Đánh giá của doanh nghiệp và cán bộ công chức hải quan về thực

Một phần của tài liệu Quản lý hàng hóa kinh doanh tạm nhập, tái xuất tại Cục Hải quan Tỉnh Hà Giang (Trang 57)

trạng quản lý hàng hóa kinh doanh tạm nhập, tái xuất tại Cục hải quan tỉnh Hà Giang

Để đánh giá trung thực, khách quan về thực trạng quản lý hàng hóa kinh doanh tạm nhập tái xuất, những thuận lợi, khó khăn, nguyên nhân và yêu cầu đặt ra cần tiếp tục hoàn thiện để nâng cao hiệu quả quản lý, học viên đã tiến hành khảo sát ý kiến của 102 cán bộ công chức hải quan và 80 doanh nghiệp đang hoạt động kinh doanh tạm nhập, tái xuất hàng hóa tại Cục Hải quan tỉnh Hà Giang. Kết quả khảo sát đành giá đƣợc đƣa vào chƣơng trinf phần mềm SPSS phân tích theo phƣơng pháp thống kê mô tả.

47

3.2.2.1. Đánh giá của CBCC hải quan về phương pháp quản lý hoạt động kinh doanh tạm nhập- tái xuất

Kết quả khảo sát ý kiến đánh giá của doanh nghiệp và CBCC hải quan về phƣơng pháp quản lý hoạt động kinh doanh tạm nhập, tái xuất của Cục Hải quan tỉnh Hà Giang theo bảng 3.4 dƣới đây

48

Bảng 3.4: Ý kiến đánh giá của doanh nghiệp và CBCC hải quan về phƣơng pháp quản lý hàng hóa kinh doanh tạm nhập, tái xuất tại Cục hải quan tỉnh Hà Giang

Phƣơng pháp quản lý

Doanh nghiệp đánh giá (%) CBCC hải quan đánh giá (%) Rất không đồng ý Không đồng ý Không có ý kiến Đồng ý Rất đồng ý Rất không đồng ý Không đồng ý Không có ý kiến Đồng ý Rất đồng ý Về thực thi chính sách quản lý 0 0 6,3 46,3 47,5 0 2 8,8 30,4 58,8 Về thực hiện quản lý bằng công cụ thuế 0 2,5 16,3 36,3 45 0 0 5,9 37,3 56,9 Về quy trình thủ tục hải quan 0 0 11,3 33,8 55 0 0 8,8 29,4 61,8 Về quy định điều kiện

doanh nghiệp 0 0 8,8 37,5 53,8 0 0 6,9 38,2 54,9 Về hồ sơ hải quan 0 0 16,3 30 53,8 0 0 9,8 35,3 54,9

49

Theo số liệu bảng 3.4 cho thấy, ý kiến đánh giá của doanh nghiệp và CBCC hải quan nhƣ sau:

- Về thực thi chính sách quản lý hoạt động kinh doanh tạm nhập-tái xuất hiện nay: Doanh nghiệp có 46,3% ý kiến đồng ý và 47,5% ý kiến rất đồng ý; CBCC hải quan có 30,4% ý kiến đồng ý và 58,8 ý kiến rất đồng ý. Kết quả này phản ánh cơ chế, chính sách quản lý đối với hoạt động này đã đƣợc ban hành và khá thông thoáng, thuận lợi trong quá trình thực hiện. Tuy nhiên vẫn còn nhiều hạn chế, bất cập cần phải rà soát để thay đổi cho phù hợp, do đó CBCC hải quan có 2% ý kiến không đồng ý. Một bộ phận doanh nghiệp và CBCC hải quan không bày tỏ quan điểm hoặc e ngại khi đánh giá, thể hiện doanh nghiệp có 6,3% không có ý kiến và CBCC hải quan có 8,8% không có ý kiến.

- Thực hiện chính sách thuế và quy định về thời hạn nộp thuế đối với hàng hóa kinh doanh tạm nhập, tái xuất quá thời hạn đƣợc lƣu lại tại Việt Nam hoặc những hàng hóa đƣợc phép chuyển tiêu thụ nội địa là biện pháp hữu hiệu có vai trò quan trọng để quản lý hàng hóa kinh doanh tạm, nhập tái xuất, do đó đƣợc nhiều ý kiến đồng tình ủng hộ: doanh nghiệp có 36,3% ý kiến đồng ý và 45% ý kiến rất đồng ý; CBCC hải quan có 37,3% ý kiến đồng ý và 56,9% ý kiến rất đồng ý về nội dung này. Để hạn chế các hành vi gian lận thuế, trốn thuế thông qua việc lợi dụng khai báo theo loại hình tạm nhập, tái xuất để nhập khẩu hàng hóa tiêu thụ nội địa đòi hỏi phải có biện pháp đấu tranh phù hợp, đánh giá này cũng phù hợp với kết quả khảo sát của doanh nghiệp và CBCC hải quan. Nhận thức của một bộ phận doanh nghiệp và CBCC hải quan về vai trò, tầm quan trọng của công cụ thuế trong quản lý hoạt động kinh doanh tạm nhập, tái xuất hàng hóa còn khiếm khuyết, cụ thể doanh nghiệp có 16,3% và CBCC hải quan có 5,9% không có ý kiến về vấn đề này. Dùng công cụ thuế để quản lý hoạt động kinh doanh tạm nhập, tái xuất hàng hóa ít nhiều ảnh hƣởng đến lợi ích của doanh nghiệp nên có 2,5% ý kiến doanh nghiệp không đồng ý với nội dung này.

50

- Đánh giá về thực hiện quy trình thủ tục hải quan hiện nay: Doanh nghiệp có 11,3% không có ý kiến, 33,8% ý kiến đồng ý và 55% ý kiến rất đồng ý; CBCC hải quan có 8,8% không có ý kiến, 29,4% ý kiến đồng ý và 61,8 ý kiến rất đồng ý. Nhƣ vậy, các bƣớc thực hiện quy trình, thủ tục hải quan đối với hàng hoá XNK là đơn giản, gọn nhẹ, dễ thực hiện và đạt hiệu quả. Công tác cải cách hành chính nhằm đơn giản thủ tục hải quan, ít giấy tờ tạo thuận lợi cho hoạt động thƣơng mại là việc làm thƣờng xuyên của ngành hải quan nói chung và Cục hải quan tỉnh Hà Giang nói riêng. Đặc biệt từ khi triển khai thực hiện thủ tục hải quan điện tử và quy trình thông quan tự động đến nay thì đối với hồ sơ đƣợc hệ thống phân luồng xanh (miễn kiểm tra hồ sơ, miễn kiểm tra thực tế hàng hóa) thì doanh nghiệp không cần đến cơ quan hải quan để làm thủ tục mà chỉ cần in tờ khai hải quan để mang ra khu vực giám sát hải quan tại cửa khẩu để thực hiện việc giao nhận hàng hóa.

- Quy định về điều kiện doanh nghiệp đƣợc kinh doanh tạm nhập, tái xuất hàng hóa: Doanh nghiệp có 37,5% ý kiến đồng ý và 53,8% ý kiến rất đồng ý; CBCC hải quan có 38,2% ý kiến đồng ý và 54,9% ý kiến rất đồng ý. Kết quả phản ánh doanh nghiệp hài lòng với quy định về điều kiện doanh nghiệp phải có kho bãi để đƣợc kinh doanh tạm nhập, tái xuất hàng hóa là thực phẩm đông lạnh và doanh nghiệp phải có một khoản tiền để ký quỹ/đặt cọc tại Kho bạc Nhà nƣớc nơi doanh nghiệp đăng ký kinh doanh tạm nhập, tái xuất mặt hàng nhƣ thực phẩm đông lạnh để xử lý các vấn đề về môi trƣờng, tiêu hủy, vi phạm...Bên cạnh đó, vẫn có một bộ phận doanh nghiệp và CBCC hải quan và CBCC chƣa hiểu rõ về nội dung này nên đã có 8,8% doanh nghiệp không có ý kiến và 6,9% CBCC hải quan không có ý kiến.

- Quy định về hồ sơ hải quan: Doanh nghiệp có 30% ý kiến đồng ý và 53,8 ý kiến rất đồng ý; CBCC hải quan có 35,3% ý kiến đồng ý và 54,9% ý kiến rất đồng ý. Kết quả này phản ánh đúng tinh thần Luật hải quan sửa đổi, bổ sung năm 2005, Luật đã nội luật hoá công ƣớc Kyoto nhằm mục đích giảm bớt các giấy tờ không

51

cần thiết với mục tiêu đơn giản hoá, tạo thuận lợi thƣơng mại; số lƣợng các chứng từ phải nộp cho cơ quan hải quan đối với hàng hoá XNK đảm bảo công khai, minh bạch và phù hợp với thông lệ quốc tế. Ví dụ: Hồ sơ hải quan đối với hàng tạm nhập bao gồm: Tờ khai hải quan, hoá đơn thƣơng mại, hợp đồng mua bán hàng hoá hoặc giấy tờ tƣơng đƣơng hợp đồng, giấy phép của cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền đối với hàng hoá nhập khẩu yêu cầu phải có giấy phép theo quy định của pháp luật, bản sao vận tải đơn, giấy chứng nhận xuất xứ hàng hoá (C/O), giấy xác nhận đăng ký kiểm tra chất lƣợng hàng hoá hoặc giấy thông báo của cơ quan có thẩm quyền về việc miễn kiểm tra chất lƣợng (nếu có) và các giấy tờ khác theo quy định của pháp luật đối với từng mặt hàng cụ thể; hồ sơ hải quan đối với hàng hoá xuất khẩu bao gồm: Tờ khai hải quan, bảng kê chi tiết đối với hàng hoá nhiều chủng loại (nếu có), giấy phép xuất khẩu (nếu có), các chứng từ khác theo quy định của pháp luật đối với từng mặt hàng cụ thể. Tuy nhiên, trên thực tế vẫn còn tồn tại một bộ phận không nhỏ CBCC hải quan và doanh nghiệp nhận thức chƣa đầy đủ hoặc do mới vào nghề dẫn đến năng lực chuyên môn còn hạn chế nên trong khi trả lời phiếu điều tra còn gặp lúng túng, cụ thể doanh nhiệp có 16,3% và CBCC hải quan có 9,8% không có ý kiến về nội dung này.

3.2.2.2. Đánh giá của doanh nghiệp và CBCC hải quan về chuyên môn nghiệp vụ, kỹ năng quản lý của CBCC hải quan

Kết quả khảo sát ý kiến đánh giá của doanh nghiệp và CBCC hải quan về trình độ chuyên môn nghiệp vụ và kỹ năng quản lý của CBCC thuộc Cục hải quan tỉnh Hà Giang theo bảng 3.5.

52

Bảng 3.5: Ý kiến đánh giá của doanh nghiệp và CBCC hải quan về chuyên môn nghiệp vụ, kỹ năng quản lý của CBCC hải quan

Chuyên môn nghiệp vụ, kỹ năng quản lý

Doanh nghiệp đánh giá (%) CBCC hải quan đánh giá (%) Rất không đồng ý Không đồng ý Không có ý kiến Đồng ý Rất đồng ý Rất không đồng ý Không đồng ý Không có ý kiến Đồng ý Rất đồng ý Kỹ năng, trình độ nghiệp vụ 0 0 17,5 46,3 36,3 0 0 9,8 55,9 34,3 Chất lƣợng giải quyết công việc 0 0 13,8 45 41,3 0 2 10,8 52 35,3 Thái độ khi thi hành

công vụ 0 2,5 11,3 46,3 40 0 0 9,8 42,2 48,8

53

Theo số liệu bảng 3.5, đánh giá của doanh nghiệp và CBCC hải quan về kỹ năng, trình độ nghiệp vụ, chất lƣợng giải quyết công việc và thái độ khi thi hành công vụ của CBCC hải quan cụ thể nhƣ sau:

- Đánh giá của doanh nghiệp và CBCC hải quan về kỹ năng tác nghiệp và trình độ nghiệp vụ của CBCC hải quan: Doanh nghiệp 46,3 ý kiến đồng ý và 36,3% ý kiến rất đồng ý; CBCC hải quan có 55,9 ý kiến đồng ý và 34,3 ý kiến rất đồng ý. Kết quả này phản ánh nỗ lực của Cục hải quan tỉnh Hà Giang về xây dựng đội ngũ công chức có kỹ năng chuyên nghiệp và trình độ chuyên sâu, CBCC hải quan thi hành công vụ luôn nắm vững chế độ, chính sách, pháp luật về hải quan, thành thạo các quy trình thủ tục, giải quyết thủ tục hải quan nhanh chóng, minh bạch, hiệu quả. Tuy nhiên, đây là lĩnh vực tƣơng đối nhạy cảm, vì vậy mà cả doanh nghiệp và CBCC hải quan có thể thận trọng khi đánh giá về nội dung này nên có 17,5% doanh nghiệp không có ý kiến và 9,8% CBCC không có ý kiến.

- Chất lƣợng giải quyết công việc của CBCC hải quan: Doanh nghiệp có 45% ý kiến đồng ý và 41,3% ý kiến rất đồng ý; CBCC hải quan có 52% ý kiến đồng ý và 35,3% ý kiến rất đồng ý. Trong những năm qua, cùng với việc gia tăng khối lƣợng công việc, nhiều mặt hàng mới cũng xuất hiện, chính sách pháp luật về hải quan cũng thƣờng xuyên sửa đổi, bổ sung do đó CBCC hải quan phải thƣờng xuyên cập nhật, nghiên cứu có hệ thống để đáp ứng đòi hỏi ngày càng cao của yêu cầu quản lý hải quan hiện đại. Năm 2013, tổ chức WCERT đánh giá về hệ thống quản lý chất lƣợng của Cục Hải quan tỉnh Hà Giang đã kết luận đạt tiêu chuẩn TCVN ISO 9001:2008 và đã đƣợc Tổng cục tiêu chuẩn đo lƣờng chất lƣợng thuộc Bộ khoa học và công nghệ cấp giấy chứng nhận. Kết quả khảo sát phản ánh đúng mục tiêu chất lƣợng của Cục Cục hải quan tỉnh Hà Giang. Tuy nhiên, việc giải đáp các vƣớng mắc phát sinh trong quá trình làm thủ tục hải quan thƣờng bị hạn chế về thời gian, đặc biệt là

54

đối với các yêu cầu của doanh nghiệp vƣợt quá thẩm quyền của cấp Cục phải xin ý kiến của các cơ quan có thẩm quyền để trả lời cho doanh nghiệp dẫn đến việc một số trƣờng hợp trả lời có thể chƣa thỏa đáng với nhu cầu của doanh nghiệp, vì vậy doanh nghiệp có 13,8% không có ý kiến; CBCC hải quan có 2% ý kiến không đồng ý và 10,8% không có ý kiến về nội dung này.

- Thái độ của CBCC hải quan thi hành công vụ: Doanh nghiệp có 2,5 % ý kiến không đồng ý, 11,3% không có ý kiến, 46,3% ý kiến đồng ý và 40% ý kiến rất đồng ý; CBCC hải quan có 9,8% không có ý kiến, 42,2% ý kiến đồng ý và 48% ý kiến rất đồng ý. Nhìn chung, nội dung này đƣợc dƣ luận xã hội quan tâm nhiều, đặc biệt thời gian vừa qua các cơ quan ngôn luận thƣờng xuyên có các bài viết phản ánh về thái độ tiêu cực, phiền hà, sách nhiễu của một bộ phận CBCC hải quan trên cả nƣớc. Trƣớc tình hình đó, Tổng cục trƣởng Tổng cục hải quan đã ban hành Quyết định số 2489/QĐ-TCHQ ngày 24/12/2007 về quy tắc ứng xử của CBCC trong khi thi hành công vụ và Quyết định số 225/QĐ-TCHQ ngày 09/02/2011 về tuyên ngôn phục vụ khách hàng. Tuy nhiên, trong thực tế vẫn còn tồn tại một bộ phận không nhỏ CBCC hải quan thiếu thân thiện, cởi mở, chƣa thực sự xem doanh nghiệp là đối tác hợp tác và chia sẻ những khó khăn, vƣớng mắc của doanh nghiệp trong qúa trình thực hiện thủ tục hải quan. Vì vậy, Cục hải quan tỉnh Hà Giang cần phải thƣờng xuyên tiến hành thanh tra, kiểm tra nhằm phát hiện kịp thời những biểu hiện tiêu cực, sai trái của CBCC hải quan để có những giải pháp thích hợp nhằm xây dựng lực lƣợng trong sạch, vững mạnh.

3.2.2.3. Đánh giá của doanh nghiệp và CBCC hải quan về công tác phát triển cải cách hiện đại hoá trong quản lý hải quan

55

Bảng 3.6: Ý kiến đánh giá của doanh nghiệp và CBCC hải quan về công tác cải cách hiện đại hóa trong quản lý

Phát triển cải cách hiện đại hóa trong quản lý hải quan

Doanh nghiệp đánh giá (%) CBCC hải quan đánh giá (%) Rất không đồng ý Không đồng ý Không có ý kiến Đồng ý Rất đồng ý Rất không đồng ý Không đồng ý Không có ý kiến Đồng ý Rất đồng ý

Triển khai hải quan điện tử và thông quan tự động 0 0 10 82,5 7,5 0 0 5,9 90,2 3,9 Ứng dụng công nghệ thông tin 0 0 6,3 88,8 5,0 0 0 8,8 85,3 5,9 Trang bị cơ sở vật chất, kỹ thuật 0 0 8,8 82,5 8,8 0 0 7,8 70,6 21,6

56

Đánh giá của doanh nghiệp và CBCC hải quan về công tác phát triển cải cách hiện đại hóa trong quản lý theo bảng 3.6 nhƣ sau:

- Việc triển khai thủ tục hải quan điện tử và thông quan tự động: Với những ƣu việt của hệ thống khai báo hải quan điện tử đã mang lại lợi ích trực tiếp cho doanh nghiệp, rút ngắn thời gian thông quan hàng hoá, giảm chi phí phát sinh, giảm thiểu giấy tờ hành chính và đƣợc cộng đồng doanh nghiệp cũng nhƣ CBCC hải quan đồng tình ủng hộ. Do đó, doanh nghiệp có 83,8% ý kiến đồng ý và 7,5% ý kiến rất đồng ý; CBCC hải quan có 90,2% ý kiến đồng ý và 3,9% ý kiến rất đồng ý. Tuy nhiên, trong giai đoạn đầu mới triển khai một số ít bộ phận doanh nghiệp và CBCC hải quan do nhận thức hoặc chƣa đƣợc đào tạo sử dụng hệ thống nên còn lúng túng, gặp khó khăn trong quá trình tác nghiệp, thể hiện: doanh nghiệp có 8,8% không có ý kiến và CBCC hải quan có 5,9% không có ý kiến về nội dung này.

- Ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý: Ứng dụng công nghệ thông tin hiện đại trong nghiệp vụ hải quan là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, xuyên suốt trong kế hoạch hiện đại hoá của Cục hải quan tỉnh Hà Giang giai đoạn 2011-2015, định hƣớng đến năm 2020 nhằm thực hiện mục tiêu hiện đại hóa phƣơng thức quản lý. Đến nay, Cục hải quan tỉnh Hà Giang cơ bản áp dụng quy trình thủ tục hải quan theo hƣớng quản lý hiện đại từ tiếp nhận khai báo, xử lý dữ liệu tập trung, tự động hoá các nghiệp vụ hải quan, tự động phân luồng tờ khai hải quan theo nguyên tắc quản lý rủi ro và thông quan tự động bên cạnh việc triển khai áp dụng các phần mềm vệ tinh quản lý tập trung nhƣ thông quan điện tử tập trung, quản lý giá tính thuế tập trung, kế toán thuế tập trung, quản lý rủi ro, quản lý mã số hàng hóa, quản lý thông tin vi phạm, quản lý thông tin tình báo hải quan,

Một phần của tài liệu Quản lý hàng hóa kinh doanh tạm nhập, tái xuất tại Cục Hải quan Tỉnh Hà Giang (Trang 57)