Lịch sử hình thành và phát triển công ty

Một phần của tài liệu NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH SẢN PHẨM NỮ TRANG CỦA CÔNG TY TNHH MTV VÀNG BẠC ĐÁ QUÝ SÀI GÒN - SJC.PDF (Trang 32)

Doanh nghiệp Nhà nước vàng bạc đá quý SJC ra đời từ tư duy đổi mới của

lãnh đạo Thành ủy, Ủy ban Nhân dân Tp. Hồ Chí Minh từ những năm 80 thế

kỷ trước. Trong tình hình tư nhân không được kinh doanh vàng, thậm chí có thời điểm mỗi nhà phải tự khai báo số lượng vàng sở hữu, chỉ có Ngân hàng

Nhà nước Trung ương được lập công ty kinh doanh vàng trực thuộc. Trước

bức bách của lạm phát tăng cao, giá vàng dâng lên không có điểm dừng, nhu

cầu sử dụng vàng như một loại tiền tệ là nhu cầu có thực, lãnh đạo thành phố đã cho phép lập thí điểm vài công ty VBĐQ quận huyện và tiến tới lập Công

ty Vàng bạc Đá quý Tp. HCM - SJC, trực thuộc Ủy ban Nhân dân Thành phố.

Quyết định 180/QĐ-UB ngày 17/09/1988 có tính lịch sử không chỉ với SJC, mà nó còn đánh dấu sự mở ra một giai đoạn đổi mới của một ngành mà trước đó được coi là vùng cấm. Thành phố Hồ Chí Minh và nhà đại diện là SJC đã

đi đầu trong bước đột phá này. Đặc biệt, Thành ủy, Ủy ban đã cho phép SJC và một số công ty XNK có nguồn ngoại tệ được phép nhập khẩu vàng (về bán cho SJC). SJC đã được nhận vàng ký lô từ Công ty Lương thực thành phố, Công ty Đông lạnh 1, Công ty Petechim,... giấy phép nhập vàng lúc đó cũng được cấp từ Ủy ban Nhân dân thành phố. Sau khi nhanh chóng vào cuộc, tập

thể SJC đã góp phần quyết định vào việc bình ổn thị trường vàng thành phố và giá vàng cả nước. Thời điểm 1988 - 1990, giá vàng, thước đo chính của chỉ số

lạm phát lúc đó, đã được kéo xuống và đi dần vào quỹ đạo hợp lý, tạo thế ổn định kinh tế tiền tệ nói chung.

Tuy là công ty nhà nước nhưng lại không có trụ sở làm việc của nhà nước- với

tờ quyết định thành lập công ty, một khoản vay từ Sở Tài chánh 500 triệu đồng Việt Nam, đủ để trang bị phương tiện làm việc và trả lương, một đội ngũ

cán bộ nhân viên chưa hề biết kinh doanh vàng- mà văn phòng đầu tiên của công ty chính là tư gia của ông Trần Mộng Hùng, Trưởng phòng Kinh doanh

đầu tiên của công ty. Ngôi nhà lịch sử 442 Nguyễn Thị Minh Khai, Quận 3 đó, nay là Hội sở chính của Ngân hàng Á Châu - ACB. SJC cũng chính là một

trong số ít doanh nghiệp nhà nước đầu tiên vận dụng nhuần nhuyễn cơ chế thị trường: Trong điều kiện không vốn, không mặt bằng, không tay nghề kỹ thuật;

lãnh đạo công ty tiến hành các chủ trương mời gọi anh em thợ kim hoàn hoạt động cá thể qui tụ về công ty, cùng lúc đề ra qui chế hợp tác mở cửa hàng với

những người có vốn và kiến thức kinh doanh vàng. Hơn 90 cửa hàng vàng đã có mặt trong các năm 1989 - 1990, lan tỏa tên tuổi và sản phẩm SJC ra toàn thành phố.

Không thể bằng lòng với việc kinh doanh vàng ký lô hiệu 3 chìa khóa, hiệu

UBS ... của Thụy Sĩ, của Úc, Giám đốc Nguyễn Hữu Định đã đưa ra một

quyết định đột phá là sản xuất vàng SJC của Việt Nam theo đơn vị vàng truyền thống Trung Hoa, đơn vị lượng vàng, gồm các loại vàng SJC một lượng, 5 chỉ, 2 chỉ và 1 chỉ hiệu Rồng Vàng và Bông Hồng. Đồng chí Đỗ Công Chính, Giám đốc Xí nghiệp vàng SJC và đồng chíMai Sơn - Phó Giám

đốc Kỹ thuật là những người chịu trách nhiệm sản xuất SJC vàng- SJC bốn số

9. Tháng 03/1989 những SJC vàng đầu tiên đã ra đời từ Xí nghiệp SJC. Vàng SJC xuất hiện đã thay thế hoàn toàn vàng hiệu Kim Thành, Kim Hoàn mà

trước đó hàng thập kỷ đã được lưu hành phổ biến ở thành phố Sài Gòn. Vì sự

liên kết với Vietcombank Tp. HCM, có giai đoạn SJC vàng đã mang thương

hôm nay là một mốc son rạng rỡ làm sáng danh tên tuổi SJC. Song song với

vàng SJC, SJC cũng là đơn vị đầu tiên khởi phát chiến lược công nghệ hóa sản

xuất nữ trang, trang bị máy móc thay thế một phần công đoạn thủ công và du nhập kỹ thuật đúc chân không hiện đại.

Với chặng đường phát triển của công ty, SJC nhận được rất nhiều các danh

hiệu rất đáng tự hào: danh hiệu “Thương hiệu quốc gia”, “Top 500 nhà bán lẻ

khu vực Châu Á- Thái Bình Dương”, “Thương hiệu mạnh Việt Nam”, “top

500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam”, giải thưởng “Sao Vàng Đất Việt”, …

Kể từ tháng 09 năm 2010, công ty chuyển đổi chính thức thành Công ty TNHH MTV Vàng bạc Đá quý Sài Gòn- SJC, chủ sở hữu là Ủy ban Nhân dân

TP.HCM. SJC là thành viên đầu tiên trong 16 tổng công ty, công ty độc lập hoạt động theo mô hình Công ty mẹ - Công ty con trực thuộc UBND TP.HCM

được chuyển thành công ty TNHH một thành viên. Tổ chức bộ máy và nội dung hoạt động không thay đổi, nhưng sẽ tạo được sựđộc lập vềtư cách pháp

nhân, bình đẳng với các loại hình doanh nghiệp khác. Điều này sẽ tạo thêm sự

chủ động, linh hoạt cho SJC trong quá trình hoạt động, cũng như trong việc

tăng cường đổi mới với cơ chế quản lý, tăng cường chất lượng hoạt động.

Trước đây, SJC là doanh nghiệp kinh doanh tập trung về sản phẩm vàng miếng với thị phần chiếm 80%- 90%, nhưng nay, với các quy định mới về

việc thắt chặt kinh doanh vàng miếng, thương hiệu vàng miếng SJC thuộc sở

hữu của ngân hàng nhà nước. Điều này định hướng lại hướng kinh doanh và phát triển sản phẩm của SJC: tập trung vào mảng vàng nữ trang với ưu thế thương hiệu đã ăn sâu vào tiềm thức người tiêu dùng mặc dù lâu nay, mảng

sản phẩm nữ trang cũng phát triển song song cùng sản phẩm vàng miếng. Mục tiêu mà SJC tiếp tục đặt ra cho hướng phát triển trong những năm tới là tiếp tục mở rộng sản xuất kinh doanh vàng trang sức, từng bước đẩy mạnh doanh

thu cho thị phần này; thiết lập các kênh phân phối vàng bạc đá quý phủ kín 63 tỉnh thành trên cả nước; phát triển thành một tập đoàn kinh tế mạnh của Việt Nam và một doanh nghiệp kim hoàn có thương hiệu lớn trong khu vực.

Các hoạt động chính của công ty SJC:

- Kinh doanh vàng miếng thương hiệu rồng vàng SJC.

- Kinh doanh nữ trang.

- Kiểm định vàng- kim cương chính xác.

- Quà tặng- logo cao cấp bằng vàng.

- Hội chợ triển lãm nữ trang.

- Kinh doanh bất động sản.

- Đầu tư tài chính.

Một phần của tài liệu NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH SẢN PHẨM NỮ TRANG CỦA CÔNG TY TNHH MTV VÀNG BẠC ĐÁ QUÝ SÀI GÒN - SJC.PDF (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)