6. Kết cấu của đề tài
2.3.1. Thực tế việc triển khai dịch vụ IB tại Việt Nam
Báo cáo thống kê của Cục Thƣơng mại điện tử - Bộ Công thƣơng về số lƣợng ngân hàng triển khai dịch vụ IB qua các năm cho thấy đến cuối năm 2012, có 46 ngân hàng tham gia cung cấp dịch vụ IB tại Việt Nam (không kể chi nhánh ngân hàng nƣớc ngoài).
Bảng 2.1. Tình hình triển khai IB tại các ngân hàng thƣơng mại năm 2012
Nhƣ vậy, chỉ trong vòng 7 năm (từ 2005 đến 2012), số lƣợng các ngân hàng triển khai dịch vụ IB đã tăng từ 5 lên 46 ngân hàng (tăng hơn 9 lần) dù chất lƣợng và sự đa dạng của dịch vụ vẫn còn chênh lệch với nhau và so với các ngân hàng nƣớc ngoài. Việc gia tăng nhanh chóng số lƣợng các ngân hàng tham gia vào lĩnh vực này có nhiều nguyên nhân, trƣớc hết là nỗ lực tự làm mới mình để đáp ứng yêu cầu cạnh tranh và phát triển, về khách quan, đó là do sự phát triển mạnh mẽ của thƣơng mại điện tử cũng nhƣ hệ thống cơ sở hạ tầng và viễn thông cũng nhƣ sự ủng hộ mạnh mẽ của Chính phủ theo đề án tái cơ cấu các tổ chức tín dụng nhằm hƣớng ngân hàng đến việc cung cấp các dịch vụ hiện đại, giảm thiểu rủi ro và chi phí do mở rộng mạng lƣới quá mức cần thiết dẫn đến hoạt động kinh doanh thiếu hiệu quả.
Tuy nhiên, dù ghi nhận sự năng động của các ngân hàng trong việc nắm bắt cơ hội, hƣớng đến việc thỏa mãn các nhu cầu của khách hàng nhƣng chúng ta có thể thấy, các ngân hàng Việt Nam còn gặp nhiều khó khăn trong việc triển khai dịch vụ IB rộng rãi đến khách hàng, chủ yếu do các nguyên nhân sau:
- Sản phẩm, dịch vụ cung cấp còn đơn giản khi chủ yếu hỗ trợ khách hàng
vấn tin tài khoản, tỷ giá, lãi suất và chuyển khoản với hạn mức nhất định… hoặc thanh toán tiền cho các tổ chức, đơn vị cung cấp sản phẩm dịch vụ có liên kết với ngân hàng. Một số ngân hàng thậm chí thiếu quan tâm đến việc hƣớng dẫn khách hàng đăng kí và sử dụng IB, website đƣợc thiết kế khá sơ sài hoặc bị lỗi không truy cập đƣợc.
- Tình hình tội phạm công nghệ cao tại Việt Nam đang có ý định gia tăng, có
sự tham gia của các đối tƣợng ngƣời nƣớc ngoài với công nghệ khoa học hiện đại, phƣơng thức thủ đoạn ngày càng tinh vi… trong khi đó, khả năng bảo mật, quản trị hệ thống thông tin của các ngân hàng Việt Nam cũng nhƣ các đơn vị liên quan còn chƣa phát triển theo kịp, điều này đã tạo ra những khoảng trống để bọn tội phạm triệt để tận dụng khai thác, chiếm đoạt tiền của khách hàng. Trong năm 2013, trên cả nƣớc đã xảy ra 02 vụ việc trong đó các đối tƣợng lợi dụng sơ hở của công ty viễn thông và hệ thống IB để chiếm đoạt số tiền hơn 100 triệu đồng của khách hàng. Những sự việc nhƣ vậy, cùng với cách xử lý chƣa thật sự khéo léo, chuyên nghiệp của nhân viên ngân hàng đã gây nên sự bức xúc của khách hàng, ảnh hƣởng đến thiện cảm của khách hàng đối với ngân hàng nói riêng và dịch vụ IB nói chung.
- Hệ thống chính sách, pháp luật về Thƣơng mại điện tử và dịch vụ IB còn
nhiều hạn chế, chƣa theo kịp với trình độ phát triển của hệ thống dịch vụ cũng nhƣ đảm bảo đƣợc quyền lợi của khách hàng khi có tranh chấp xảy ra.
Dù gặp phải nhiều khó khăn, trở ngại, các ngân hàng vẫn xác định rằng IB là dịch vụ thiết yếu và giữ vai trò nền tảng trong tƣơng lai, khi mà xã hội tiến đến kỷ nguyên khoa học hiện đại cũng nhƣ các chính sách của Chính phủ về hạn chế giao dịch tiên mặt đƣợc triển khai ngày càng quyết liệt. Vì vậy, ý định chung của các ngân
hàng trong thời gian tới là tập trung nghiên cứu phát triển dịch vụ IB và kết hợp với các trung tâm mua sắm, công ty viễn thông, nhà cung ứng sản phẩm và dịch vụ nhằm đa dạng hóa sản phẩm, dịch vụ và mở rộng phạm vi hoạt động, phục vụ khách hàng của mình.