- Luôn sẵn sàng chia sẻ thông tin, kiến thức và kinh nghiệm với các thành viên khác.
2. Sứ mệnh (Mission): Là lý do để tổ chức tồn tại Các tổ chức thường thể hiện sứ mệnh của mình bằng một “tuyên bố sứ mệnh” xúc tích, ngắn gọn, giải thích tổ
hiện sứ mệnh của mình bằng một “tuyên bố sứ mệnh” xúc tích, ngắn gọn, giải thích tổ chức đó tồn tại để làm gì và sẽ làm gì để tồn tại.
Tuyên bố sứ mệnh của tổ chức cần đưa ra thông tin để trả lời 3 câu hỏi sau: - Mục tiêu của tổ chức là gì?
- Tổ chức sẽ làm gì và phục vụ ai ( lĩnh vực hoạt động, khách hàng) ? - Những nguyên tắc và giá trị nào là kim chỉ nam cho các hoạt động của tổ chức?
Một bản tuyên bố sứ mệnh có hiệu quả thường phải đáp ứng các tiêu chí sau: - Rõ ràng, dễ hiểu. Ngắn gọn và cô đọng;
- Chỉ ra được tại sao ta làm việc đó và lý do tồn tại của tổ chức là gì?
- Phải đưa ra được định hướng cho các hoạt động thích hợp và không quá hẹp; - Phải thể hiện được các cơ hội và chỉ ra được cái mà xã hội nhớ đến chúng ta; - Phù hợp với các khả năng riêng có của ta;
- Phải thấy được cam kết của chúng ta.
Những sai lầm thường gặp với sứ mệnh của tổ chức: - Không có tuyên bố sứ mệnh;
- Đồng nhất chức năng nhiệm vụ với sứ mệnh;
- Các mục tiêu nhiệm vụ mâu thuẫn với sứ mệnh hoặc đi chệch hướng đề ra trong sứ mệnh;
- Sứ mệnh không được mọi người hiểu và ủng hộ;
- Sứ mệnh không được rõ ràng hoặc không được truyền đạt rõ ràng tới cá nhân trong tổ chức, không thể hiện rõ phương hướng hoạt động của tổ chức;
22 bền vững của tổ chức.
Những nguyên tắc này:
- Có những nguyên tắc tồn tại không phụ thuộc vào thời gian. - Tự thân, không cần sự biện hộ bên ngoài,
- Có giá trị và tầm quan trọng với bên trong tổ chức.
Giá trị cốt lõi qua việc sàng lọc tính chân thực, có thể nhận diện nhờ xác định giá trị nào thực sự là trung tâm và mặt khác phải bền vững trước kiểm định của thời gian.
Một công ty lớn cần xác định cho chính mình những giá trị được giữ làm cốt lõi, độc lập với môi trường hiện tại, với yêu cầu cạnh tranh và cách thức quản trị.
Như vậy việc xác định tầm nhìn, sứ mệnh và giá trị cốt lõi là sự tuyên bố chiến lược của tổ chức, là một sự trăn trở để thiết kế, xây dựng chứ không phải chỉ là câu chữ đơn thuần, chỉ để phát biểu cho hay.
Đồng phục của mỗi doanh nghiệp không đơn thuần chỉ là "sự lặp lại giống nhau”. Ngược lại, dưới vẻ ngoài "như nhau” ấy chứa đựng những ý nghĩa hết sức sâu xa. Nó là sự thể hiện của tính chuyên nghiệp, tinh thần hòa đồng và sự gắn kết tạo nên sức mạnh tập thể lớn lao.
Đồng thời, nó cũng là nét văn hóa đặc trưng, vốn có của mỗi doanh nghiệp. Vì lẽ đó, chỉ cần nhìn vào bộ đồng phục của một công ty, một đơn vị nào đó người ta có thể "nhận diện” ra được bạn là ai, tính chất công việc của bạn ra sao, môi trường làm việc như thế nào, thậm chí, doanh nghiệp của bạn có thịnh vượng hay không…
Cùng với các dấu hiệu khác như bộ nhận diện thương hiệu (logo, khẩu hiệu, foder …), đồng phục công sở cũng thuộc về lớp văn hóa "tầng bề mặt” của doanh nghiệp. Nó có thế mạnh và tầm quan trọng nhất định trong việc góp phần tạo nên đẳng cấp và thương hiệu doanh nghiệp qua việc thể hiện giá trị văn hóa "tầng sâu” như: Triết lí kinh doanh, niềm tin, chuẩn mực đạo đức, hành vi, bởi lẽ, nó là yếu tố gây ấn tượng đầu tiên, giúp doanh nghiệp dễ dàng hơn trong việc quảng bá và khẳng định bản sắc thương hiệu của mình.