Đƣờng lối chủ trƣơng của Đảng về đổi mới cơ chê quản lý tài chính đối vớ

Một phần của tài liệu Hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính đối với giáo dục đại học công lập ở Việt Nam Trường hợp Đại học Quốc gia Hà Nội (Trang 34)

học công lập ở Việt Nam

1.4.1 Đƣờng lối chủ trƣơng của Đảng về đổi mới cơ chê quản lý tài chính đối với giáo dục đại học công lập. với giáo dục đại học công lập.

Giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, là sự nghiệp của Đảng, Nhà nƣớc và của toàn dân. Đầu tƣ cho giáo dục là đầu tƣ phát triển, đƣợc ƣu tiên đi trƣớc trong các chƣơng trình, kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội. Trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển của nền kinh tế - xã hội, Đảng và Nhà nƣớc đã ban hành nhiều chính sách nhằm từng bƣớc đổi mới công tác quản lý, cơ chế hoạt động tài chính và phƣơng thức cung ứng dịch vụ của các ĐVSNCL trong lĩnh vực GDĐT và KHCN phù hợp với lộ trình cải cách hành chính nhà nƣớc và điều kiện thực tế của Việt Nam là hết sức cần thiết. Cụ thể:

Ngày 19/6/2009, Quốc hội khóa XII đã ban hành Nghị quyết 35/2009/QH12 về chủ trƣơng, định hƣớng đổi mới một số cơ chế tài chính trong giáo dục và đào tạo; quy định rõ nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nƣớc ở trung ƣơng và ở địa phƣơng trong việc lập, giao và thực hiện kế hoạch ngân sách cho giáo dục và đào tạo; đồng thờixây dựng lộ trình xây dựng chính sách học phí từ năm 2010-2011 đến năm học 2014-2015. Nghị quyết 35 ra đời, là tiền đề cho một loạt các văn bản quy phạm pháp luật hƣớng dẫn thi hành liên quan đến cơ chế tài chính.

Tại thông báo số 37-TB/TW ngày 26/05/2011 về đề án “Đổi mới cơ chế hoạt động của các ĐVSNCL, đẩy mạnh xã hội hóa một số loại hình dịch vụ sự nghiệp công” Bộ Chính trị nhấn mạnh cần tiếp tục thực hiện chủ trƣơng đổi mới cơ chế hoạt động và tài chính của các ĐVSNCL, đẩy mạnh xã hội hóa một số loại hình

25

dịch vụ sự nghiệp công, đổi mới mạnh mẽ, đồng bộ và toàn diện hơn về cơ chế hoạt động và tài chính, thực hiện có lộ trình việc xóa bỏ bao cấp qua giá, phí dịch vụ.

Trong văn bản Kết luận số 23-KL/TW ngày 29/05/2012 của Hội nghị lần thứ 5 Ban chấp hành TW Đảng khóa XI về “ Một số vấn đề tiền lƣơng, bảo hiểm xã hội,trợ cấp ƣu đãi ngƣời có công và định hƣớng cải cách đến năm 2020”, Ban chấp hành Trung ƣơng nhấn mạnh một số nội dung về tình hình chính sách tiền lƣơng, bảo hiểm xã hội và trợ cấp ƣu đãi ngƣời có công, đồng thời nêu ra định hƣớng đến năm 2020 với chủ trƣơng đẩy mạnh xã hội hóa, giao thêm quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính, biên chế về tiền lƣơng cho các đơn vị, có lộ trình thích hợp tính đúng, tính đủ chi phí trong giá dịch vụ phù hợp với khả năng chi trả của ngƣời dân theo tinh thần của Bộ Chính trị ( khóa XI) về “Đổi mới cơ chế hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập, đẩy mạnh xã hội hóa một số loại hình dịch vụ sự nghiệp công”. Trên quan điểm định hƣớng tại kết luận 23, Bộ Chính trị chỉ đạo Ban cán sự Đảng trong năm 2012 và 2013 tiếp tục thực hiện đổi mới cơ chế hoạt động, cơ chế tài chính và tiền lƣơng gắn với kết quả hoạt động của đơn vị, có phân biệt từng loại đơn vị theo Kết luận Hội nghị Trung ƣơng 6 (Khóa X); thực hiện cơ chế đặt hàng, giao nhiệm vụ, giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho đơn vị và ngƣời đứng đầu.

Ngày 29/10/2012, Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ƣơng Đảng khóa XI đã thảo luận và đƣa ra Kết luận số 51 – KL/TW về Đề án “Đổi mới, căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế’’. Kết luận 51 thể thiện quyết tâm cao của Đảng và Nhà nƣớc trong công cuộc đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo nên các nội dung và phƣơng hƣớng đƣợc vạch ra rất rõ ràng là phải “đổi mới về tƣ duy, đổi mới về mục tiêu đào tạo; hệ thống tổ chức; loại hình giáo dục và đào tạo; nội dung và phƣơng pháp dạy và học; cơ chế quản lý; xây dựng đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý; cơ sở vật chất; nguồn lực…”.

Theo đi ̣nh hƣớng đổi mới cơ chế tài chính trong lĩnh vƣ̣c giáo du ̣c đào ta ̣ o đƣơ ̣c cu ̣ thể hóa ta ̣i Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 của Hội nghị Trung

26

ƣơng VIII khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, Ban Chấp hành Trung ƣơng Đảng đã chỉ ra rằng: “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo là đổi mới những vấn đề lớn, cốt lõi, cấp thiết, từ quan điểm, tƣ tƣởng chỉ đạo đến mục tiêu, nội dung, phƣơng pháp, cơ chế, chính sách, điều kiện bảo đảm thực hiện; đổi mới từ sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nƣớc đến hoạt động quản trị của các cơ sở giáo dục và việc tham gia của gia đình, cộng đồng, xã hội và bản thân ngƣời học; đổi mới ở tất cả các bậc học, ngành học”. Đây là những nền tảng cơ bản để thực hiện quá trình cải cách, đồng thời cũng đã đề ra định hƣớng, biện pháp tháo gỡ khó khăn cho quá trình đổi mới trong lĩnh vực giáo dục đào tạo thời gian tới.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính đối với giáo dục đại học công lập ở Việt Nam Trường hợp Đại học Quốc gia Hà Nội (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)