Quan điểm phát triển du lịch Cửa Lò

Một phần của tài liệu Hoàn thiện quản lý nhà nước về du lịch ở thị xã cửa lò, tỉnh nghệ an luận văn ths (Trang 79)

6. Bố cục của luận văn

3.1.1.Quan điểm phát triển du lịch Cửa Lò

- Phát triển du lịch biển phải gắn liền với việc đảm bảo an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội. Phát triển du lịch biển phải gắn liền với mục tiêu bảo vệ môi trƣờng, phải dựa trên sự phối hợp chặt chẽ giữa các ngành.

- Phát triển du lịch bền vững theo quy hoạch, kế hoạch đảm bảo hài hòa giữa kinh tế - xã hội và môi trƣờng, đảm bảo lợi ích quốc gia, lợi ích cộng đồng, lợi ích khách du lịch, lợi ích cá nhân, các tổ chức kinh doanh du lịch.

- Phát triển nhanh, mạnh theo hƣớng tăng tốc, phát triển đồng bộ các hoạt động du lịch trên cơ sở hoàn thiện quy hoạch tổng thể của thị xã và các phƣờng, xã, đẩy nhanh việc xây dựng kết cấu hạ tầng phục vụ cho du lịch biển và làm động lực góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động...

- Kinh tế du lịch biển phải thực sự chuyển biến mạnh trở thành ngành chủ lực trong nền kinh tế, vì vậy cần đẩy nhanh việc tìm kiếm, khai thác thị trƣờng để tiêu thụ các sản phẩm du lịch của địa phƣơng. Chuẩn bị đủ mọi điều kiện để có thể hình thành khu kinh tế mở, trung tâm thƣơng mại tự do.

- Ƣu tiên đầu tƣ các khu vui chơi giải trí, các dịch vụ bổ sung, sản phẩm địa phƣơng, phục vụ nhu cầu của du khách.

- Phát triển các loại hình và sản phẩm du lịch sinh thái, văn hóa du lịch hấp dẫn mang tính độc đáo để thu hút khách du lịch quốc tế.

3.1.2. Định hướng phát triển du lịch Cửa Lò

3.1.2.1. Mục tiêu định hướng

Phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn, có vai tró thúc đẩy, lôi kéo các ngành kinh tế khác; Góp phần chuyển dịch nhanh hơn cơ cấu kinh tế vùng ven biển, tăng nhanh tỷ trọng giá trị gia tăng du lịch trong cơ cấu kinh tế biển. Tạo thêm

71

nhiều việc làm, nâng cao trình độ và mức sống của nhân dân. Đảm bảo phát triển bền vững trên cơ sở quan tâm và chia sẻ lợi ích cho cộng đồng dân cƣ nơi có tài nguyên du lịch biển, tạo điều kiện cho họ tham gia vào các hoạt động du lịch biển để tạo động cơ khuyến khích họ thực sự có trách nhiệm bảo vệ và tôn tạo tài nguyên.

Phát triển du lịch biển thành ngành kinh tế chủ đạo của Cửa Lò, dự kiến mức tăng trƣởng doanh thu du lịch bình quân thời kỳ 2011-2015 đạt từ 20-21%/năm, giai đoạn 2016-2020 đạt từ 23-24%/năm. Kết hợp chặt chẽ việc khai thác thị trƣờng du lịch trong nƣớc với thị trƣờng nƣớc ngoài. Phát triển mạnh các loại hình sản phẩm du lịch là thế mạnh của Cửa Lò nhƣ tham quan nghỉ dƣỡng, tắm biển, dƣỡng bệnh, du lịch văn hóa - tâm linh, du lịch thể thao, mạo hiểm, du lịch sinh thái, du lịch thƣơng mại, công vụ... Tập trung phát triển đảo Ngƣ thành đảo du lịch biển, du lịch sinh thái cao cấp để tạo thành Khu du lịch Cửa Lò - Đảo Ngƣ có thƣơng hiệu trên thi trƣờng du lịch trong và ngoài nƣớc.

Tập trung khai thác có hiệu quả tiềm năng thế mạnh của thị xã Cửa Lò, thu hút có hiệu quả mọi nguồn vốn đầu tƣ để đẩy nhanh quá trình đô thị hóa, theo hƣớng CNH - HĐH, trong đó đẩy mạnh khai thác tiềm năng du lịch có hiệu quả và bền vững. Làm tốt công tác bảo vệ môi trƣờng, bảo tồn, tôn tạo các di tích lịch sử - văn hóa, các danh lam thắng cảnh, các lễ hội của Cửa Lò phục vụ yêu cầu phát triển du lịch. Tạo ra nhiều sản phẩm du lịch có thƣơng hiệu và sức hấp dẫn du khách. Nghiên cứu các giải pháp nhằm kéo dài thời gian hoạt động du lịch.

Cửa Lò đang phấn đấu sớm hội đủ các yếu tố trở thành thành phố du lịch. Cùng với TP Vinh - đô thị loại 1, bên cạnh vai trò, vị trí là trung tâm KT-VH của vùng Bắc Trung Bộ, là trọng điểm giao lƣu Bắc - Nam và trên hành lang kinh tế Đông Tây của cả nƣớc trong khu vực ASEAN, Cửa Lò và TP Vinh có vai trò là vai trò là cửa ngõ hƣớng ra Thái Bình Dƣơng, thực sự làm đòn bẩy kích thích tăng trƣởng cho Nghệ An và cả khu vực cất cánh. Xây dựng thƣơng hiệu đô thị du lịch Cửa Lò văn minh, hiện đại

72 Bảng 3.1 : Dự báo một số chỉ tiêu ngành du lịch đến 2020 Chỉ tiêu ĐVT 2016 2017 2018 2019 2020 Tổng doanh thu Tỷ đồng 882 1.014 1.166 1.341 1.550 Tổng lƣợt khách DL Khách 1.815 1.996 2.196 2.525 2.800 Khách quốc tế Khách 9000 11.5 14.7 16.8 20.0 Khách nội địa Khách 1.806 1.985 2.181 2.509 2.780 Tổng số phòng Phòng 5809 5949 6099 6269 6449 Công suất SD phòng % 42%

Nguồn: Dự thảo quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội thị xã Cửa Lò đến năm 2020

Trên cơ sở đó, thời gian tới, kế hoạch chung của du lịch biển Cửa Lò là khai thác có hiệu quả tiềm năng biển nhằm xây dựng Cửa Lò trở thành thành phố biển thân thiện, mến khách, giàu mạnh, văn minh, thƣơng hiệu du lịch biển Cửa Lò đƣợc khẳng định, có giá trị cạnh tranh trong nƣớc và khu vực.

3.1.2.2. Nội dung định hướng

Định hƣớng chung:

Phƣơng hƣớng chủ yếu phát triển ngành du lịch biển Cửa Lò đến năm 2020 là phát huy tối đa các ƣu thế và nguồn lực bên trong, kết hợp tranh thủ sự hợp tác bên ngoài để phát triển tổng hợp du lịch biển - núi - đảo theo hƣớng vừa khai thác có hiệu quả nhất nguồn tài nguyên du lịch biển, vừa đảm bảo tôn tạo,bảo vệ tài nguyên, bảo vệ môi trƣờng sinh thái biển và môi trƣờng văn hóa - xã hội cho phát triển bền vững, nhằm tạo ra các sản phẩm du lịch và dịch vụ cao cấp độc đáo, có chất lƣợng và uy tín cao trên thị trƣờng mang đậm bản sắc văn hóa xứ Nghệ. Hình thành các trung tâm du lịch ven biển lớn tầm cỡ quốc gia trên cơ sở phát triển đa dạng các tuyến du lịch và các loại hình du lịch - thể thao - giải trí cả ở trên bờ, trên biển và trên các hải đảo.

Định hƣớng cụ thể:

- Gắn du lịch Cửa Lò với mạng lƣới du lịch vùng Bắc Miền Trung và du lịch cả nƣớc.

73

- Hoàn thiện và nâng cao chất lƣợng, đa dạng sản phẩm du lịch, tập trung phát triển mạnh du lịch lữ hành, tạo ra sự đồng bộ trong cung cấp các dịch vụ du lịch, xây dựng các điểm, tuyến, KDL mang bản sắc riêng của Nghệ An, tôn tạo, giữ gìn các di tích lịch sử văn hóa, các lễ hội truyền thống, cảnh quan môi trƣờng.

- Thu hút các thành phần kinh tế tham gia vào hoạt động du lịch. Tăng cƣờng liên doanh, liên kết với các đơn vị trong nƣớc và quốc tế nhằm huy động mọi nguồn lực cho phát triển du lịch.

- Mở rộng nhiều hình thức du lịch: du lịch văn hóa, du lịch nghỉ mát, tắm biển, du lịch dƣỡng bệnh, lễ hội... nhằm thu hút ngày càng đa dạng hơn khách du lịch.

- Định hướng về sản phẩm du lịch:

+ Nâng cao chất lƣợng các sản phẩm du lịch hiện có: du lịch tắm biển nghỉ dƣỡng, du lịch thƣơng mại, công vụ và hội nghị, hội thảo, dịch vụ vui chơi giải trí, tham quan các di tích văn hóa lịch sử, danh thắng, tham quan các làng nghề thủ công truyền thống, du lịch thể thao, du lịch sinh thái.

+ Phát triển các sản phẩm du lịch mới mang tính đặc thù, hấp dẫn của du lịch biển Cửa Lò. Cụ thể là: du lịch chữa bệnh, du lịch thuyền buồm trên biển, du lịch leo núi, du lịch lặn biển, câu cá, câu mực trên biển.

- Định hướng về thị trường khách du lịch

+ Thị trƣờng khách nội địa: tích cực và chủ động khai thác nguồn khách truyền thống tại Hà Nội và các tỉnh phía Bắc. Tiếp cận và khai thác nguồn khách du lịch tiềm năng tại TP. Hồ Chí Minh, Huế, Đà Nẵng, Hà Tĩnh, Thanh Hóa... Tập trung tuyên truyền, khai thác nguồn khách du lịch trong tỉnh, nhất là nguồn khách tại các khu công nghiệp, nhà máy, trƣờng học...

+ Thị trƣờng khách quốc tế: chủ động khai thác nguồn khách quốc tế truyền thống nhƣ Lào, Thái Lan, Trung Quốc, các nƣớc thuộc khối ASEAN, tăng cƣờng tiếp thị và mở rộng hợp tác về du lịch để khai thác nguồn khách tiềm năng từ các nƣớc Châu Âu, Mỹ, Nga...

74

+ Dọc theo đƣờng Bình Minh : Xây dựng và phát triển các sản phẩm du lịch biển truyền thống nhƣ: tắm biển, nghỉ dƣỡng, chữa bệnh, các nhà hàng ăn uống đặc sản để phục vụ khách du lịch nội địa, củng cố và phát triển các khu mua sắm thƣơng mại, chợ hải sản và bán đồ lƣu niệm.

+ Khu vực Nghi Hòa và vùng đất Nghi Hƣơng giáp Nghi Hòa phát triển loại hình du lịch cao cấp: sân Gofl, biệt thự du lịch cao cấp, khách sạn cao sao với đầy đủ các tiện nghi phục vụ khách quốc tế.

+ Khu vực đảo Lan Châu: xây dựng khu vui chơi giải trí cao cấp. Phát triển du lịch thể thao (lƣớt ván có cano kéo, lặn biển).

+ Khu vực đảo Ngƣ: phát triển Đảo Ngƣ thành khu du lịch mang tính đặc thù. Bảo vệ các khu rừng tái sinh và nâng cấp hệ thống đƣờng bộ để phát triển du lịch sinh thái trong toàn khuôn viên. Tại vùng eo đảo ở phía Đông Bắc và vùng đảo phía Tây Bắc có thể xây dựng các sản phẩm du lịch, dịch vụ du lịch nhƣ: biệt thự nghỉ dƣỡng cao cấp, khu nuôi thả động vật để phục vụ khách du lịch tham quan giải trí, khu du lịch sinh thái gắn với thiên nhiên. Tại vùng bãi biển phía Đông và Đông Nam có mực nƣớc sâu với nhiều đá ngầm có thể phát triển loại hình lặn biển, đồng thời có thể phát triển loại hình du lịch leo núi. Tại vùng bãi biển phía Tây phát triển du lịch văn hóa tâm linh gắn với tham quan chùa Ngƣ.

3.2 Giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nƣớc để phát triển du lịch tại Thị Xã Cửa Lò trong thời gian tới Xã Cửa Lò trong thời gian tới

Để du lịch biển Cửa Lò phát triển, góp phần tích cực hơn vào sự phát triển du lịch Nghệ An và vùng du lịch Bắc Trung Bộ, vào sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phƣơng, xứng đáng với vai trò của một đô thị du lịch, luận văn xin đƣa ra một số giải pháp chủ yếu nhằm hoàn thiện công tác QLNN để phát triển du lịch tại thị xã Cửa Lò trong thời gian tới nhƣ sau:

3.2.1. Chuẩn hóa văn bản quy phạm pháp luật về du lịch

Văn bản pháp luật là căn cứ, cơ sở quan trọng, là công cụ thể chế hóa quyền lực nhà nƣớc. Công tác QLNN dù ở bất kỳ lĩnh vực nào cũng chú trọng đến các văn bản pháp lý ở trung ƣơng và cả địa phƣơng. Trong thời gian qua, việc ban hành văn

75

bản pháp luật ở lĩnh vực du lịch nói chung và du lịch biển nói riêng trên địa bàn thị xã vẫn còn nhiều thiếu sót. Cần phải có sự chuẩn hóa trên lĩnh vực ban hành để văn bản ra đời đúng định hƣớng, kịp thời và đồng bộ, làm căn cứ xác định nhiệm vụ quản lý và thực thi của những cơ quan đơn vị thuộc ngành và lĩnh vực có liên quan. Đề tài xin đƣợc nêu ra một số giải pháp mang tính cấp bách trên mặt ban hành văn bản pháp luật nhƣ sau :

 Rà soát lại những văn bản thuộc lĩnh vực du lịch và những văn bản có liên quan. Trên cơ sở đó, cần thực hiện những nhiệm vụ trọng tâm nhƣ:

- Lập danh sách thứ tự các văn bản còn hiệu lực ban hành. Tiến hành thông báo danh sách cho các cơ quan, đơn vị trực thuộc phối hợp, liên quan.

- Sắp xếp các văn bản hiện hành hợp lý theo ngành và lĩnh vực liên quan cho dễ tra cứu và áp dụng. Sau đó, thông báo đến các cơ quan liên quan về những văn bản đó.

- Phát hiện những văn bản sai sót để kịp thời điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với nhu cầu và tình hình thực tế du lịch tại Cửa Lò.

- Bãi bỏ những văn bản không còn hiệu lực. Đề xuất ra văn bản mới có thể áp dụng vào thời điểm mới.

 Ban hành văn bản pháp luật. Đây là hoạt động của cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền. Việc ban hành văn bản pháp luật trong lĩnh vực du lịch cần đƣợc chú ý ở các khâu:

- Thẩm quyền ban hành văn bản trong lĩnh vực du lịch - du lịch biển nói riêng cần đƣợc thống nhất ở các cấp, các ngành. Công tác ban hành văn bản đƣợc thống nhất theo quy định của pháp luật về chức năng, nhiệm vụ quyền hạn của cớ quan, đơn vị.

- Tránh tình trạng ban hành văn bản chồng chéo, thiếu tính thống nhất giữa cơ quan trung ƣơng và địa phƣơng, giữa UBND thị xã và các phòng, ban.

- Mẫu văn bản đƣợc ban hành thống nhất, chuẩn xác theo quy định của pháp luật hiện hành.

76

- Văn bản đƣợc ban hành cần có sự đề xuất từ phía cán bộ phòng, ban. Hơn nữa, có sự tham gia kiến nghị của các đơn vị khác đến du lịch biển để tạo nên bƣớc phát triển tổng hợp và đa dạng của du lịch sinh thái biển.

Hoạt động ban hành văn bản cần đƣợc chú trọng để đảm bảo cho hiệu lực QLNN trên lĩnh vực du lịch biển đạt hiệu quả nhƣ mong muốn.

3.2.2. Giải pháp về tổ chức quản lý

Du lịch là ngành kinh tế mang tính liên ngành. Vì vậy, việc tổ chức quản lý các hoạt động du lịch cần có sự phối kết hợp chặt chẽ với các ngành nông nghiệp, thủy sản, công nghiệp, xây dựng, giao thông vận tải, tài chính, thƣơng mại, công an, bảo hiểm... Cũng vì vậy phải có sự nhận thức đúng đắn về phát triển du lịch, vai trò của ngành du lịch đối với các ngành và ngƣợc lại giữa sự phát triển của các ngành, xã hội đối với sự phát triển du lịch. Từ đó có sự chỉ đạo của các cấp quản lý để đƣa việc phát triển du lịch trở thành nhiệm vụ của lãnh đạo địa phƣơng, của mỗi ngành, mỗi ngƣời và các tổ chức tại địa phƣơng. Vì vậy:

- Phòng Văn hóa và Thông tin cần tranh thủ sự chỉ đạo, đầu tƣ của UBND tỉnh, Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch, của UBND thị xã thực hiện : rà soát, điều chỉnh lại quy hoạch du lịch, gắn kết hài hòa giữa phát triển du lịch với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng ban hành hệ thống quy định làm cơ sở pháp lý cho việc thực thi quy hoạch phát triển du lịch, tổ chức quản lý các hoạt động du lịch có hiệu quả.

- UBND thị xã cần chỉ đạo triền khai việc điều tra, phân loại cán bộ nhân viên lập kế hoạch đào tạo, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho nguồn lao động du lịch của địa phƣơng.

- Theo dõi, kiểm tra, giám sát việc hoạt động của các sơ sở kinh doanh du lịch, cũng nhƣ của cộng đồng cƣ dân làm du lịch nhằm giảm thiểu những tác động tiêu cực đến tài nguyên môi trƣờng, trật tự an toàn xã hội và nâng cao hiệu quả kinh doanh.

77

- Xây dựng và triển khai thực hiện các chƣơng trình kế hoạch, các dự án phát triển du lịch có hiệu quả nhằm đa dạng hóa, nâng cao chất lƣợng sản phẩm du lịch của địa phƣơng, quảng bá hình ảnh du lịch địa phƣơng với du khách.

- Cần tổ chức điều tra thống kê, nghiên cứu việc triển khai thực hiện các đề án, các chuyên đề, các dự án phát triển du lịch và thực trạng kinh doanh du lịch để

Một phần của tài liệu Hoàn thiện quản lý nhà nước về du lịch ở thị xã cửa lò, tỉnh nghệ an luận văn ths (Trang 79)