6. Kết cấu của đề tài
3.3.2. Thiết kế mẫu nghiên cứu
Dữ liệu đƣợc thu thập thông qua phƣơng pháp phỏng vấn mặt đối mặt kết hợp với công cụ là bảng câu hỏi định lƣợng (xem phụ lục 4). Việc lấy mẫu đƣợc
thực hiện theo phƣơng pháp thuận tiện. Cá nhân có sử dụng dịch vụ của ngân hàng Phƣơng Nam đƣợc chọn vào mẫu nghiên cứu. Phƣơng pháp chọn mẫu thuận tiện là phƣơng pháp chọn mẫu phi xác suất trong đó nhà nghiên cứu tiếp cận với phần tử mẫu bằng phƣơng pháp thuận tiện. Nghĩa là nhà nghiên cứu có thể chọn những phần tử nào mà họ có thể tiếp cận. (Nguyễn Đình Thọ và Nguyễn Thị Mai Trang, 2011). Ƣu điểm của phƣơng thức này là dễ tiếp cận đối tƣợng nghiên cứu và thƣờng sử dụng khi bị giới hạn về thời gian và chi phí. Tuy nhiên, nhƣợc điểm của phƣơng thức này là không xác định đƣợc sai số do lấy mẫu.
Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008) cho rằng phân tích nhân tố khám phá (EFA) thì cần ít nhất 5 mẫu trên 1 biến quan sát. Trong nghiên cứu này có 24 biến quan sát, vậy cỡ mẫu cần thiết cho phân tích nhân tố khám phá ít nhất là
n ≥ 120 (24 x 5). Theo Tabachnick & Fidel, (1996) phân tích hồi qui một cách tốt
nhất thì cỡ mẫu cần thiết phải là: n ≥ 8m + 50. Trong đó: n là cỡ mẫu, m là biến số
độc lập của mô hình. Cỡ mẫu cần thiết cho phân tích hồi qui là: n = 8 x 6 + 50 = 98. Ngoài ra, trong nghiên cứu này phƣơng pháp phân tích nhân tố EFA đƣợc sử dụng để rút trích nhân tố do đó cần ít nhất 200 quan sát (Gorsuch, 1983).
Nghiên cứu này đƣợc thực hiện với kích thƣớc mẫu n ≥ 200, để đạt đƣợc kích
thƣớc mẫu này, tác giả đề xuất phỏng vấn 250 khách hàng có tiêu chuẩn nhƣ trên.