6. Bố cục của luận văn
2.5. Nguyên nhân của những bất cập
Công tác QLNN về du lịch trong những năm qua, bên cạnh những kết quả đạt đƣợc là những hạn chế không tránh khỏi. Việc tìm ra nguyên nhân của những hạn chế để giảm thiểu các thiếu sót trong công tác quản lý đang là vấn đề bức thiết của các cấp, các ngành. Dƣới đây, xin đƣợc nêu một số nguyên nhân hạn chế cơ bản:
- Sự ra đời của Luật Du lịch đánh dấu một bƣớc phát triển quan trọng trong việc hoàn thiện cơ sở pháp lý cho ngành du lịch. Tuy nhiên, trên thực tế, việc triển khai Luật này thiếu tính định hƣớng do chƣa có văn bản hƣớng dẫn một cách cụ thể, hơn nữa lại chƣa có văn bản xây dựng chỉ đạo, thực hiện cho sự phát triển ngành du lịch biển nói riêng. Tại Cửa Lò, trong thời gian qua, mặc dù có nhiều chính sách, văn bản đƣợc ban hành nhƣng nhìn chung, còn nhiều hoạt động trong lĩnh vực du lịch biển chƣa có cơ chế điều chỉnh, thiếu tính thống nhất.
- Công tác quy hoạch và quản lý nhà nƣớc về quy hoạch thiếu thống nhất và tập trung. Việc quy hoạch các KDL biển còn rất nhiều bất cập. Việc quy hoạch tổng thể chƣa tính đến bƣớc phát triển và biến động trong tƣơng lai, hơn nữa lại chƣa có sự kết hợp giữa các mặt kinh tế - xã hội - môi trƣờng. Quy hoạch chi tiết còn lúng túng, vụn vặt, thiếu tính thẩm mỹ. Việc quản lý sau quy hoạch hầu nhƣ chƣa đƣợc đề cập.
- Năng lực của cán bộ công chức còn hạn chế. Đội ngũ cán bộ công chức còn nhiều bất cập, thiếu tính chuyên nghiệp, chuyên môn. Năng lực hoạch định cơ chế, chính sách còn yếu kém, nhất là xây dựng cơ chế chính sách trong lĩnh vực đầu tƣ, liên kết du lịch biển và loại hình du lịch khác.
69
- Bộ máy QLNN về du lịch biển chƣa ngang tầm với yêu cầu thực tế. Du lịch biển đang ở giai đoạn đầu của sự phát triển nên cần hơn nữa sự quản lý chỉ đạo của cơ quan Trung ƣơng và đại phƣơng. Lực lƣợng quản lý và cả lực lƣợng lao động trong ngành du lịch biển vẫn còn hạn chế so với tiềm năng của ngành và vùng.
- Công tác tuyên truyền và quản lý công tác tuyên truyền vẫn cũng chỉ theo những hình thức cũ, chƣa phát huy những sự sáng tạo mới mẻ để quảng bá về du lịch biển của địa phƣơng. Hơn nữa, nhận thức về du lịch của một bộ phận nhân dân, cơ quan nhà nƣớc chƣa thật sự đúng đắn và sáng suốt. Một bộ phận ngƣời dân chƣa ý thức đƣợc du lịch là sự nghiệp của toàn dân, chƣa thấy đƣợc ý thức trách nhiệm của mình trong việc tạo ra môi trƣờng thân thiện, hiếu khách. Mà khi thiếu đi sự hợp tác của ngƣời dân, công tác QLNN ở lĩnh vực nào cũng không thể thành công đƣợc.
- Nhiều cơ quan nhà nƣớc chƣa thật sự coi trọng việc tôn tạo, bảo vệ tài nguyên du lịch, môi trƣờng tự nhiên của đô thị và vùng biển nói riêng. Không nhận thấy vai trò của du lịch biển trong nền kinh tế quốc dân. Chính sự nhận thức không đúng này là cản trở không nhỏ cho sự quản lý và phát triển ngành du lịch biển của địa phƣơng.
- Sự phối hợp trong công tác quản lý nhà nƣớc chƣa cao, chƣa tạo nên sức mạnh đa dạng của loại hình du lịch. Thiếu tính thống nhất trong xây dựng, chỉ đạo, quản lý và thực hiện quy hoạch. Hệ thống chính sách, quy định pháp luật liên quan đến du lịch biển còn thiếu đồng bộ, chƣa thật thông thoáng so với yêu cầu phát triển và hội nhập quốc tế, chƣa giải quyết đƣợc mối quan hệ giữa quản lý và phát triển.
70
CHƢƠNG 3: PHƢƠNG HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP CƠ BẢN NHẰM HOÀN THIỆN QLNN VỀ DU LỊCH TẠI THỊ XÃ CỬA LÒ