Kinh nghiệm trong quản lý nhà nƣớc đối với du lịch

Một phần của tài liệu Hoàn thiện quản lý nhà nước về du lịch ở thị xã cửa lò, tỉnh nghệ an luận văn ths (Trang 32)

6. Bố cục của luận văn

1.3. Kinh nghiệm trong quản lý nhà nƣớc đối với du lịch

1.3.1. Trong nước

Bà Rịa - Vũng Tàu

Biển Bà Rịa - Vũng Tàu đang trở thành điểm đến lý tƣởng của nhiều du khách trong và ngoài nƣớc. Với ngành du lịch Bà Rịa - Vũng Tàu, du lịch biển đóng vai trò then chốt. Tuy nhiên, môi trƣờng du lịch biển chịu tác động rất lớn từ nhiều nguyên nhân khác nhau: sự tràn dầu, rác thải, sự cố về đâm tàu… đang trở thành nỗi lo lớn của địa phƣơng. Những năm qua, Vũng Tàu đã tăng cƣờng công tác bảo vệ môi trƣờng để hạn chế sự ảnh hƣởng của môi trƣờng đến sự phát triển du lịch biển tại địa phƣơng này.

Môi trƣờng là yếu tố quan trọng ảnh hƣởng trực tiếp đến chất lƣợng, tính hấp dẫn của sản phẩm du lịch. Qua đó ảnh hƣởng đến khả năng thu hút khách, đến sự tồn tại của hoạt đông du lịch biển.

Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu đã tiến hành tổ chức nhiều hoạt động nhằm bảo vệ môi trƣờng nhƣ: tổ chức thu thập phiếu điều tra thông tin về môi trƣờng biển trong hệ thống các doanh nghiệp làm cơ sở xây dựng và triển khai thực hiện các quy định của Luật bảo vệ môi trƣờng, phối hợp với ngành liên quan tiến hành điều tra về tài nguyên du lịch, xây dựng đề cƣơng chi tiết bảo vệ môi trƣờng trong kinh doanh du lịch biển của Tỉnh, tham gia hoạt động thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trƣờng của các dự án du lịch biển.

Đồng thời, địa phƣơng còn tăng cƣờng vốn đầu tƣ cho hệ thống xử lý nƣớc thải, thƣờng xuyên cử công nhân làm vệ sinh đƣờng biển, thu gom và vớt váng rong, tổ chức trồng cây xanh trong khuôn viên KDL biển. Khả năng thu hút du

24

khách đến biển Vũng Tàu bên cạnh tiềm năng vốn có là sự nỗ lực rất lớn của chính quyền địa phƣơng nơi đây, thông qua những hoạt động tích cực nhƣ sau:

- Hoàn thiện cơ chế, chính sách thu hút đầu tƣ, khai thác tài nguyên biển đảo xứng tầm với tiềm năng của tài nguyên hiện có.

- Tập trung đầu tƣ phát triển mạnh theo hƣớng mở rộng thị trƣờng, đa dạng hóa sản phẩm, không ngừng nâng cao chất lƣợng dịch vụ và tính cạnh tranh của các loại hình kinh doanh du lịch.

- Xây dựng ngành du lịch biển trở thành ngành công nghiệp hiện đại mang tính dân tộc độc đáo và có tốc độ tăng trƣởng cao, đồng thời hỗ trợ các ngành kinh tế khác cùng phát triển.

Từ kinh nghiệm quản lý du lịch biển của Vũng Tàu sẽ là bài học rất tốt cho quá trình hoạch định, xây dựng và phát triển du lịch tại Thị xã Cửa Lò. Du lịch Cửa Lò cũng cần phải đặt vấn đề bảo vệ môi trƣờng lên hàng đầu, cần đầu tƣ kinh phí cho vấn đề môi trƣờng biển tại Thị Xã và tập trung giải quyết tốt khâu này, thi du lịch mới có tầm phát triển hơn nữa.

Thành phố biển Nha Trang - Khánh Hòa

Thiên nhiên đã ƣu ái ban tặng cho Thành phố biển Nha Trang tất cả những gì mà một vùng duyên hải Nam Trung bộ có thể có. Từ bãi tắm với dải cát trắng mịn trải dài đến những hòn đảo ngoài khơi đẹp đến ngỡ ngàng, từ những rặng san hô kì ảo dƣới lòng đại dƣơng tới những ngôi đền Chăm rêu phong cổ kính trên núi...

Quan sát phố biển Nha Trang từ trên cao mới thấy hết vẻ đẹp của thành phố, bãi biển uốn cong nhƣ muốn ôm lấy vịnh biển xanh nhƣ ngọc, bên bờ biển những rặng dừa và hàng dƣơng lao xao trong gió càng tôn lên vẻ đẹp ngây ngất của biển. Nha Trang thành phố biển năng động, tràn đầy sức sống với những con đƣờng mới mở, những cây cầu mới xây, những khu nghỉ dƣỡng ven biển, những công trình mới đang đổi thay từng ngày và đặc biệt là con ngƣời nơi đây thật hiền hòa và thân thiện. Tất cả những gì Nha Trang đã và đang có sẽ để lại những ấn tƣợng tốt đẹp cho du khách thập phƣơng dù chỉ đặt chân đến đây một lần nhƣng sẽ có những kỷ niệm thân thƣơng và khó quên.

25

Những năm gần đây, ngành dịch vụ du lịch ngày càng khẳng định vị trí quan trọng trong cơ cấu kinh tế của thành phố biển Nha Trang trên, hệ thống cơ sở hạ tầng, các loại hình dịch vụ đƣợc đầu tƣ đồng bộ, hiện đại. Đến đây, du khách có nhiều dịch vụ vui chơi, giải trí, thƣ giãn phù hợp với túi tiền. Vì vậy, quanh năm thành phố này luôn tấp nập khách du lịch, đặc biệt là khách quốc tế lƣu trú dài ngày nên doanh thu du lịch luôn cao và tăng trƣởng đều theo từng năm.

Trƣớc đây Nha Trang cũng gặp nhiều khó khăn trong quản lý bãi biển, bảo vệ an toàn cho du khách, tình trạng hàng rong đeo bám chèo kéo khách, nạn cò mồi tại các điểm tham quan du lịch, ý thức giữ gìn vệ sinh môi trƣờng kém của ngƣời kinh doanh du lịch và một bộ phận du khách... Nhƣng nhờ có sự đồng thuận, nhất quán từ Ban thƣờng vụ Thành ủy, HĐND và UBND trong chiến lƣợc, chính sách phát triển du lịch nên du lịch thành phố trên dần khởi sắc, uy tín và thƣơng hiệu ngày càng lan xa.

Tại Nha Trang, Thành ủy Nha Trang, Tỉnh ủy Khánh Hòa trực tiếp chỉ đạo các sở, phòng, ban chuyên môn xây dựng các nghị quyết chuyên đề hoặc đề án nhƣ: đề án quản lý vỉa hè lòng đƣờng không vì mục đích giao thông, đề án quản lý các tuyến phố kinh doanh theo từng nhóm hàng, dịch vụ, đề án thu gom rác thải, đề án chăm sóc cây xanh, đề án về an ninh du lịch… Trong đó, phân giao nhiệm vụ cụ thể cho từng sở, ngành, phòng ban chuyên môn. Công tác phối hợp giữa các phòng ban của Thành Phố Nha Trang và cấp phƣờng chặt chẽ, thông tin hai chiều, toàn diện. Thành Phố Nha Trang có lực lƣợng thanh niên xung kích hơn 100 ngƣời, chốt trực 24/24 giờ trên các bãi biển, tuyến điểm du lịch làm nhiệm vụ giữ gìn trật tự đô thị. Mỗi ngày có 8 công an đƣợc bố trí hỗ trợ lực lƣợng thanh niên xung kích thực hiện nhiệm vụ. Kinh phí cho công tác giữ gìn trật tự đô thị gần 8 tỷ đồng/năm. Dƣới bãi biển, để bảo đảm an toàn tính mạng cho khách tắm biển, Thành Phố Nha Trang có lực lƣợng cứu hộ bờ biển chuyên nghiệp, cứ cách 30m có 1 ngƣời, chốt trực từ 5 giờ 30 đến 19 hàng ngày. Nhờ những cách thức quản lý nhƣ vậy mà Thành Phố biển Nha Trang đang trở thành điểm du lịch hấp dẫn du khách trong và ngoài nƣớc.

26

Từ kinh nghiệm về tổ chức và quản lý du lịch biển của Nha Trang cho thấy để phát triển du lịch Cửa Lò cần tập trung đầu tƣ giải quyết các vấn đề sau: Du lịch Cửa Lò cần làm tốt công tác an ninh khi mùa du lịch đến nhƣ nạn bán hàng rong, đeo bám khách du lịch, nạn chặt chém, tự động nâng ép giá. Bắt buộc các nhà hàng, khách sạn phải có bảng niêm yết giá cho từng mặt hàng cụ thể. Cần phân chia công việc và giao nhiệm vụ cụ thể cho từng đơn vị, ban nghành liên quan. Ngoài ra công tác cứu hộ cũng cần phải đƣợc quan tâm, nhằm đảm bảo cho một mùa du lịch an toàn.

1.3.2. Nước ngoài

Singapore

Singapore là một quốc đảo nhỏ, tài nguyên hạn chế, nhƣng đã biết phát huy triệt để tiềm năng, thế mạnh về vị trí địa lý và nguồn lực con ngƣời để có những bƣớc phát triển vƣợt bậc. Diện tích quốc đảo chỉ có 710 km2 nhƣng có đến 5,2 triệu ngƣời đang sinh sống, làm việc ở đây, trong đó có gần 2 triệu ngƣời nƣớc ngoài. Trong các thành công của Singapore thời gian qua phải kể đến sự thành công của chính sách phát triển du lịch.

Ở Singapore, tháng 6 năm 2010, quốc đảo này chạm mốc “một triệu khách du lịch trong một tháng”. Năm 2010 có 11,64 triệu khách quốc tế đến Singapore và năm 2011 là 13 triệu. Năm 2010, du lịch đóng góp cho nền kinh tế Singapore 18,8 tỷ đô Sing, năm 2012 là 22,2 tỷ đô Sing, chiếm 3% GDP. Singapore hiện có khoảng trên 50.000 phòng khách sạn, với giá dịch vụ trung bình khoảng 245 đô Sing/phòng/ngày (khoảng hơn 4 triệu đồng Việt Nam), tỷ lệ sử dụng phòng năm 2011 đạt đến 86%. Đây thực sự là những con số ấn tƣợng của ngành du lịch ở một đất nƣớc nhỏ bé, ít tài nguyên và chƣa hẳn đã có nhiều lợi thế để phát triển du lịch nhƣ Singapore. Để có đƣợc kết quả này, phải nói đến sự thành công của việc hoạch định, xây dựng chiến lƣợc và các kế hoạch phát triển du lịch phù hợp cho từng giai đoạn của Chính phủ Singapore. Từ năm 1965 đến nay, Singapore đã hoạch định chiến lƣợc, xây dựng 6 kế hoạch phát triển du lịch khác nhau, đó là: “Kế hoạch Du lịch Singapore” (năm 1968), “Kế hoạch Phát triển du lịch” (năm 1986), “Kế hoạch

27

Phát triển chiến lƣợc” (năm 1993), “Du lịch 21” (năm 1996), “Du lịch 2015” (năm 2005), “Địa giới du lịch 2020” (năm 2012).Với “Kế hoạch phát triển du lịch” (năm 1986), Singapore chủ trƣơng bảo tồn và khôi phục các khu lịch sử văn hóa nhƣ: Khu phố của ngƣời Hoa, Tanjong Tagar, Little India, Kampong Glam, sông Singapore. Với “Kế hoạch Phát triển chiến lƣợc” (năm 1993), Singgapore tập trung phát triển các sản phẩm du lịch mới nhƣ: du thuyền, du lịch chữa bệnh, du lịch giáo dục, du lịch trăng mật, phát triển các thị trƣờng du lịch mới, tổ chức các lễ hội lớn mang tầm cỡ quốc tế. Năm 1996, Singapore triển khai “Du lịch 21”, chuẩn bị và thực hiện tầm nhìn dài hạn cho sự phát triển của du lịch trong Thế kỷ 21, với các chiến lƣợc thị trƣờng du lịch mới nổi, chiến lƣợc du lịch khu vực, chiến lƣợc phát triển sản phẩm du lịch mới, chiến lƣợc nguồn vốn du lịch, chiến lƣợc “Nhà vô địch du lịch Singapore”.

Trong “Du lịch 2015” (năm 2005), Singapore tập trung phát triển các thị trƣờng chính với phƣơng châm tạo sự hiểu biết tốt hơn về Singapore, phát triển Singapore thành một điểm du lịch “phải đến”, cải thiện tiêu chuẩn dịch vụ nhằm cung cấp các dịch vụ đáng nhớ cho khách du lịch, nâng cấp cơ sở hạ tầng du lịch, phát triển các doanh nghiệp du lịch và nguồn nhân lực du lịch chuyên nghiệp, phát triển các sản phẩm trọng tâm của du lịch… Năm 2012, Singgapore chi 300 triệu đô Sing để tổ chức các sự kiện du lịch, chi 340 triệu đô Sing phát triển các sản phẩm du lịch, chi 265 triệu đô Sing phát triển nguồn nhân lực du lịch. Đến năm 2015, Singapore sẽ đầu tƣ cho Quỹ phát triển du lịch là 2 tỷ đô Sing, dự kiến đón khoảng 17 triệu khách du lịch quốc tế và doanh thu từ du lịch khoảng 30 tỷ đô Sing.

Kết quả và kinh nghiệm phát triển du lịch của Singapore sẽ là bài học rất tốt cho quá trình hoạch định, xây dựng, triển khai thực hiện chiến lƣợc, kế hoạch phát triển du lịch của Việt Nam nói chung và của Cửa Lò nói riêng. Cửa Lò là địa phƣơng có nhiều lợi thế để phát triển du lịch với bãi biển dài và đẹp, các lễ hội truyền thống, địa điểm du lịch tâm linh, với các điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch biển.

28

Để phát huy tối đa tiềm năng, lợi thế sẵn có và để du lịch đóng góp nhiều hơn cho sự phát triển của Cửa Lò, chúng ta cần có tầm nhìn dài hạn, lựa chọn đƣợc những ý tƣởng, phƣơng án quy hoạch phù hợp, lựa chọn đƣợc các nhà tƣ vấn thực sự có kinh nghiệm trong lĩnh vực phát triển du lịch và phải đúc kết, học tập kinh nghiệm từ sự thành công cũng nhƣ thất bại trong xây dựng, thực thi chính sách phát triển du lịch của các quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới. Chúng ta cần phải chú ý quy hoạch, xây dựng các cơ sở hạ tầng du lịch phù hợp với quy hoạch tổng thể, thống nhất với quy hoạch sử dụng đất và các quy hoạch ngành, lĩnh vực khác; giải quyết tốt mâu thuẫn giữa phát triển công nghiệp với du lịch, giữa phát triển du lịch với bảo vệ môi trƣờng sinh thái; tăng cƣờng bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa, các lễ hội truyền thống; phát triển các sản phẩm du lịch mới, tăng cƣờng tổ chức các sự kiện du lịch, các giải thể thao, văn hóa, nhất là trong mùa thu, mùa đông để thu hút khách du lịch; có chiến lƣợc quảng bá phù hợp đối với từng khu vực, từng đối tƣợng khách du lịch trong và ngoài nƣớc; tăng cƣờng đào tạo, bồi dƣỡng nguồn nhân lực phục vụ du lịch; tập trung tuyên truyền, nâng cao nhận thức của ngƣời dân về tầm quan trọng, sự đóng góp của du lịch, trách nhiệm của ngƣời dân đối với việc phát triển du lịch đi đôi với việc tăng cƣờng công tác quản lý nhà nƣớc trong lĩnh vực du lịch để tránh tình trạng lộn xộn, tăng giá dịch vụ, “chặt chém” khách du lịch ở một số khu du lịch nhƣ hiện nay. Cửa Lò cần nghiên cứu, triển khai việc đấu thầu quản lý và phát triển các hoạt động dịch vụ Đảo Ngƣ, Đảo Lan Châu. Kinh nghiệm phát triển du lịch của Singapore sẽ là bài học rất quý giá cho Cửa Lò trong việc xây dựng, thực hiện chiến lƣợc, quy hoạch phát triển du lịch.

Thái Lan

Thái Lan là một đất nƣớc giàu truyền thống văn hóa. Ngành du lịch là ngành thu đƣợc nguồn ngoại tệ chủ yếu và cao hơn các ngành sản xuất khác của Thái Lan. Hàng năm, Thái Lan đón một lƣợng khách du lịch quốc tế trên 10 triệu lƣợt ngƣời. Thị trƣờng khách quốc tế chủ yếu của Thái Lan là các nƣớc trong khối ASEAN, châu Á, châu Âu.

29

Năm 2010, Chính phủ Thái Lan đang đẩy mạnh đầu tƣ vào ngành công nghiệp không khói này với mục tiêu đón 13 triệu khách quốc tế, đem về 409 tỷ baht. Cơ quan Du lịch Quốc gia Thái Lan, gọi tắt là TAT là cơ quan quản lý nhà nƣớc cao nhất, có trách nhiệm xúc tiến và phát triển du lịch Thái Lan. TAT là cơ quan trực thuộc Chính phủ, hoạt động độc lập. Đứng đầu Cơ quan Du lịch Quốc gia là Thống đốc. Giúp việc cho Thống đốc có Văn phòng Thống đốc, Hội đồng Tƣ vấn, Viện Đào tạo Khách sạn và Du lịch, Văn phòng Kinh doanh Du lịch Bangkok, Ban Quản lý hoạt động khu du lịch và Thanh tra Tài chính nội bộ… Sự hoạt động của TAT rất đạt hiệu quả, bởi có chiến lƣợc và biết tập trung vào lĩnh vực nghiên cứu thị trƣờng và xúc tiến quảng bá, sau đó đƣa ra định hƣớng và những giải pháp cụ thể cho các doanh nghiệp thực hiện. TAT luôn phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành có liên quan đến du lịch để chỉ đạo các doanh nghiệp triển khai các hoạt động du lịch; qua đó, liên tục đề xuất, trình Chính phủ phê duyệt từ các chính sách, chiến lƣợc cho đến các chiến dịch, chƣơng trình xúc tiến quảng bá từng thị trƣờng khách cụ thể, trong từng giai đoạn nhất định. Trong nhiều năm liên tục, một trong những yếu tố quan trọng đã giúp ngành Du lịch Thái Lan mang lại lợi nhuận cao nhất cho quốc gia này là các chiến dịch quảng bá và xúc tiến đa dạng nhƣ: Năm 1982 là Rattanakosin Bicentennial; 1987 và năm 1992 đều có chủ đề là Năm Du lịch Thái Lan; hai năm liền 1998 - 1999 là Chiến dịch Amazing Thailand… Năm 1997, khi Thái Lan rơi vào cuộc khủng hoảng kinh tế thì chính du lịch là ngành kinh tế chủ đạo góp phần đƣa nền kinh tế Thái Lan từ chỗ thâm hụt, giảm sút đến mức ổn định.

Tuy nhiên, chiến lƣợc phát triển kinh tế - xã hội của Thái Lan về du lịch là tăng cƣờng, tập trung thu hút khách, tăng nguồn thu cho ngân sách, nhƣng sự bùng nổ du lịch đó đã mang đến cho Thái Lan những tác động tiêu cực đối với các tài nguyên du lịch nhƣ vấn đề suy thoái, ô nhiễm môi trƣờng, thay đổi sắc thái nền văn hóa. Nhận thức đƣợc ảnh hƣởng tiêu cực đó, Chính phủ Thái Lan đã chuyển mục

Một phần của tài liệu Hoàn thiện quản lý nhà nước về du lịch ở thị xã cửa lò, tỉnh nghệ an luận văn ths (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)