Tình hình thực hiện quản lý hàng hóa kinh doanh tạm nhập tái xuất

Một phần của tài liệu Quản lý hàng hóa kinh doanh tạm nhập, tái xuất tại Cục Hải quan Tỉnh Hà Giang (Trang 54)

trong thời gian qua của Cục hải quan tỉnh Hà Giang

Trong bối cảnh nền kinh tế nƣớc ta đang hội nhập ngày càng sâu rộng với nền kinh tế thế giới thì vai trò của hoạt động XNK nói chung và hoạt động kinh doanh tạm nhập, tái xuất hàng hóa nói riêng ngày càng trở nên quan trọng nhằm phát huy lợi thế cạnh tranh quốc gia. Cùng với ngành hải quan, Cục hải quan tỉnh Hà Giang luôn tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp tham gia hoạt động XNK trên địa bàn đƣợc Nhà nƣớc giao quản lý, tạo môi trƣờng thông thoáng, thuận tiện thúc đẩy thƣơng mại, đầu tƣ, du lịch phát triển, áp dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến và phƣơng pháp quản lý hải quan hiện đại để rút ngắn thời gian thông quan hàng hóa, giảm thiểu chi phí cho các doanh nghiệp. Vì vậy, trong những năm gần đây các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh tham gia trong lĩnh vực kinh doanh tạm nhập, tái xuất hàng hóa đã có sự gia tăng đáng kể về số lƣợng; từ 08 doanh nghiệp năm 2009 đến nay đã có gần 100 doanh nghiệp tham gia hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh tạm nhập, tái xuất hàng hóa.

Từ năm 2009 đến nay, hàng hóa kinh doanh tạm nhập, tái xuất làm thủ tục qua các cửa khẩu thuộc đại bàn Cục hải quan tỉnh Hà Giang quản lý gia tăng cả về số lƣợng doanh nghiệp tham gia, mặt hàng và kim ngạch XNK. Địa bàn trọng điểm là cửa khẩu Thanh Thủy, lối mở (khu vực Mốc 238-Lao Chải) trong khu kinh tế cửa khẩu Thanh Thủy và cửa khẩu Phó Bảng. Hàng hóa chủ yếu đƣợc tạm nhập vào Việt Nam qua cảng Hải Phòng và một số cửa khẩu biên giới đƣờng bộ giáp với Lào, Campuchia sau đó tái xuất sang Trung Quốc.

44

Giai đoạn 2009-2013, kim ngạch hàng hóa kinh doanh tạm nhập, tái xuất làm thủ tục qua địa bàn thuộc Cục hải quan tỉnh Hà Giang quản lý tăng năm sau cao hơn năm trƣớc, đặc biệt là những năm gần đây, tốc độ tăng bình quân là 232,1%, cụ thể kim ngạch hàng kinh doanh tạm nhập, tái xuất theo bảng 3.3.

Bảng 3.3. Kim ngạch hàng kinh doanh tạm nhập, tái xuất năm 2009-2013

Năm Kim ngạch (Triệu USD) So sánh với năm trƣớc (Tỷ lệ %, ±tăng/giảm) 2009 1,05 2010 1,86 +77,14 2011 1,97 +5,91 2012 17,8 +201,18 2013 132,4 +643,82

(Nguồn: Cục Hải quan tinh Hà Giang)

Mặt hàng tạm nhập, tái xuất chủ yếu là hàng nông sản sản (bột cây vàng đắng, bột cây ba kim, hạt điều, quả phỉ, quả hồ trăn, quả hồ đào…), cây cảnh, hàng điện tử, phụ tùng ô tô và sản phẩm công nghệ thông tin đã qua sử dụng, hàng thực phẩm đông lạnh, hàng tạp hóa …

Thực hiện “Chiến lƣợc phát triển hải quan đến năm 2020” ban hành kèm theo Quyết định số 448/QĐ-TTg ngày 22/6/2011của Thủ tƣớng Chính phủ và tuyên ngôn phục vụ khách hàng của ngành hải quan là “Chuyên nghiệp- Minh bạch- Hiệu quả”, Cục hải quan tỉnh Hà Giang đã tổ chức triển khai và đạt đƣợc những kết quả đáng khích lệ, đặc biệt là trong quản lý hải quan đối với hàng hóa kinh doanh tạm nhập, tái xuất, cụ thể:

Về thực thi các biện pháp và công cụ quản lý: Thực hiên đúng chế độ, chính sách và cơ chế điều hành của Chính phủ, Bộ, Ngành, địa phƣơng đối với hàng hóa kinh doanh tạm nhập tái xuất, không để xẩy ra điểm nóng về

45

buôn lậu, gian lận thƣơng mại trong hoạt động kinh doanh tạm nhập tái xuất, chính sách quản lý, chính sách mặt hàng, chính sách thuế đối với hàng hóa kinh doanh tạm nhập tái xuất đƣợc thực hiện đảm bảo đúng quy định.

Thực hiện nghiêm túc và đầy đủ các quy trình nghiệp vụ thủ tục hải quan, nâng cao chất lƣợng công tác kiểm tra, giám sát, kiểm soát chặt chẽ hàng hóa XNK trong địa bàn quản lý và triển khai kịp thời chủ trƣơng của Trung ƣơng, của ngành hải quan và của địa phƣơng trong công tác chống buôn lậu, gian lận thƣơng mại và hàng giả. Đẩy mạnh công tác kiểm tra sau thông quan tại cơ quan hải quan và tại trụ sở doanh nghiệp, tăng cƣờng công tác phối hợp xác minh hoạt động thanh toán của doanh ngiệp. Thƣờng xuyên phối hợp với các Ngành, chính quyền địa phƣơng và các lực lƣợng chức năng trên địa bàn quản lý nhƣ Công an, Biên phòng, Quản lý thị trƣờng, cơ quan kiểm dịch y tế, kiểm dịch động vật, kiểm dịch thực vật trong công tác đấu tranh phòng, chống buôn lậu, gian lận thƣơng mại, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới. Xây dựng hệ thống thông tin tình báo hải quan, phối hợp trao đổi thông tin, thực hiện công tác điều tra nghiên cứu nắm tình hình, sƣu tra đối tƣợng nghi vấn và xây dựng cơ sở bí mật tại các địa bàn trọng điểm phục vụ công tác đấu tranh chống buôn lậu.

Thực hiện các quy định về hồ sơ hải quan đối với từng loại hình XNK, chủng loại mặt hàng đảm bảo đầy đủ, đồng bộ, hợp pháp và hợp lệ. Tiến hành kiểm tra điều kiện kinh doanh của doanh nghiệp khi làm thủ tục hải quan khi làm thủ tục cho hàng hóa kinh doanh tạm nhập, tái xuất nhƣ kiểm tra đăng ký kinh doanh, điều kiện thành lập doanh nghiệp, kiểm tra sự tuân thủ pháp luật của doanh nghiệp, kiểm tra kho chứa hàng hóa, bãi tập kết hàng hóa, chứng từ xác nhận có tiền ký quỹ, đặt cọc tại Kho bạc Nhà nƣớc hoặc tổ chức tín dụng theo quy định.

46

Về cải cách phát triển hiện đại hóa công tác quản lý: Tin học hóa công tác quản lý và điều hành công việc từ Cục hải quan tỉnh đến các đơn vị thuộc và trực thuộc nhằm giảm thiểu các giấy tờ, các văn bản đƣợc tra cứu trên mạng nội bộ một cách thuận tiện, nhanh chóng và công khai; xây dựng và áp dụng có hiệu quả Hệ thống quản lý chất lƣợng theo tiêu chuẩn Việt Nam ISO 9001: 2008 tại khối Văn phòng cục và các chi cục hải quan thực thuộc; triển khai thực hiện thủ tục hải quan điện tử và thông quan tự động tại các chi cục hải quan; thực hiện kết nối hệ thống thu nộp thuế với cơ quan Kho bạc Nhà nƣớc và các Ngân hàng thƣơng mại.

Trong bối cảnh tình hình có những biến động không ít phức tạp, thuận lợi, khó khăn đan xen, chịu tác động từ nhiều phía nhƣng với truyền thống, quyết tâm của mình và thƣờng xuyên nhận đƣợc sự quan tâm của cấp ủy, chính quyền địa phƣơng, sự chỉ đạo kịp thời của Tổng cục hải quan những năm qua Cục hải quan tỉnh Hà Giang đã luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ quản lý nhà nƣớc về hải quan trên địa bàn hoạt động, thực sự tạo thuận lợi cho hoạt động thƣơng mại và thu hút đầu tƣ, du lịch và góp phần bảo vệ vững chắc biên giới quốc gia.

Một phần của tài liệu Quản lý hàng hóa kinh doanh tạm nhập, tái xuất tại Cục Hải quan Tỉnh Hà Giang (Trang 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)