Các công cụ quản lý tài chính tại các trƣờng đại học công lập

Một phần của tài liệu Hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính đối với giáo dục đại học công lập ở Việt Nam Trường hợp Đại học Quốc gia Hà Nội (Trang 29)

Hệ thống chính sách pháp luật của nhà nước

Hệ thống chính sách pháp luật của nhà nƣớc bao gồm các văn bản pháp luật liên quan đến quản lý tài chính của các trƣờng ĐHCL. Các văn bản pháp luật quy định các điều kiện, chuẩn mực pháp lý cho các hoạt động tài chính ở các trƣờng. Cụ thể là:

Nghị định 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập.

Thông tƣ 71/2006/TT-BTC ngày 9/8/2006 của Bộ Tài chính về việc hƣớng dẫn thực hiện nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 của Chính phủ quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập.

Quyết định 58/2010/QĐ-TTg ngày 22/9/2010 của Thủ tƣớng chính phủ về việc ban hành "Điều lệ trƣờng đại học".

Thông tƣ số 81/2006/TT-BTC ngày 6/9/2006 của Bộ Tài chính về việc hƣớng dẫn chế độ kiểm soát chi đối với các đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính.

Thông tƣ liên tịch số 07/2009/TTLT-BGDĐT-BNV ngày 15/4/2009 của Bộ GD&ĐT và Bộ Nội vụ Hƣớng dẫn thực hiện quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập giáo dục và đào tạo.

Quyết định số 64/2008/QĐ-BGDĐT ngày 28/11/2008 của Bộ trƣởng Bộ Giáo dục và đào tạo ban hành Quy định chế độ làm việc đối với giảng viên.

20

Thông tƣ số 36/2010/TT-BGDĐT ngày 15/12/2010 của Bộ Giáo dục và đào tạo về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định chế độ làm việc đối với giảng viên, ban hành kèm theo Quyết định số 64/2008/QĐ-BGDĐT ngày 28/11/2008.

Thông tƣ liên tịch số 07/2013/TTLT-BGDĐT-BNV-BTC ngày 8/3/2013 của Bộ Giáo dục và đào tạo -Bộ Nội vụ - Bộ Tài chính hƣớng dẫn thực hiện chế độ trả lƣơng dạy thêm giờ đối với nhà giáo trong các cơ sở giáo dục công lập.

Nghị định số 31/2012/NĐ-CP ngày 12/4/2012 của Chính phủ quy định về mức lƣơng tối thiểu.

Nghị định số 34/2012/NĐ-CP ngày 15/4/2012 của Chính phủ về chế độ phụ cấp công vụ.

Thông tƣ 74/2012/TT-BTC ngày 14/5/2012 của Bộ Tài chính hƣớng dẫn xác định phƣơng thức chi thực hiện điều chỉnh mức lƣơng.

Thông tƣ liên tịch số 68/2011/TTLT-BGDĐT-BTC-BLĐTBXH hƣớng dẫn về chế độ phụ cấp thâm niên đối với nhà giáo.

Thông tƣ liên tịch số 16/2006/TTLT-BLĐTBXH-BGDĐT-BTC ngày 20/11/2006 hƣớng dẫn về chế độ ƣu đãi trong giáo dục và đào tạo đối với ngƣời có công với cách mạng và con của họ.

Quyết định số 152/2007/QĐ-TTg ngày 14/9/2007 của Chính phủ về học bổng chính sách đối với HSSV học tại các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân.

Nghị định số 134/2006/NĐ-CP ngày 14/11/2006 của Chính phủ về Quy định chế độ cử tuyển vào các cơ sở giáo dục đại học, cao đẳng, trung cấp thuộc hệ thống giáo dục quốc dân.

Quyết định số 1121/1997/QĐ-TTg ngày 23/12/1997 của Thủ tƣớng chính phủ về học bổng và trợ cấp xã hội đối với học sinh, sinh viên các trƣờng đào tạo công lập.

21

Nghị định 42/2010/NĐ-CP ngày 15/4/2010 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của luật thi đua, khen thƣởng và luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật thi đua, khen thƣởng.

Quyết định số 59/2007/QĐ-TTg ngày 7/2/2007 của Thủ tƣớng chính phủ về ban hành quy định, tiêu chuẩn, định mức và chế độ quản lý, sử dụng phƣơng tiện đi lại trong cơ quan nhà nƣớc, đơn vị sự nghiệp công lập, công ty nhà nƣớc.

Công tác kế hoạch

Công tác kế hoạch thƣờng đƣợc tuân theo quy trình gồm tuần tự các bƣớc để có thể đƣa ra đƣợc các mục tiêu phát triển trong tƣơng lai, và những phƣơng tiện cũng nhƣ giải pháp để có thể đạt đƣợc mục tiêu đó. Là một công cụ quản lý, công tác kế hoạch đảm bảo tính hiệu quả và phù hợp trong thu chi tài chính của nhà trƣờng. Muốn xây dựng đƣợc một kế hoạch công tác hoàn thiện trong nhà trƣờng, ta phải tuần tự xây dựng đƣợc ba bƣớc: kế hoạch quản lý thu, kế hoạch quản lý chi và kế hoạch phân bổ ngân sách hàng năm.

Việc hoạch định kế hoạch thu trong các trƣờng ĐHCL căn cứ vào quy mô, cơ sở vật chất, hoạt động sự nghiệp và các hoạt động thu từ NSNN, thu sự nghiệp năm báo cáo, từ cơ sở đó hoạch định năm kế hoạch cho trƣờng.

Dựa vào số liệu chi cho con ngƣời, chi quản lý hành chính, chi nghiệp vụ chuyên môn và chi mua sắm, sửa chữa, xây dựng cơ bản của năm báo cáo làm cơ sở, các trƣờng có thể kế hoạch chi dự kiến trong năm kế hoạch.

Căn cứ và kế hoạch thu chi, các trƣờng có thể định hƣớng đƣợc mục tiêu phát triển, xác định đƣợc tỉ lệ phân bổ NSNN hợp lý nhất theo trọng điểm và nhiệm vụ chiến lƣợc trong năm kế hoạch.

Quy chế chi tiêu nội bộ

Quy chế chi tiêu nội bộ bao gồm các quy định về chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi tiêu thống nhất trong phạm vi nguồn tài chính của trƣờng. Việc xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ nhằm nâng cao quyền chủ động cho các trƣờng trong việc quản lý và chi tiêu tài chính; giúp sử dụng kinh phí có hiệu quả, tăng cƣờng công tác quản lý, đồng thời cũng tạo quyền chủ động cho cán bộ viên chức trong đơn vị hoàn

22

thành nhiệm vụ đƣợc giao. Các định mức chi phải xây dựng trên cơ sở thực tiễn cao phù hợp với đặc thù hoạt động của từng đơn vị. Từ đó, các quy chế chi tiêu nội bộ còn là căn cứ để quản lý, thanh toán các khoản chi tiêu trong đơn vị; thực hiện kiểm soát của Kho bạc Nhà nƣớc; cơ quan quản lý cấp trên; cơ quan tài chính và các cơ quan thanh tra, kiểm toán theo quy định.

Hạch toán, kế toán, kiểm toán

Hạch toán kế toán ở các đơn vị sự nghiệp có thu nói chung và các trƣờng ĐHCL nói riêng là hoạt động thu nhận và cung cấp thông tin về tài sản và các hoạt động kinh tế tài chính trong đơn vị nhằm giám sát, phản ánh và kiểm tra toàn bộ tài sản và các hoạt động tài chính của đơn vị đó. Để đáp ứng nhu cầu sử dụng thông tin nhằm hoạch định hƣớng đi đúng đắn cho hoạtđộng quản trị, công tác hạch toán kế toán là một phần không thể thiếu trong quản lý tài chính. Thông qua công tác hạch toán, nhà trƣờng có thể kiểm tra tình hình thực hiện, kế hoạch thu chi tài chính, phát hiện và ngăn ngừa kịp thời những hành động tham ô, lãng phí, xâm phạm tài sản, vi phạm các chế độ chính sách, kinh tế của Nhà nƣớc và của nhà trƣờng. Công tác hạch toán kế toán trong các trƣờng đại học hiện nay đƣợc thực hiện theo chế độ kế toán hành chính sự nghiệp ban hành kèm theo quyết định 999/QĐ-BTC về việc ban hành chế độ kế toán hành chính sự nghiệp thay cho quyết định 999/TC/QĐ/CĐKT.

Kiểm toán cũng là một bộ phận cấu thành quan trọng trong hệ thống quản lý tài chính và ngày càng trở nên quan trọng và cần thiết. Kiểm toán luôn tồn tại song song với kế toán, có nhiệm vụ xác nhận tính chuẩn xác của các thông tin do kế toán thu thập nhằm hoàn thiện quá trình tổ chức thông tin, phục vụ có hiệu quả cho các đối tƣợng xử lý thông tin kế toán. Công tác kiểm toán ở các trƣờng ĐHCL hiện nay do kiểm toán nhà nƣớc thực hiện là chủ yếu.

Hệ thống thanh tra, kiểm tra

Các trƣờng thống nhất thực hiện chế độ công khai và minh bạch về thông tin đối với các hoạt động quản trị cũng nhƣ hoạt động tài chính của nhà trƣờng; báo cáo và chịu sự giám sát, thanh tra, kiểm tra theo quy định của Pháp luật. Điều này cho phép chủ động phát hiện và ngăn chặn các yếu tố tiêu cực trong thu chi tài chính;

23

giúp cho các trƣờng đại học quản lý và sử dụng các nguồn tài chính một cách chặt chẽ và hiệu quả.

Tổ chức bộ máy quản lý tài chính

Sơ đồ1.2 : Bộ máy tổ chức của các trường ĐHCL

Theo cơ cấu tổ chức các trƣờng ĐHCL đƣợc quy định trong Luật Giáo dục, Hiệu trƣởng là ngƣời chịu trách nhiệm quản lý tất cả các hoạt động của nhà trƣờng, do cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền bổ nhiệm, công nhận; là ngƣời có vai trò quan trọng trong việc xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị, quyết định việc xây dựng dự toán thu chi, phúc lợi và trích lập quỹ của trƣờng. Các phó hiệu trƣởng là thành viên trong Ban Giám hiệu và là ngƣời tham mƣu cho hiệu trƣởng trong công tác quản lý.

Hội đồng Khoa học và Đào tạo có chức năng tƣ vấn cho hiệu trƣởng và Ban giám hiệu nhà trƣờng về quy hoạch và phát triển trong quản lý đào tạo; các hoạt động đào tạo và nghiên cứu khoa học theo quy định.

Các phòng chức năng là các đơn vị trực thuộc trƣờng thực hiện các nghiệp vụ trong lĩnh vực chuyên môn, cũng nhƣ góp phần tham gia hoạch định kế hoạch, chiến lƣợc phát triển của trƣờng.

Các khoa là đơn vị trực thuộc trƣờng (gồm trƣởng khoa, phó khoa và các giảng viên bộ môn…), là cấp quản lý và tổ chức thực hiện các nhiệm vụ về đào tạo, thực hiện các hoạt động chuyên môn về học thuật và nghiên cứu khoa học.

Ban giám hiệu

Hội đồng khoa học và đào tạo trƣờng Phòng ban chức năng Các khoa chuyên môn Trƣờng trung học, dạy nghề Các viện, trung tâm

24

Viện, trung tâm nghiên cứu là cấp quản lý và tổ chức thực hiện các hoạt động nghiên cứu, dịch vụ và tham gia đào tạo. Các đơn vị này thực hiện hoạt động và chịu sự chỉ đạo của nhà trƣờng.

Trƣờng trung học, dạy nghề là cơ sở giáo dục trung học trực thuộc trƣờng đại học, đƣợc phân cấp quản lý theo quy định.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính đối với giáo dục đại học công lập ở Việt Nam Trường hợp Đại học Quốc gia Hà Nội (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)