sút nghiêm trọng lợi nhuận đồng thời cũng tăng cao rủi ro.

46

2.2.1.3 Những hạn chế của Cơ chế quản lý vốn cũ

Trong khi xu hướng chung là các NHTM ngày càng gia tăng qui mô hoạt động thì Cơ chế quản lý vốn củ chỉ phù hợp trong điều kiện hoạt động theo qui mô nhỏ và mức độ tập trung quyền lực cao. Vì vậy, sau khi vận hành, Cơ chế quản lý vốn này bộc lộ một số nhược điểm sau:

a. Hạn chế trong việc quản lý, điều hành hoạt động.

- HSC chưa phát huy được vai trò và chức năng quản trị cấp cao của mình.HSC là cơ quan quản lý cao nhất, nhưng không tập trung được các luồng thông tin về hoạt động NH để xây dựng, kiểm tra các mục tiêu chiến lược và ra quyết định phòng ngừa rủi ro. Mỗi CN là một NH độc lập, tự gánh chịu mọi rủi ro thanh khoản, rủi ro lãi suất.

- Lợi thế của từng CN chưa được khai thác và phát huy hiệu quả. Các phòng ban nghiệp vụ từ HSC đến CN được phân nhiệm theo chức năng, nghiệp vụ, chưa chú trọng phân nhiệm theo nhóm khách hàng và loại dịch vụ. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến việc khai thác triệt dể khả năng kinh doanh của mỗi CN.

- Chưa xây dựng mối quan hệ, hợp lý từ HSC đến CN.Thiếu các bộ phận liên kết hoạt động và quyết định giữa các phòng ban nghiệp vụ để HĐQT và ban điều hành bao quát toàn diện hoạt động, tập trung nguồn lực vào những định hướng chiến lược.

b. Hạn chế trong việc quản lý nguồn vốn.

- Sự dư thừa/thiếu hụt về thanh khoản của các CN trong cùng hệ thống sẽ bù đắp cho nhau.

Mỗi CN là một đơn vị kinh doanh độc lập. CN chỉ chuyển phần chênh lệch giữa tài sản Nợ và tài sản Có về Hội sở chính. Kết quả là sự dư thừa hay

47

thiếu hụt về tính thanh khoản của các CN trong cùng một hệ thống sẽ không thể bù đắp cho nhau. Dẫn đến quản lý vốn phân tán, gây lãng phí vốn, các chi nhánh phải tự "chạy" nguồn với chi phí cao.Không tận dụng được nguồn vốn nội bộ, không thực hiện luân chuyển vốn giữa các đơn vị trên các địa bàn khác nhau.

- Mất nhiều thời gian và nhân lực cho việc xử lý sự vụ.

Quy mô hoạt động của các CN ngày càng phát triển, đồng nghĩa với khối lượng phát sinh giao dịch vốn nội bộ ngày càng gia tăng, đòi hỏi số lượng thao tác chuyển vốn nội bộ ngày càng nhiều, vì vậy NH sẽ phải tốn thêm nhiều chi phí cho công tác chuyền vốn nội bộ.

- Cơ chế kiểm soát vốn của HSC đến từng CN chưa chặt chẽ.

Dưới áp lực hoàn thành kế hoạch đề ra, đồng thời muốn nâng cao uy tín, các CN thường điều chỉnh số dư huy động cuối năm bằng những biện pháp kỹ thuật tạm thời như: phát vay vào tài khoản khách hàng nhưng chưa thanh toán ngay, đàm phán với khách hàng hoãn các khoản thanh toán không gấp… Điều này dẫn đến tình trạng, số dư huy động của NH tăng cao vào cuối năm và giảm mạnh vào đầu năm. Kết quả kinh doanh vào cuối năm tài chính không phản ánh trung thực năng lực của NH.

Đánh giá mức độ đóng góp của chi nhánh vào kết quả chung toàn ngành chưa chính xác thông qua việc giao chỉ tiêu doanh thu và chi phí; Các chính sách chưa thể hiện được tính nhất quán và bình đẳng chung trong hệ thống.

2.2.2 Nội dung cơ bản của quản lý vốntheo cơ chế tập trung

2.2.2.1 Thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh

Trước mắt, việc giao thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh vẫn là một phần không thể tách rời của việc thực hiện quản lý vốn tập trung. Các chỉ tiêukế hoạch chủ yếu của toàn hệ thống bao gồm:

48

Các chỉ tiêu tăng trưởng: tổng tài sản, dư nợ tín dụng, tự huy động, thị phần tín dụng, thị phần huy động

Một phần của tài liệu Quản lý vốn theo cơ chế tập tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (Trang 45)