Tóm tắt kết quả nghiên cứu

Một phần của tài liệu Phân tích nhân tố tác động đến ý định sử dụng dịch vụ internet banking của khách hàng cá nhân - Trường hợp ngiên cứu Ngân hàng TMCP Phương Nam khu vực TPHCM (Trang 78)

6. Kết cấu của đề tài

5.1.Tóm tắt kết quả nghiên cứu

Mục đích chính của nghiên cứu này là khám phá các nhân tố ảnh hƣởng đến quyết định sử dụng IB và tác động của các nhân tố đến ý định sử dụng dịch vụ IB của khách hàng có tài khoản cá nhân tại ngân hàng PN.

Thang đo các nhân tố tác động đến ý định sử dụng IB và thang đo ý định sử dụng IB của khách hàng cá nhân tại ngân hàng PN đƣợc xây dựng dựa trên lý thuyết hành động hợp lý của Fishbien và Azjen (1975), Lý thuyết hành vi dự định của Fishbien & Azjen (1980), Mô hình chấp nhận công nghệ mở rộng của David và cộng sự (1989) và nghiên cứu định tính bằng thảo luận tay đôi và khảo sát thử. Kết qủa nghiên cứu định tính thang đo các nhân tố ảnh hƣởng đến việc sử dụng IB tại ngân hàng PN gồm 6 thành phần với 21 biến quan sát và 3 biến quan sát đo lƣờng ý định sử dụng dịch vụ IB (trình bày ở chƣơng 3)

Kiểm định thang đo qua hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha và phân tích nhân tố khám phá (EFA), 6 thành phần tác động ý định sử dụng IB chỉ còn lại 5 thành phần với số biến quan sát giảm từ 21 xuống 20 và thành phần ý định sử dụng IB gồm 3 biến quan sát không thay đổi. Kết quả phân tích hồi qui tuyến tính bội theo phƣơng pháp Enter cho thấy cả 5 thành phần này ảnh hƣởng cùng chiều đến ý định sử dụng IB. Trong đó, thành phần quan trọng nhất, ảnh hƣởng mạnh nhất đến ý định sử dụng IB là nhân tố quy chuẩn chủ quan bao gồm 4 biến quan sát (hệ số hồi qui chuẩn hóa là: 0.350); quan trọng thứ hai là thành phần tin cậy gồm 4 các biến

quan sát (hệ số hồi qui chuẩn hóa là: 0.306); quan trọng thứ ba là thành phần tính tiện nghi gồm 3 các biến quan sát (hệ số hồi qui chuẩn hóa là: 0.224); quan trọng thứ tƣ là thành phần hữu dụng cảm nhận gồm 4 các biến quan sát (hệ số hồi qui chuẩn hóa là: 0.206); và cuối cùng là thành phần dễ dùng gồm 5 các biến quan sát (hệ số hồi qui chuẩn hóa là 0.09). Vì vậy, có thể kết luận rằng khi tăng giá trị của bất kỳ thành phần nào trong năm thành phần này đều làm tăng ý định sử dụng IB.

Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy không có sự khác biệt trong ý định sử dụng IB giữa nam và nữ cũng nhƣ giữa các độ tuổi. (trình bày ở chƣơng 4)

Một phần của tài liệu Phân tích nhân tố tác động đến ý định sử dụng dịch vụ internet banking của khách hàng cá nhân - Trường hợp ngiên cứu Ngân hàng TMCP Phương Nam khu vực TPHCM (Trang 78)