Đặc điểm tình hình Cục hải quan tỉnh Hà Giang

Một phần của tài liệu Quản lý hàng hóa kinh doanh tạm nhập, tái xuất tại Cục Hải quan Tỉnh Hà Giang (Trang 47)

Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp thắng lợi năm 1954, miền Bắc bƣớc vào thời kỳ khôi phục và phát triển kinh tế, ngày 14/12/1954 Bộ Công thƣơng đã ra Nghị định 136/BCT/KB/NĐ thành lập Sở Hải quan Trung ƣơng thuộc Bộ Công thƣơng. Ngày 21/02/1955 Bộ trƣởng Bộ Công thƣơng Phan Anh đã ký Nghị định số 23/BCT-TCCB thành lập Chi sở hải quan Lao Cai và Chi sở hải quan Hà Giang. Thi hành Chỉ thị của Bộ Công thƣơng về việc thành lập Chi sở hải quan Hà Giang thay thế cho cơ quan quản lý xuất nhập cảnh và thuế xuất nhập khẩu, ngày 15/6/1955 Uỷ ban hành chính tỉnh Hà Giang ra Quyết định số 128/QĐ-UB thành lập Chi sở hải quan Hà Giang trên cơ sở chuyển bộ phận thuế XNK và phân khu quản lý XNK sang Chi sở hải quan Hà Giang. Thực hiện Quyết định số 738-BNT/QĐ ngày 07/10/1974 của Bộ Ngoại thƣơng quy định thống nhất cơ cấu tổ chức và tên gọi các đơn vị thuộc hệ thống Hải quan từ Trung ƣơng đến cơ sở, Chi sở Hải quan Hà Giang đổi tên thành Chi cục hải quan Hà Giang .[15]

Đến cuối năm 1975, cùng với việc sáp nhập tỉnh Hà Giang và Tuyên Quang thành tỉnh Hà Tuyên, Chi cục hải quan Hà Giang đổi tên thành Chi cục hải quan Hà Tuyên. Năm 1979, chiến tranh bảo vệ biên giới phía Bắc xẩy ra, trƣớc tình hình đó ngày 11/9/1981 Bộ trƣởng Bộ Ngoại thƣơng ký Quyết định số 952-BNT/QĐ giải thể Chi cục hải quan tỉnh Hà Tuyên. [15]

Khi quan hệ Việt Nam - Trung Quốc đƣợc bình thƣờng hóa, ngày 19/5/1989 Tổng Cục trƣởng Tổng cục hải quan ký Quyết định số 127 TCHQ- TCCB thành lập Hải quan tỉnh Hà Tuyên. Đến năm 1991, tái lập tỉnh Hà Giang do tách tỉnh Hà Tuyên thành tỉnh Hà Giang và tỉnh Tuyên Quang, theo

37

đó ngày 27/11/1991 Tổng Cục trƣởng Tổng cục Hải quan ban hành Quyết định số 285/TCHQ-TCCB đổi tên Hải quan tỉnh Hà Tuyên thành Hải quan Hà Giang nay là Cục hải quan tỉnh Hà Giang. [15]

Cục hải quan tỉnh Hà Giang thực hiện chức năng nhiệm vụ kiểm tra, giám sát hàng hoá, phƣơng tiện vận tải; phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hoá qua biên giới; tổ chức thực hiện pháp luật về thuế đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu; thống kê hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu; kiến nghị chủ trƣơng, biện pháp quản lý nhà nƣớc về hải quan đối với hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh và chính sách thuế đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu theo quy định của pháp luật trên địa bàn tỉnh Hà Giang có đƣờng biên giới với nƣớc Cộng hòa nhân dân Trung Hoa dài trên 277 km, có 04 cặp cửa khẩu thông thƣơng với tỉnh Vân Nam (Trung Quốc) gồm: Thanh Thuỷ -Thiên Bảo; Săm Pun - Điền Bồng; Phó Bảng - Đổng Cán; Xín Mần - Đô Long. Ngày 10/02/2013, Cục Hải quan tỉnh Hà Giang đƣợc giao thêm nhiệm vụ quản lý nhà nƣớc về hải quan tại địa bàn tỉnh Tuyên Quang theo Quyết định số 313/QĐ-BTC ngày 10/02/2013 của Bộ trƣởng Bộ Tài chính về việc thành lập Chi cục hải quan Tuyên Quang trực thuộc Cục hải quan tỉnh Hà Giang. [3, 4]

Cho đến nay, Cục hải quan tỉnh Hà Giang đã trở thành một tổ chức vững mạnh từ đội ngũ CBCC đến cơ sở vật chất, đội ngũ công chức thƣờng xuyên đƣợc cử đi đào tạo nâng cao trình độ kiến thức chuyên môn nghiệp vụ, quản lý Nhà nƣớc, lý luận chính trị đảm bảo thực hiện nhiệm vụ chuyên sâu, chuyên nghiệp, đặc biệt là đội ngũ cán bộ lãnh đạo liên tục đƣợc trẻ hoá.

38

Bảng 3.1: Tình hình CBCC Cục hải quan tỉnh Hà giang năm 2013

CHỈ TIÊU Số lƣợng

(ngƣời)

Cơ cấu (%)

Tổng số 134 100,00

1. Phân theo trình độ chuyên môn đào tạo 134 100,00

Trung cấp 38 28,36

Cao đẳng/Đại học 93 69,40

Trên Đại học 3 2,24

2. Phân theo giới tính

Nam 106 79,01 Nữ 28 20,90 3. Phân theo chức vụ Lãnh đạo 24 17,91 Công chức 91 67,91 Nhân viên hợp đồng 19 14,18

(Nguồn: Cục Hải quan tỉnh Hà Giang)

Theo số liệu Bảng 3.1 cho thấy, tổng quân số của Cục hải quan tỉnh Hà Giang gồm có 134 ngƣời, trong đó CBCC là 115 ngƣời và hợp đồng lao động theo Nghị định 68 là 19 ngƣời. Về trình độ đào tạo: có 03 ngƣời trình độ trên đại học chiếm 2,24% tổng số CBCC; có 93 ngƣời trình độ đại học và cao đẳng chiếm 69,4% tổng số CBCC, có 38 ngƣời trình độ trung cấp chiếm 28,36% CBCC và trên 80% có trình độ ngoại ngữ, tin học.

Địa bàn quản lý hải quan của Cục hải quan tỉnh Hà Giang ngày càng đƣợc mở rộng, cơ cấu tổ chức bộ máy ngày càng đƣợc hoàn thiện. Hiện nay toàn Cục có 9 đơn vị thuộc và trực thuộc gồm: 02 phòng tham mƣu (Văn Phòng, Phòng nghiệp vụ), 01 Đội kiểm soát hải quan trực thuộc, 04 Chi cục hải quan cửa khẩu (Chi cục hải quan cửa khẩu Thanh Thủy, Phó Bảng, Xín Mần, Săm Pun), 01 Chi cục hải quan ngoài cửa khẩu (Chi cục hải quan Tuyên Quang) và 01 Chi cục kiểm tra sau thông quan.

39

Sơ đồ 3.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức Cục hải quan tỉnh Hà Giang

(Nguồn: Cục hải quan tỉnh Hà Giang)

Giai đoan 2009-2013, Cục hải quan tỉnh Hà Giang đã làm thủ tục thông quan nhanh chóng, thuận lợi, an toàn cho hàng hóa XNK đạt kim ngạch 1.203 triệu USD, hơn 774.000 lƣợt hành khách xuất nhập cảnh, hơn 45.700 lƣợt phƣơng tiện xuất nhập cảnh, thu thuế XNK nộp ngân sách nhà nƣớc trên 1.665 tỷ đồng, số liệu thống kê tại bảng 3.2 dƣới đây

Lãnh đạo Cục

Văn phòng

Phòng Nghiệp vụ

Đội kiểm soát Hải quan Chi cục HQCK Thanh Thủy Chi cục HQCK Phó Bảng Chi cục HQCK Xín Mần Chi cục HQCK SămPun Chi cục Hải quan

Tuyên Quang Chi cục Kiểm tra sau

40

Bảng 3.2: Tình hình hoạt động của Cục hải quan tỉnh Hà Giang giai đoạn 2009-2013

S T T Chỉ tiêu Năm So sánh (%) Tốc độ tăng giảm bình quân (%) 2009 2010 2011 2012 2013 10/09 11/10 12/11 13/12 1

Kim ngạch XNK (Triệu USD) 120 181,1 252,8 306,1 343 +50,9 +39,6 +21,1 +12 +30,9 Xuất khẩu (Triệu USD) 10,7 6,2 13,09 126,9 216,5 -42 +111 +869 +70,6 +252 Nhập khẩu (Triệu USD) 109,3 174,6 239,49 179,2 126,5 +59,7 +37 -25 -29 +10,7 2 Thuế (Tỷ Đồng) 190,5 317,7 531,6 367,7 257,6 +66,8 +67 -30,8 -29,9 +18,2 3 Phƣơng tiên vận tải xuất nhập

cảnh (Lƣợt chiếc) 6.000 9.174 8.119 10.947 11.490 +52,9 -11,5 +34,8 +4,9 +20,2 4 Khách xuất nhập cảnh (Lƣợt

ngƣời) 132.800 172.756 155.900 153.000 161.000 +30 -9,8 -1,9 +5,5 +23,8

41

Công tác đấu tranh phòng chống buôn lậu và gian lân thƣơng mại, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới, phòng, chống ma túy đƣợc triển khai thực hiện quyết liệt, nghiêm túc có hiệu quả theo chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Tài chính, Ủy ban nhân dân tỉnh và Tổng cục Hải quan; phối hợp chặt chẽ với các các lực lƣợng chức năng trong công tác đấu tranh phòng, chống buôn lậu; vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới, phòng, chống ma túy; chủ động hợp tác quốc tế trong phòng chống buôn lậu, phòng chống tội phạm về ma túy qua biên giới. Tình hình vi phạm pháp luật hải quan trên địa bàn quản lý trong những năm gần đây diễn biến không phức tạp, không có điểm nóng về buôn lậu xẩy ra. Các vụ vi phạm đã đƣợc phát hiện, bắt giữ và xử lý kịp thời theo đúng quy định của pháp luật, góp phần làm lành mạnh thị trƣờng, bảo hộ sản xuất trong nƣớc, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn quản lý. Giai đoạn 2009-2013, Cục hải quan tỉnh Hà Giang đã phát hiện bắt giữ 899 vụ vi phạm pháp luật hải quan, xử lý hành chính 893 vụ, Chuyển cơ quan chức năng xử lý 06 vụ; Thu nộp ngân sách Nhà nƣớc 3.827,784 triệu đồng. Tang vật vi phạm gồm: tiền giả, thuốc nổ, thuốc súng, thuốc phiện, quả thuốc phiện, hêrôin; văn hóa phẩm đồi trụy, thuốc lá điếu, gỗ, pháo nổ, thuốc tân dƣợc, vải các loại, đồ chơi trẻ em mang tính bạo lực; phối hợp với Bộ đội Biên phòng phát hiện bắt giữ và xử lý 18 vụ, tang vật gồm: 0,8 gam hêrôin, 292 khúc gỗ nghiến và 56,8 kg pháo nổ do Trung Quốc sản xuất.

Công tác kiểm tra sau thông quan đƣợc kiện toàn bộ máy và hoạt động có hiệu quả. Trong giai đoạn 2009-2013, qua công tác kiểm tra sau thông quan tại trụ sở doanh nghiệp và kiểm tra tại cơ quan hải quan đã phát hiện, đấu tranh, xử lý các hành vi gian lận thƣơng mại của 45 doanh nghiệp truy thu thuế nộp ngân sách Nhà nƣớc trên 5,64 tỷ đồng.

Những năm qua, Cục hải quan tỉnh Hà Giang đã tích cực làm tốt công tác tham mƣu cho Cấp ủy, Chính quyền địa phƣơng về các giải pháp quản lý

42

chặt chẽ, đúng quy định của pháp luật và đẩy mạnh hoạt động XNK nhƣ: mở các cặp cửa khẩu phụ, lối mở mốc 238 Lao Chải- Vị Xuyên – Hà Giang, lối mở Nà La thuộc khu kinh tế cửa khẩu Thanh Thủy; nâng cấp cửa khẩu song phƣơng Thanh Thủy (Việt Nam) - Thiên Bảo (Trung Quốc) lên thành cửa khẩu Quốc tế. Ngoài việc thực hiện hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của Ngành, Cục hải quan tỉnh Hà giang còn thực hiện tốt nhiệm vụ của Cấp ủy, Chính quyền địa phƣơng giao phụ trách giúp đỡ xã biên giới đặc biệt khó khăn trong việc xây dựng cơ sở chính trị vững mạnh toàn diện.

Trƣớc sức ép gia tăng của khối lƣợng công việc trong khi biên chế tăng không đáng kể, đơn vị luôn chủ động đấy mạnh cải cách hành chính, đơn giản hoá thủ tục hải quan và chủ động ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) trong các khâu của quy trình thủ tục hải quan; tập trung đào tạo, bồi dƣỡng đội ngũ CBCC, kiện toàn tổ chức bộ máy từ Cục đến các Chi cục hải quan và Đội kiểm soát hải quan; sắp xếp, bố trí CBCC có phẩm chất đạo đức tốt, có năng lực, trình độ chuyên môn cao thực hiện các khâu nghiệp vụ nhƣ kiểm tra hồ sơ hải quan, kiểm tra thực tế hàng hoá, quản lý thuế, kiểm tra sau thông quan (KTSTQ).

Đặc biệt, từ tháng 5 năm 2014, Cục hải quan tỉnh Hà Giang đã chính thức tiếp nhận và đƣa vào vận hành thông suốt hệ thống thông quan tự động/hệ thống thông tin tình báo hải quan (VINACCS/VCIS). Đây là hệ thống thông quan điện tử tự động dựa trên mô hình thông quan hàng hóa XNK của Nhật Bản với phƣơng thức quản lý hiện đại và dựa trên nền tảng công nghệ thông tin tiên tiến đã rút ngắn đƣợc tối đa thời gian thông quan, quản lý hải quan đƣợc chuẩn mực và minh bạch hơn, hƣớng đến mô hình một cửa quốc gia, trong đó xử lý dữ liệu tập trung là điều kiện tiên quyết nên đã hạn chế sử dụng hồ sơ giấy mà thông quan áp dụng chữ ký điện tử. Việc áp dụng hệ thống thông quan tự động đã tạo thuận lợi tối đa cho các doanh nghiệp tham gia hoạt động XNK qua địa bàn Cục

43

Một phần của tài liệu Quản lý hàng hóa kinh doanh tạm nhập, tái xuất tại Cục Hải quan Tỉnh Hà Giang (Trang 47)