Kiến nghị đối với Chính phủ và Ngân hàng Nhà nƣớc

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ SỰ HÀI LÒNG CỦA KHÁCH HÀNG ĐỐI VỚI DỊCH VỤ INTERNET BANKING CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI GÒN truong thi hong.PDF (Trang 81)

Nâng cao kiến thức về công nghệ thông tin và ngân hàng điện tử

Ngân hàng Nhà nƣớc cần thƣờng xuyên tổ chức các buổi tập huấn, hội thảo cho các Ngân hàng thƣơng mại với sự tham gia của các chuyên gia nƣớc ngoài trong lĩnh vực ngân hàng điện tử nói chung và lĩnh vực Internet Banking nói riêng, đặc biệt là vấn đề an ninh bảo mật trong việc cung cấp các dịch vụ này. Trong những buổi tập huấn, hội thảo này, các Ngân hàng sẽ đƣợc cập nhật những thông tin về rủi ro an ninh mạng có thể gặp phải trong thời đại công nghệ bùng nổ nhƣ hiện nay. Từ đó trao đổi các biện pháp trong việc xử lý những rủi ro có thể gặp phải. Nhƣ vậy mới nâng cao kiến thức, kinh nghiệm giúp các Ngân

hàng thƣơng mại hoàn thiện và phát triển các dịch vụ này theo hƣớng ngày càng hiện đại, có độ an toàn cao.

Bên cạnh đó, Chính phủ cũng cần có đề án phổ cập tin học và Internet cho các tầng lớp nhân dân bằng cách đƣa môn tin học là môn bắt buộc học trong chƣơng trình phổ thông, hoặc có những lớp phổ cập tin học dành cho các vùng nông thôn. Ngƣời dân có kiến thức về tin học mới tiến đến tìm hiểu thƣơng mại điện tử và sử dụng những dịch vụ ngân hàng điện tử và dịch vụ Internet Banking.

Ngoài ra, cần nâng cao nhận thức của ngƣời dân về vấn đề an ninh mạng qua các phƣơng tiện truyền thông. Điều này sẽ giúp cho ngƣời dân hiểu rõ những lợi ích khi sử dụng Internet và các dịch vụ ngân hàng điện tử, đồng thời cũng đƣa ra những nguy cơ, rủi ro có thể gặp phải khi sử dụng các dịch vụ này và các biện pháp phòng tránh để bảo vệ bản thân mình và cộng đồng xã hội trên môi trƣờng mạng.

Hiện nay, có rất nhiều trang web thực hiện mua bán hàng hóa trực tuyến. Tuy nhiên, rất khó để ngƣời mua xác định đƣợc trang web nào là có uy tín. Do đó, Chính phủ cần công bố những trang web có uy tín để ngƣời mua có thể an tâm trong việc giao dịch thƣơng mại điện tử với những trang web này.

Hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật

Chính phủ và Ngân hàng Nhà nƣớc cần hoàn thiện hơn nữa các văn bản pháp lý quy định về giao dịch qua Internet, đặc biệt là quy định về bảo mật để làm cơ sở pháp lý cho các giao dịch qua Internet Banking.

Để các văn bản pháp luật thực sự đi vào cuộc sống, Chính phủ và Ngân hàng Nhà nƣớc cần phải nỗ lực hơn nữa trong việc triển khai các văn bản đã ban hành. Trong triển khai cần phải có các hoạt động hƣớng dẫn để văn bản đƣợc

hiểu đúng và thực hiện đúng. Với sự phát triển không ngừng của công nghệ đòi hỏi các văn bản pháp lý cũng phải thay đổi cho phù hợp với tình hình thực tế.

Phát triển cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin

Internet Banking đƣợc phát triển trên cơ sở kỹ thuật số hóa, công nghệ thông tin, mà trƣớc hết là kỹ thuật máy tính điện tử. Vì thế, Internet Banking chỉ đƣợc vận hành hiệu quả khi đã có một hạ tầng cơ sở công nghệ thông tin vững chắc.

Do đó, Chính phủ cần phải có các dự án đầu tƣ để xây dựng hạ tầng công nghệ thông tin mạnh, nâng cao tốc độ đƣờng truyền Internet, mạng lƣới rộng khắp trên toàn quốc, kể cả các vùng cao và các vùng sâu vùng xa, tránh tình trạng nghẽn mạch thƣờng xuyên xảy ra, tăng tính bảo mật cho ngƣời sử dụng.

Để mọi ngƣời dân có thể đƣợc sử dụng Internet thì giá thành sử dụng Internet phải hạ. Muốn làm đƣợc điều này thì cần phải hạn chế tình trạng độc quyền viễn thông. Vì vậy, Chính phủ cần phải khuyến khích khu vực tƣ nhân đầu tƣ và cơ sở hạ tầng kỹ thuật và cung cấp dịch vụ cho lĩnh vực này. Khi có khu vực tƣ nhân tham gia đầu tƣ thì sẽ hạn chế tình trạng độc quyền viễn thông, nâng cao sự cạnh tranh từ đó nâng cao chất lƣợng dịch vụ Internet và các dịch vụ bảo mật cung cấp cho ngƣời dân.

Việc phát triển hạ tầng công nghệ thông tin cần có đội ngũ cán bộ đƣợc đào tạo bài bản. Vì vậy, cần phối hợp với các học viện, trƣờng đại học trong việc đào tạo ra các nguồn lực chất lƣợng cao, có năng lực nghiên cứu phát triển. Bên cạnh đó, phối hợp với các viện nghiên cứu công nghệ và các tập đoàn công nghệ thông tin để tạo ra các sản phẩm lõi, sản phẩm trọng điểm về công nghệ thông tin có tính ứng dụng cao.

Phát triển thương mại điện tử

Để thúc đẩy cho dịch vụ Internet Banking phát triển, Chính phủ phải tạo điều kiện cho thƣơng mại điện tử phát triển. Vì khi thƣơng mại điện tử phát triển sẽ tăng nhu cầu thanh toán qua Internet Banking.

Đào tạo, bồi dƣỡng, xây dựng nguồn nhân lực để có đội ngũ cán bộ chuyên trách về thƣơng mại điện tử đáp ứng đƣợc yêu cầu công việc.

Tổ chức các buổi tuyên truyền, hội thảo cho các doanh nghiệp và công dân ở từng địa phƣơng nắm vững các kiến thức về thƣơng mại điện tử. Trong quá trình triển khai chính sách pháp luật về thƣơng mại điện tử, kịp thời phản ánh những khó khăn, vƣớng mắc cũng nhƣ các quy định chƣa hợp lý lên các cơ quan có thẩm quyền để sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với thực tiễn.

Song song đó, cũng cần tổ chức các buổi tập huấn để nâng cao nhận thức về thƣơng mại điện tử của các doanh nghiệp. Qua đó hiểu đƣợc các lợi ích mà thƣơng mại điện tử mang lại cho doanh nghiệp, và ý thức việc sử dụng thƣơng mại điện tử là một điều cần thiết cho doanh nghiệp trong việc đƣa sản phẩm dịch vụ của mình đến nhiều khách hàng hơn.

Tạo môi trƣờng thuận lợi cho các doanh nghiệp ứng dụng thƣơng mại điện tử bằng cách: hỗ trợ các doanh nghiệp xây dựng website thƣơng mại điện tử phù hợp với sản phẩm và mô hình của doanh nghiệp; hỗ trợ các doanh nghiệp ứng dụng thƣơng mại điện tử trong việc quảng bá, giới thiệu, tiếp thị sản phẩm, tham gia giao dịch trực tuyến, đổi mới phƣơng thức kinh doanh, cải tiến quy trình quản lý.

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ SỰ HÀI LÒNG CỦA KHÁCH HÀNG ĐỐI VỚI DỊCH VỤ INTERNET BANKING CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI GÒN truong thi hong.PDF (Trang 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)