Công cụ thực hiện luận văn

Một phần của tài liệu Hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính đối với giáo dục đại học công lập ở Việt Nam Trường hợp Đại học Quốc gia Hà Nội (Trang 42)

2.2.1 Công cụ tra cứu trực tuyến

Đề án sẽ sử dụng tối đa công cụ tra cứu trực tuyến thông qua mạng Internet để tìm kiếm và cập nhật các tài liệu cần thiết, các văn kiện, kết luận tại những buổi tọa đàm của các chuyên gia trong nƣớc về các vấn đề nghiên cứu.

33

2.2.2 Các nguồn tƣ liệu, cơ sở dữ liệu và nguồn số liệu

Các nguồn tƣ liệu gồm đề tài nghiên cứu, báo cáo sẵn có liên quan đến hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính trong giáo dục của các nhà nghiên cứu có uy tín của các viện nghiên cứu, các trƣờng đại học trong nƣớc sẽ đƣợc tác giả tích cực khai thác. Ngoài ra, tác giả còn sử dụng số liệu của Tổng cục Thống kê, Bộ Giáo dục & Đào tạo, Bộ lao động Thƣơng binh Xã hội…làm tƣ liệu phân tích.

Nguồn số liệu sơ cấp: tác giả lấy từ các báo cáo thƣờng niên về tài chính trong giai đoạn 2010 – 2013 của ĐHQGHN trình lên Bộ Tài Chính, văn kiện dự án, các báo cáo của Bộ, ban ngành, các phòng ban hỗ trợ…nhằm có thông tin tổng hợp về việc thực hiện cơ chế tài chính tại trƣờng ĐHQGHN.

Nguồn số liệu thứ cấp: đƣợc thu thập thông qua các văn kiện Hội thảo khoa học về Đổi mới cơ chế quản lý tài chính các trƣờng ĐHCL, Hội thảo Giáo dục Đại học… tra cứu các luật, nghị định, nghị quyết, quyết định, thông tƣ hƣớng dẫn của Nhà nƣớc, các Bộ, các văn bản về vấn đề hoàn thiện cơ chế quản lý trong giáo dục ĐHCL. Cụ thể gồm:

- Nghị quyết số 35/2009/QH12 về chủ trƣơng, định hƣớng đổi mới một số cơ chế tài chính trong giáo dục và đào tạo từ năm học 2010-2011 đến năm học 2014-2015.

- Nghị quyết số 14/2005/NQ/CP về Đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục đại học Việt Nam giai đoạn 2006-2020.

- Thông báo số 37 - TB/TW của Bộ Chính trị kết luận về Đề án “Đổi mới cơ chế hoạt động của các ĐVSNCL, đẩy mạnh xã hội hóa một số loại hình dịch vụ sự nghiệp công”.

- Kết luận số 23-KL/TW về “Một số vấn đề về tiền lƣơng, bảo hiểm xã hội trợ cấp ƣu đãi ngƣời có công và định hƣớng cải cách tiền lƣơng năm 2020”.

- Nghị quyết 40/NQ-CP.

- Kết luận số 51 – KL/TW kết luận về đề án “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa

34

trong điều kiện kinh tế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”.

- Nghị quyết số 29-NQ/TW của Hội nghị Trung ƣơng VIII khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo.

- Nghị quyết số 77/NQ-CPvề thí điểm đổi mới cơ chế hoạt động đối với các cơ sở giáo dục đại học công lập giai đoạn 2014 – 2017.

- Quyết định số 70/1998/QĐ-TTg về thu và sử dụng học phí ở các cơ sở giáo dục và đào tạo công lập thuộc hệ thống giáo dục đào tạo.

- Nghị định 10/2002/NĐ-CP của Chính phủ về việc giao quyền tự chủ tài chính cho các đơn vị sự nghiệp hoạt động có thu do cơ quan có thẩm quyền của Nhà nƣớc quyết định thành lập.

- Nghị định 43/2006/NĐ-CPvề việc quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp công lập (gọi tắt là đơn vị sự nghiệp) do cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền quyết định thành lập.

- Quyết định 1310/QĐ-TTg hƣớng dẫn điều chỉnh khung học phí đối với cơ sở giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học công lập thuộc hệ thống giáo dục quốc dân năm học 2009-2010.

- Nghị định 49/2009/NĐ-CP quy định về miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập và cơ chế thu, sử dụng học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân từ năm học 2010 - 2011 đến năm học 2014 – 2015.

- Nghị định số 74/NĐ-CP về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của nghị định số 49/NĐ-CP ngày 15/05/2010 của Chính phủ quy định về miễn giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập và cơ chế sử dụng học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân từ năm học 2010- 2011 đến năm học 2014-2015.

35

CHƢƠNG 3 ĐÁNH GIÁ VIỆC THỰC HIỆN CƠ CHẾ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TẠI ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

3.1 Giới thiệu chung về Đại học Quốc gia Hà nội

Đại học Quốc gia Hà Nội (tên tiếng Anh: Vietnam National University, Hanoi; viết tắt là VNU) đƣợc thành lập theo Nghị định số 97/ CP ngày 10 tháng 12 năm 1993 của Chính phủ và chính thức bƣớc vào hoạt động theo Quy chế do Thủ tƣớng Chính phủ ban hành ngày 5/9/1994. Theo quy chế này, ĐHQGHN là đơn vị dự toán cấp 1 đƣợc Chính phủ trao cho quyền chủ động cao trong hoạt động tài chính. Nguồn kinh phí của ĐHQGHN bao gồm từ nguồn kinh phí NSNN cấp, nguồn viện trợ của các tổ chức quốc tế, tổ chức trong nƣớc và từ các cá nhân.Sau 20 năm xây dựng và phát triển, hiện nay, ĐHQGHN đã đƣợc khẳng địnhlà một mô hình đại học đa ngành, đa lĩnh vực có quy mô lớn, có nhiệm vụ đào tạo nguồn nhân lực chất lƣợng cao và nhân tài khoa học, công nghệ cho đất nƣớc.

ĐHQGHN hoạt động theo cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm cao; chịu sự quản lý Nhà nƣớc của Bộ Giáo dục và Đào tạo về giáo dục và đào tạo, Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ ngành khác và Ủy ban nhân dân cấp nơi ĐHQG đặt trụ sở trong lĩnh vực đƣợc phân công theo quy định của Chính phủ và phù hợp với pháp luật. Các trƣờng đại học và các viện nghiên cứu thuộc ĐHQG là cơ sở đào tạo, nghiên cứu khoa học có tƣ cách pháp nhân và quyền tự chủ nhƣ các trƣờng đại học, viện nghiên cứu khác đƣợc quy định trong Luật Giáo dục và Luật Khoa học-Công nghệ.

Tính đến tháng 12/2014, hệ thống tổ chức của ĐHQGHN gồm:

 12 đơn vị đào tạo trình độ đại học (ĐH) và sau ĐH, gồm: 7 trƣờng ĐH thành viên và 05 Khoa trực thuộc (Khoa Luật, khoa Quản trị kinh doanh, khoa Quốc tế, khoa sau đại học, khoa Y dƣợc); 04 đơn vị đào tạo các môn chung về quốc phòng - an ninh và thể chất, thể thao (Trung tâm Giáo dục Quốc phòng - An ninh, Trung tâm Giáo dục Thể chất và Thể thao).

36 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

 05 Viện nghiên cứu khoa học thành viên (Viện Công nghệ thông tin, Viện Việt Nam học và Khoa học phát triển, Viện Vi sinh vật và công nghệ sinh học, Viện Đảm bảo chất lƣợng giáo dục, Viện quốc tế Pháp ngữ).

 10 đơn vị dịch vụ và phục vụ trực thuộc: Trung tâm Hỗ trợ sinh viên, Trung tâm thông tin-Thƣ viện, Trung tâm Dự báo và Phát triển nguồn nhân lực, Trung tâm Hợp tác và Chuyển giao tri thức, Trung tâm Phát triển ĐHQGHN, Nhà xuất bản ĐHQGHN, Ban Quản lý các dự án, Bệnh viện ĐHQGHN,Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Trung tâm Kiểm định chất lƣợng giáo dục.

37

Quản lý tài chính của ĐHQGHN hoạt động trong khuôn khổ bốn yếu tố chính sau quyết định:

 Nhiệm vụ đào tạo và nghiên cứu khoa học  Cơ cấu bộ máy tổ chức

 Nguồn thu chi và cơ chế quản lý tài chính  Yếu tố bên ngoài tác động

Nhiệm vụ đào tạo và nghiên cứu khoa học đƣợc thể hiện ở Điều 4 trong quy chế về tổ chức và hoạt động của ĐHQG nêu rõ:

 Đào tạo theo danh mục các ngành đào tạo của nƣớc CHXHCN Việt Nam và thí điểm đào tạo các ngành mới ở trình độ đại học, cao học, tiến sĩ nhằm bồi dƣỡng nhân tài, cung cấp nguồn nhân lực chất lƣợng cao cho đất nƣớc.

 Nghiên cứu khoa học là một trong hai nhiệm vụ chính của ĐHQGHN nhằm nâng cao chất lƣợng giảng dạy của bậc đại học và sau đại học, thúc đẩy sự tiến bộ của KH&CN và giải quyết các vấn đề do yêu cầu kinh tế- xã hội nƣớc ta đặt ra, tham gia tƣ vấn chiến lƣợc về chính sách và các giải pháp phát triển KH&CN, kinh tế- xã hội cho các cấp lãnh đạo Đảng và Nhà nƣớc ở Trung ƣơng và địa phƣơng, góp phần đƣa những thành tựu về KH&CN vào đời sống thực tiễn và sản xuất.

Đặc điểm về đội ngũ cán bộ

Trƣớc sứ mệnh đó, ĐHQGHN luôn chú trọng xây dựng và nâng cao chất lƣợng của đội ngũ giảng dạy và không ngừng nghiên cứu để hoàn thiện giáo trình dạy và học phù hợp với xu thế thời đại. Tính đến hết năm 2013, trong tổng số 3.476 công chức, viên chức, lao động hợp đồng đóng BHXH có 1.876 cán bộ khoa học với 1.975 giảng viên, bao gồm 58 GS, 352 PGS, 827 TS và TSKH, 1.330 thạc sỹ. Tỷ lệ cán bộ khoa học (giảng viên, nghiên cứu viên) có trình độ tiến sĩ, tiến sĩ khoa học đạt 44%, tỷ lệ cán bộ khoa học có học hàm GS, PGS đạt 17%, cao gấp ba lần so với tỷ lệ trung bình của cả nƣớc. Ở một số đơn vị, tỷ lệ cán bộ khoa học có trình độ tiến sĩ trở lên đạt trên 55%. Cụ thể nhƣ sau:

38

Bảng 3.1: Bảng liệt kê các đơn vị có tỷ lệ cán bộ khoa học trình độ tiến sĩ trên 55%

Đơn vị Tỷ lệ (%)

Đại học Kinh tế 77,0

Đại học Giáo dục 70,8

Đại học Công nghệ 60,5

Đại học Khoa học Tự nhiên 58,6

Khoa Luật 55,6

(Nguồn: Số liệu tổng hợp đến hết năm 2013 của ĐHQGHN)

Ở nhiều đơn vị, tỷ lệ cán bộ khoa học có trình độ đại học chỉ còn xấp xỉ 15%, đây đều là nguồn để đào tạo thạc sỹ, tiến sĩ. Với đội ngũ cán bộ khoa học đông đảo và mạnh nhất trong hệ thống các trƣờng đại học của cả nƣớc, quy mô cũng nhƣ chất lƣợng đào tạo của ĐHQGHN dần có những thành tựu nhất định. Tỷ lệ sinh viên/giảng viên chuyển biến theo hƣớng tích cực: đã có một số đơn vị đạt tỷ lệ dƣới 15% nhƣ trƣờng ĐHKHTN, trƣờng ĐHCN; các đơn vị khác đều nằm trong chuẩn quy định của Bộ GD&ĐT (không quá 25 sinh viên/giảng viên).

Đặc điểm về quy mô đào tạo

Hàng năm, ĐHQGHN đào tạo đƣợc trên 5.000 cử nhân, trong đó 10% sinh viên tài năng, chất lƣợng cao, chƣơng trình tiên tiến, đạt chuẩn quốc tế; 2.400 thạc sỹ và 200 tiến sỹ của 108 chƣơng trình đào tạo đại học và 121 chƣơng trình đào tạo thạc sỹ và 112 chƣơng trình đào tạo tiến sỹ thuộc hầu hết các lĩnh vực khoa học tự nhiên, công nghệ, kinh tế, xã hội, giáo dục, ngoại ngữ…Về cơ bản, quy mô đào tạo năm 2012-2013 ổn định so với năm học 2011-2012, các đơn vị đào tạo trong ĐHQGHN tuyển 5.454 sinh viên chính quy, 4.152 học viên cao học và 253 nghiên cứu sinh. Quy mô tuyển sinh không chính quy giảm thêm 24%. Đến nay, trong toàn

39

ĐHQGHN, quy mô đào tạo sau đại học so với quy mô đào tạo đại học chính quy đạt bình quân trên 30% (tăng so với chỉ tiêu 28%).

Bảng 3.2: Các chƣơng trình đào tạo đại học của ĐHQGHN Năm 2013

T

T Đơn vị Đào tạo bậc đại học

Chuẩn CLC;TN;TT quốc tế Chuẩn Tổng

1 ĐH KHTN 20 06;05;03 03 36 2 ĐH KHXH & NV 18 04 01 23 3 ĐH Ngoại ngữ 17 05 22 4 ĐH Công nghệ 05 02 02 08 5 ĐH Kinh tế 05 01 01 07 6 ĐH Giáo dục 07 07 7 Khoa Luật 02 01 03 8 Khoa Quốc tế 02 02 9 Khoa Y dƣợc  Bác sĩ đa khoa  Dƣợc học 02 02 Tổng 78 19;05;03 07 110 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

(Nguồn: Số liệu tổng hợp đến hết năm 2013 của ĐHQGHN)

Bên cạnh hệ chính quy, ĐHQGHN còn tổ chức mở rộng các loại hình, mã ngành đào tạo theo từng năm với cơ chế mở, liên thông, liên kết và hợp tác giữa các đơn vị nhằm phát triển nguồn thu từ học phí của sinh viên, phát huy lợi thế chuyên môn hóa, phân cấp quản lý theo hƣớng tăng quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cao cho các đơn vị đào tạo.

40

Bảng 3.3: Số ngành đào tạo đại học được công bố theo chuẩn đầu ra của ĐHQGHN giai đoạn 2010 - 2013 Năm Số ngành 2010 2011 2012 2013 Số ngành đang đào tạo 75 80 98 110 Số ngành đã công bố chuẩn đầu ra 75 80 98 110

Theo số liệu tổng hợp đến hết năm 2013 của ĐHQGH. Bộ máy tổ chức và cơ chế quản lý

Thực hiện quyền tự chủ đƣợc Nhà nƣớc giao, ĐHQGHN đã phân cấp quản lý theo hƣớng tăng tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong các lĩnh vực hoạt động của các đơn vị thành viên và các đơn vị trực thuộc, bằng việc ban hành các văn bản hƣớng dẫn phù hợp với năng lực, điều kiện và hiệu quả hoạt động của từng đơn vị đồng thời đảm bảo sự chỉ đạo, điều phối, thống nhất và kiểm tra giám sát của ĐHQGHN.

ĐHQGHN có cơ cấu tổ chức đặc biệt (so với các trƣờng đại học khác ở Việt Nam) gồm 3 cấp quản lý hành chính:

Cấp ĐHQGHN: là đầu mối đƣợc Chính phủ giao các chỉ tiêu về ngân sách và

kế hoạch hàng năm; có tƣ cách pháp nhân, có con dấu mang hình Quốc huy. Chủ tịch Hội đồng ĐHQGHN, Giám đốc và các Phó Giám đốc ĐHQGHN do Thủ tƣớng Chính phủ bổ nhiệm, miễn nhiệm.

Cấp trường hoặc các khoa trung tâm trực thuộc: các trung tâm nghiên cứu khoa

học và công nghệ; viện nghiên cứu khoa học thành viên; các trƣờng đại học; các khoa trực thuộc; các tổ chức phục vụ đào tạo, nghiên cứu khoa học và triển khai ứng dụng; cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ; bệnh viện, nhà xuất bản, tạp chí khoa học trực thuộc ĐHQGHN là các đơn vị cơ sở có tƣ cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng.

41

Cấp khoa trực thuộc trường: Các khoa, phòng nghiên cứu và tƣơng đƣơng

thuộc trƣờng đại học, viện nghiên cứu khoa học thành viên và các đơn vị trực thuộc ĐHQGHN.

Sơ đồ 3.2: Hệ thống các cấp hành chính của trường ĐHQGHN

Các cấp quản lý cũng nhƣ các đơn vị trực thuộc ĐHQGHN đƣợc tổ chức và hoạt động theo cơ chế tự chủ, đẩy mạnh liên thông, liên kết toàn diện giữa các đơn vị, kết hợp chặt chẽ đào tạo với NCKH, phối hợp hiệu quả giữa các ngành, lĩnh vực, sử dụng chung đội ngũ cán bộ khoa học (khoa học tự nhiên, KHXH & NV, ngoại ngữ, lý luận chính trị, giáo dục quốc phòng, giáo dục thể chất...) và cơ sở vật chất - kỹ thuật (phòng thí nghiệm, thƣ viện, ký túc xá, phòng tập, sân bãi, hạ tầng công nghệ thông tin...) của ĐHQGHN. Cơ chế quản lý nhƣ vậy cho phép các đơn vị chủ

ĐHQGHN Các trung tâm nghiên cứu khoa học và công nghệ Viện nghiên cứu khoa học thành viên Các khoa trực thuộc Các trƣờng đại học Các tổ chức phục vụđào tạo, nghiên cứu Phòng/ Tổ/ Nhóm nghiên cứu Các phòng nghiên cứu: Trung tâm, đơn vị phục vụ trực thuộc Khoa, bộ môn, trung tâm, đơn vị phục vụ trực thuộc Phân khoa, bộ môn Phòng, tổ phục vụ

42

động tập trung các nguồn lực xây dựng đội ngũ cán bộ, cơ sở vật chất... liên quan đến chuyên ngành đào tạo, lĩnh vực nghiên cứu đặc thù của mình.

3.2 Thực trạng quản lý tài chính tại Đại học Quốc gia Hà nội

Hiện nay, thực trạng quản lý tài chính tại các trƣờng đại học công lập tại Việt Nam đang tồn tại nhiều bất cập. Chính vì vậy, việc đổi mới cơ chế quản lý tài chính là cấp thiết hơn bao giờ hết. Các trƣờng đại học công lập đã đƣợc tự chủ tài chính theo Nghị định 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp công lập. Chính vì vậy đánh giá việc quản lý tài chính nói chung chính là đánh giá quá trình thực hiện tự chủ tài chính, chỉ ra những thành tựu

Một phần của tài liệu Hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính đối với giáo dục đại học công lập ở Việt Nam Trường hợp Đại học Quốc gia Hà Nội (Trang 42)