PHỤ LỤC 1: CÂU HỎI TỰ LUẬN Câu 1: Nguyên tắc xây dựng văn hóa doanh nghiệp?

Một phần của tài liệu Tổng hợp câu hỏi và đáp án ôn tập môn Hành vi tổ chức (Trang 64)

- Tuyệt đối không sao chụp, copy và gửi các hồ sơ, tài liệu nội bộ của doanh nghiệp ra bên ngoài dưới bất kỳ hình thức nào khi chưa được sự

PHỤ LỤC 1: CÂU HỎI TỰ LUẬN Câu 1: Nguyên tắc xây dựng văn hóa doanh nghiệp?

Đáp án gợi ý câu hỏi trắc nghiệm

PHỤ LỤC 1: CÂU HỎI TỰ LUẬN Câu 1: Nguyên tắc xây dựng văn hóa doanh nghiệp?

Câu 1: Nguyên tắc xây dựng văn hóa doanh nghiệp?

Trả lời:

Để xây dựng văn hóa doanh nghiệp vững mạnh, trước hết lãnh đạo phải là tấm gương về văn hóa doanh nghiệp. Tuy lãnh đạo có vai trò quyết định trong xây dựng văn hóa doanh nghiệp, nhưng nền văn hóa trong mỗi doanh nghiệp phải do mọi thành viên tạo dựng nên. Văn hóa doanh nghiệp phải hướng về con người, và phải phù hợp với điều kiện bên trong, bên ngoài doanh nghiệp.

Lãnh đạo phải là tấm gương về văn hóa doanh nghiệp: Lãnh đạo là người đặt nền móng xây dựng văn hóa doanh nghiệp, và cũng là người chịu trách nhiệm

33 cuối cùng, quan trọng nhất đối với doanh nghiệp, vìvậy họ phải là tấm gương xây

dựng văn hóa doanh nghiệp. Họ phải đưa ra những quyết định hợp lý trong việc xây dựng hệ thống giá trị văn hóa, và phải là người đi đầu trong việc thực hiện các mục tiêu đề ra, để làm động lực gắn kết các thành viên trong công ty.

Văn hóa doanh nghiệp phải do tập thể doanh nghiệp tạo dựng nên: Người lãnh đạo đóng vai trò đầu tàu trong xây dựng văn hóa doanh nghiệp, nhưng qúa trình này chỉ có thể thành công với sự đóng góp tích cực của mọi thành viên trong doanh nghiệp. Để thu hút nhân viên quan tâm tới văn hóa, doanh nghiệp có thể mở các lớp huấn luyện về văn hóa doanh nghiệp đối với nhân viên mới, hay thường xuyên trưng cầu dân ý về môi trường làm việc của doanh nghiệp.

Văn hóa doanh nghiệp phải hướng về con người: Để có sự phát triển bền vững, doanh nghiệp cần đề ra một mô hình văn hóa chú trọng đến sự phát triển toàn diện của người lao động. Cần xây dựng môi trường làm việc mà ở đó mọi cá nhân đều phát huy hết khả năng làm việc của mình.

Văn hóa doanh nghiệp phải phù hợp với cả môi trường bên trong lẫn bên ngoài doanh nghiệp: Văn hóa doanh nghiệp phải phù hợp với những điều kiện cụ thể của từng doanh nghiệp, dựa trên điểm mạnh của doanh nghiệp. Văn hóa doanh nghiệp cũng phải phù hợp với môi trường kinh doanh, văn hóa dân tộc.

Câu 2: Trong giai đoạn hiện nay, để xây dựng Văn hóa doanh nghiệp trên cơ sở văn hóa dân tộc Việt Nam hiệu quả nhất thì yếu tố nào là quan trọng nhất.

Trả lời:

Yếu tố con người là cốt lỗi của trong xây dựng Văn hóa doanh nghiệp hiện tại. Có 4 xu hướng chủ yếu phát triển của văn hóa doanh nghiệp Việt Nam:

Một là, tôn trọng con người với tư cách là chủ thể hành vi, coi trọng tính tích cực và tính năng động của con người trong kinh doanh, công việc nâng cao tố chất của con người là điều kiện quan trọng đầu tiên của phát triển doanh nghiệp.

Hai là, coi trọng chiến lược phát triển và mục tiêu cơ bản của doanh nghiệp để bồi dưỡng ý thức văn hóa doanh nghiệp cho toàn thể công nhân viên chức.

Ba là, coi trọng việc quản lý môi trường vật chất và tinh thần của doanh nghiệp, tạo ra không gian văn hóa tốt đẹp, bồi dưỡng ý thức tập thể và tinh thần đoàn kết nhằm cống hiến sức lực, trí tuệ cho doanh nghiệp.

34 thần trách nhiệm của tất cả các thành viên doanh nghiệp.

Một tổ chức chỉ có thể phát triển khi tất cả mọi thành viên đều hiểu được họ đang đi đâu? Họ đang làm gì? Và vai trò của họ đến đâu? Với những mục tiêu rất cụ thể, họ được sống trong một môi trường tự do cống hiến, chia sẻ ý tưởng, được ghi nhận khi thành công… tất cả đều được hiểu rằng, họ là thành phần không thể thiếu của công ty. Họ như một mắt xích trong một chuỗi dây truyền đang hoạt động. Và nếu mắt xích đó ngừng hoạt động, toàn bộ hệ thống cũng phải ngừng theo.

Một sự đoàn kết, một khí thế làm việc của công ty cần thiết nhất khi công ty ấy đang ở trong thời kỳ khó khăn, thử thách, đặc biệt là những công ty đang trên bờ vực của sự phá sản. Tất cả mọi thành viên của công ty cần tinh thần đoàn kết và hy sinh. Công ty có cấp độ càng cao, có ảnh hưởng lớn thì các thành viên càng cần phải hy sinh nhiều hơn. Để vượt qua những tình thế khó khăn, công ty cần một sức mạnh tổng lực để chống đỡ và sức mạnh ấy chỉ đạt được khi nó có một Văn hóa Doanh nghiêp – văn hóa của sự hy sinh, văn hoá của sự đoàn kết.

Nếu tất cả mọi người đều trong khí thế của những người chiến thắng, khí thế của những người đang trên con đường tiến tới vinh quang? Với họ không bao giờ có con đường thứ hai ngoài chiến thắng. Điều này vô cùng cần thiết, vì tất cả mọi người đều tập trung vào một mục tiêu. Khi họ đã đặt vào một mục tiêu cho một tập thể chiến thắng thì tất cả họ đều muốn đồng lòng, cùng chung sức để thực hiện. Tinh thần tập thể đều phấn chấn. Đó là chìa khoá cho sự thành công và cũng là chìa khoá cho sự đoàn kết. Và để có được một tập thể chiến thắng ấy chỉ khi có một Văn hóa doanh nghiệp.

Cần tập trung đào tạo, phát triển con người, chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cho người lao động giúp họ tập trung vào công việc, phát huy hết khả năng của mình công hiến cho doanh nghiệp và cho đất nước.

Câu 3: Tại sao phải xây dựng văn hóa doanh nghiệp?

Trả lời:

Văn hóa doanh nghiệp quyết định sự trường tồn của doanh nghiệp. Nó giúp doanh nghiệp trường tồn vượt xa cuộc đời của những người sáng lập. Nhiều người cho rằng văn hóa doanh nghiệp là một tài sản của doanh nghiệp. Cụ thể hơn, văn hóa doanh

35 nghiệp giúp ta: giảm xung đột; điều phối và kiểm soát; tạo động lực làm việc; tạo lợi thế cạnh tranh; v.v..

− Giảm xung đột: Văn hóa doanh nghiệp là keo gắn kết các thành viên của doanh nghiệp. Nó giúp các thành viên thống nhất về cách hiểu vấn đề, đánh giá, lựa chọn và định hướng hành động. Khi ta phải đối mặt với xu hướng xung đột lẫn nhau thì văn hóa chính là yếu tố giúp mọi người hòa nhập và thống nhất.

− Điều phối và kiểm soát: Văn hóa doanh nghiệp điều phối và kiểm soát hành vi cá nhân bằng các câu chuyện, truyền thuyết; các chuẩn mực, thủ tục, quy trình, quy tắc... Khi phải ra một quyết định phức tạp, văn hóa doanh nghiệp giúp ta thu hẹp phạm vi các lựa chọn phải xem xét.

− Tạo động lực làm việc: Văn hóa doanh nghiệp giúp nhân viên thấy rõ mục tiêu, định hướng và bản chất công việc mình làm. Văn hóa doanh nghiệp còn tạo ra các mối quan hệ tốt đẹp giữa các nhân viên và một môi trường làm việc thoải mái, lành mạnh. Văn hóa doanh nghiệp phù hợp giúp nhân viên có cảm giác mình làm công việc có ý nghĩa, hãnh diện vì là một thành viên của doanh nghiệp. Điều này càng có ý nghĩa khi tình trạng “chảy máu chất xám” đang phổ biến. Lương và thu nhập chỉ là một phần của động lực làm việc. Khi thu nhập đạt đến một mức nào đó, người ta sẵn sàng đánh đổi chọn mức thu nhập thấp hơn để được làm việc ở một môi trường hòa đồng, thoải mái, được đồng nghiệp tôn trọng hơn.

− Lợi thế cạnh tranh: Tổng hợp các yếu tố gắn kết, điều phối, kiểm soát, tạo động lực... làm tăng hiệu quả hoạt động và tạo sự khác biệt trên thị trường. Hiệu quả và sự khác biệt sẽ giúp doanh nghiệp cạnh tranh tốt trên thị trường.

Câu 4: Tại sao phải xây dựng văn hóa doanh nghiệp trên nền tảng văn hóa dân tộc?

Trả lời:

Văn hóa dân tộc là nền tảng để xây dựng văn hóa doanh nghiệp. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Văn hóa doanh nghiệp chịu ảnh hưởng mạnh mẽ nhất từ văn hóa của người sáng lập.

Mỗi quốc gia, dân tộc đều có nét văn hóa riêng đặc sắc truyền lại từ nhiều đời. Con người sống trong xã hội sẽ chịu tác động, ảnh hưởng, chi phối của môi trường trong đó có bản sắc văn hóa dân tộc.

36 đạo, người sáng lập, văn hóa đó sẽ đi vào văn hóa doanh nghiệp.

Mặt khác, một doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển phải có mối quan hệ hài hòa với môi trường, xã hội xung quanh, và cụ thể là phải phù hợp với đặc điểm văn hóa, xã hội của từng vùng miền. Văn hóa dân tộc giúp định hướng cho doanh nghiệp để xây dựng văn hóa doanh nghiệp phù hợp nhất. Nếu không xây dựng văn hóa doanh nghiệp dựa trên văn hóa dân tộc thì rất khó để tồn tại và phát triển.

Văn hóa dân tộc còn là cơ sở, tiền đề để giải quyết mâu thuẫn trong văn hóa doanh nghiệp. Những khác biệt về tập tục, thói quen, lối sống giữa những cá nhân hay giữa các doanh nghiệp hay giữa doanh nghiệp với xã hội nếu không được giải quyết sẽ gây ảnh hưởng xấu đến sự phát triển. Khi mâu thuẫn xảy ra, việc giải quyết dựa trên truyền thống văn hóa dân tộc chính là biện pháp hữu hiệu nhất.

Với những vai trò của văn hóa dân tộc, việc xây dựng VHDN dựa trên nền tảng VHDT là vô cùng quan trọng.

Câu 5: Quá trình hội nhập hiện nay với việc du nhập văn hóa nước ngoài vào Việt Nam có ảnh hưởng như thế nào đến quá trình xây dựng văn hóa doanh nghiệp?

Trả lời:

Văn hóa doanh nghiệp phải được xây dựng trên nền tarng văn hóa dân tộc.

Ngày nay, với quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, nhiều nền văn hóa nước ngoài du nhập vào Việt Nam và dần trở thành trào lưu, thói quen. Văn hóa dân tộc truyền thống dần bị lãng quên.

Đối với các doanh nghiệp đã và đang trong quá trình xây dựng văn hóa doanh nghiệp, bên cạnh việc học hỏi những tinh hoa văn hóa mới, hoàn thiện hơn văn hóa doanh nghiệp mình thì cũng gặp không ít trở ngại khi phải đổi mới, theo kịp xu thế. Bên cạnh đó, việc du nhập nhiều nền văn hóa mà không được chọn lọc dễ dẫn đến sai lệch, xa rời thực tế, không phù hợp mục tiêu và định hướng phát triển.

Để có thể xây dựng văn hóa doanh nghiệp tốt nhất, phù hợp nhất, nhà quản trị cần trau dồi kiến thức, tầm nhìn, năng lực...

Việc duy trì văn hóa doanh nghiệp ổn định, theo đúng định hướng, mục tiêu của doanh nghiệp cũng đòi hỏi nhiều nỗ lực từ tất cả cá nhân trong doanh nghiệp.

37 Hội nhập, văn hóa doanh nghiệp cần học hỏi những đổi mới, những thành tựu, phát triển của văn hóa các nước, bên cạnh đó vẫn phải duy trì truyền thống tinh hoa văn hóa của dân tộc mình.

38

Một phần của tài liệu Tổng hợp câu hỏi và đáp án ôn tập môn Hành vi tổ chức (Trang 64)