cao, kim ngạch lớn, các trƣờng hợp tạm nhập quá hạn nhƣng chƣa tái xuất hoặc tái xuất nhƣng chƣa thực hiện thanh khoản.
1.2.4. Quy trình nghiệp vụ quản lý của hải quan đối với hàng hóa kinh doanh tạm nhập, tái xuất doanh tạm nhập, tái xuất
Để quản lý hàng hóa kinh doanh tạm nhập, tái xuất hiện nay ngành hải quan đang áp dụng hệ thống thông quan tự động và hệ thống thông tin tình báo Hải quan (VNACCS/VCIS).
Tạm n hậ p Sửađổi Khai báo S ửađổi Tham chiếu T
Tổổngngq uanq uanq uảq uảnnlýlýhàhàn gn gtạtạmmnhậnhập-p-ttááiixuấxuấtt
Khai
Cơ quan HQ
(1)
(2) Quả n lý, G/Sát
Chu yể n nộiđịa Tái xuất
Sơ đồ 1.1: Sơ đồ tổng quan quản lý hàng hóa kinh doanh tạm nhập, tái xuất
(Nguồn: Tài liệu tập huấn Hệ thống VNACCS/VCIS, Tổng cục hải quan, 2013).
(1) Ngƣời khai hải quan: khai báo thông tin về hàng hóa hoặc sửa đổi thông tin trên chƣơng trình phần mềm của doanh nghiệp gửi đến cơ quan hải quan và nhận phản hồi từ cơ quan hải quan thông qua hệ thống xử lý dữ liệu thông quan tự động (VNACCS)
19
(2) Cơ quan hải quan: thực hiện thủ tục tạm nhập, tái xuất, chuyển tiêu thụ nội địa, quản lý, giám sát và phản hồi kết quả cho ngƣời khai hải quan thông qua hệ thống thông quan tự động (VNACCS)
Quyền truy cập vào hệ thống quản lý gồm cả 3 cấp: Tổng cục hải quan, Cục hải quan tỉnh, thành phố và cấp Chi cục hải quan.
Quá trình quản lý đối với một lô hàng kinh doanh tạm nhập, tái xuất cụ thể đƣợc chia làm 03 khâu: Tạm nhập hàng hóa –Tái xuất hàng hóa –Thanh khoản tờ khai, đƣợc khái quát qua sơ đồ 1.2 nhƣ sau:
Sơ đồ 1.2: Sơ đồ quá trình quản lý đối với một lô hàng kinh doanh tạm nhập, tái xuất
(Nguồn: Tổng cục hải quan)
- Khâu tạm nhập hàng hóa: Doanh nghiệp tiến hành khai báo làm thủ tục hải quan để nhập khẩu hàng hóa; hải quan thực hiện việc kiểm tra đối chiếu hợp đồng xuất khẩu và niêm phong phƣơng tiện chứa hàng
Doanh nghiệp
Tạm nhập Tái xuất Thanh khoản
- Khai báo làm thủ tục HQ nhập khẩu -Khai báo làm thủ tục HQ xuất khẩu - Gửi hồ sơ thanh khoản đến HQ nơi làm thủ tục tạm nhập Hải quan
-Kiểm tra đối chiếu Hợp đồng XK -Niêm phong HQ phƣơng tiện chứa hàng
-Kiểm tra thời hạn hàng hóa lƣu giữ tại Việt Nam -Kiểm tra, đối chiếu với tờ khai tạm nhập tƣơng ứng - Thanh khoản tờ khai tạm nhập - Kiểm tra nghĩa vụ thuế - Xử phạt vi phạm (nếu có)
20
- Khâu tái xuất hàng hóa: Doanh nghiệp tiến hành khai báo làm thủ tục hải quan để xuất khẩu hàng hóa; hải quan thực hiện việc kiểm tra thời hạn hàng hóa lƣu trữ tại Việt Nam, kiểm tra đối chiếu thông tin trên tờ khai tạm nhập tƣơng ứng
- Khẩu thanh khoản hồ sơ: Doanh nghiệp gửi hồ sơ thanh khoản đến cơ quan hải quan nơi làm thủ tục tạm nhập; hải quan tiến hành thanh khoản tờ khai tạm nhập, kiểm tra việc thực hiện nghĩa vụ thuế của doanh nghiệp, xử phạt vi phạm hành chính (nếu có).
Do tính chất đặc thù của các loại hàng hóa có áp dụng các chính sách quản lý riêng nên thủ tục hải quan đối với hàng kinh doanh tạm nhập, tái xuất bao gồm: thủ tục hải quan áp dụng chung cho các mặt hàng kinh doanh tạm nhập, tái xuất và thủ tục hải quan áp dụng đối với một số mặt hàng đặc biệt.
1.2.4.1. Thủ tục hải quan áp dụng chung cho tất cả các mặt hàng kinh doanh tạm nhập, tái xuất:
Về nguyên tắc thủ tục hải quan đối với hàng hóa kinh doanh tạm nhập, tái xuất đƣợc thực hiện nhƣ đối với một lô hàng xuất khẩu, nhập khẩu thƣơng mại. Theo đó, khi làm thủ tục tạm nhập cho lô hàng ngƣời khai hải quan phải nộp và xuất trình hồ sơ hải quan nhƣ quy định về hồ sơ một lô hàng nhập khẩu thƣơng mại cho chi cục hải quan cửa khẩu nơi lô hàng tạm nhập đƣợc vận chuyển đến Việt Nam.
Hồ sơ hải quan tạm nhập gồm: Tờ khai hải quan (dạng điện tử); hợp đồng mua bán hàng hóa; hóa đơn thƣơng mại; bảng kê chi tiết hàng hóa; vận tải đơn; giấy đăng ký kiểm tra chất lƣợng hoặc giấy chứng nhận kiểm dịch, kiểm tra an toàn thực phẩm (nếu có); giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa; đăng ký cửa khẩu tái xuất trên tờ khai hải quan.
Hồ sơ hải quan tái xuất: Khi làm thủ tục tái xuất lô hàng tạm nhập, ngoài các chứng từ thuộc bộ hồ sơ hải quan nhƣ đối với một lô hàng xuất
21
khẩu thƣơng mại (Tờ khai hải quan- dạng điện tử, hợp đồng xuất khẩu, hóa đơn xuất khẩu, bảng kê chi tiết hàng hóa, các chứng từ khác theo quy định của các Bộ, Ngành) ngƣời khai hải quan phải nộp thêm một bản sao tờ khai hàng hóa tạm nhập và một bản sao hợp đồng bán hàng (hợp đồng xuất khẩu) do thƣơng nhân Việt Nam ký với thƣơng nhân nƣớc ngoài. Thƣơng nhân có thể chia nhỏ lô hàng tạm nhập để tái xuất nhiều lần nhƣng mỗi lần tái xuất, thƣơng nhân phải tái xuất hết lƣợng hàng khai trên một tờ khai tái xuất.
Địa điểm làm thủ tục hải quan: Hàng hóa kinh doanh tạm nhập, tái xuất chỉ đƣợc làm thủ tục hải quan tại chi cục hải quan cửa khẩu nơi có hàng hóa tạm nhập hoặc tại chi cục hải quan cửa khẩu nơi có hàng tái xuất đi qua. Khi hàng hóa đƣợc tái xuất tại cửa khẩu khác cửa khẩu tạm nhập thì chi cục hải quan cửa khẩu tạm nhập lập biên bản bàn giao hàng hóa cho chi cục hải quan cửa khẩu giám sát việc tái xuất; việc giám sát hàng hóa trên đƣờng vận chuyển từ cửa khẩu tạm nhập ra cửa khẩu tái xuất đƣợc thực hiện bằng niêm phong hải quan.
Thanh khoản tờ khai: Chi cục hải quan nơi làm thủ tục tạm nhập lô hàng có trách nhiệm thanh khoản tờ khai tạm nhập và xử lý các vấn đề liên quan đến thuế, vi phạm (nếu có). Thời hạn nộp hồ sơ thanh khoản hàng kinh doanh tạm nhập tái xuất đƣợc chia thành hai trƣờng hợp: Trƣờng hợp thứ nhất, nếu lô hàng tạm nhập đƣợc tái xuất trong thời hạn nộp thuế của tờ khai tạm nhập thì thời hạn nộp hồ sơ thanh khoản tờ khai tạm nhập là 45 ngày kể từ ngày hết thời hạn nộp thuế của tờ khai tạm nhập. Trƣờng hợp thứ hai, nếu lô hàng không đƣợc tái xuất trong thời hạn nộp thuế của tờ khi tạm nhập thì ngƣời khai hải quan phải kê khai nộp thuế nhập khẩu và thuế giá trị gia tăng (nếu có) kể từ ngày hết thời hạn nộp thuế. Cơ quan hải quan kiểm tra, thu thuế nhập khẩu, thuế giá trị gia tăng theo quy định. Ngƣời khai hải quan đƣợc hoàn lại số tiền thuế đã nộp khi thực tế đã tái xuất lô hàng tạm nhập, trong trƣờng
22
hợp này thời hạn nộp hồ sơ hoàn thuế, không thu thuế, thanh khoản tờ khai tạm nhập chậm nhất là 45 (bốn mƣơi lăm ngày) ngày kể từ ngày đăng ký tờ khai tái xuất hàng hóa.
1.2.4.2. Thủ tục hải quan áp dụng đối với một số mặt hàng đặc biệt:
Thủ tục hải quan đối với hàng tạm nhập, tái xuất thuộc danh mục hàng cấm nhập khẩu, tạm dừng nhập khẩu, cấm xuất khẩu, tạm dừng xuất khẩu: thực hiện nhƣ đối với hàng kinh doanh tạm nhập, tái xuất thông thƣờng và phải có thêm giấy phép tạm nhập tái xuất của Bộ Công thƣơng. Thủ tục hải quan tạm nhập và thủ tục hải quan tái xuất phải đƣợc thực hiện tại Chi cục hải quan cửa khẩu nơi có hàng tạm nhập. Hàng tạm nhập phải lƣu giữ tại khu vực cửa khẩu, chịu sự giám sát quản lý của cơ quan hải quan.
Thủ tục hải quan đối với hàng tạm nhập, tái xuất thuộc danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu có điều kiện (Giấy phép xuất nhập khẩu của Bộ quản lý chuyên ngành): thực hiện nhƣ đối với hàng kinh doanh tạm nhập, tái xuất thông thƣờng và phải có thêm giấy phép tạm nhập tái xuất của Bộ Công thƣơng.
Thủ tục hải quan đối với xăng dầu tạm nhập, tái xuất: ngoài thủ tục hải quan nhƣ đối với hàng kinh doanh tạm nhập, tái xuất thông thƣờng còn phải thực hiện theo hƣớng dẫn riêng của Bộ Tài chính và chỉ có thƣơng nhân có giấy phép kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu xăng dầu mới đƣợc tạm nhập tái xuất xăng dầu.
Thủ tục hải quan đối với hàng đông lạnh tạm nhập, tái xuất: Ngoài thủ tục hải quan nhƣ đối với hàng kinh doanh tạm nhập, tái xuất thông thƣờng doanh nghiệp còn phải tuân thủ thêm các điều kiện nhƣ: có kho lạnh theo tiêu chuẩn quy định của Bộ Công thƣơng, có tiền ký quỹ tại kho bạc Nhà nƣớc hoặc Ngân hàng thƣơng mại và phải đƣợc Bộ Công thƣơng cấp mã chứng nhận đủ điều kiện mới đƣợc kinh doanh tạm nhập, tái xuất hàng đông lạnh. Sau 45 ngày, kể từ ngày tạm nhập nhƣng chƣa tái xuất đƣợc thì cơ quan hải quan không làm thủ tục tạm nhập cho lô hàng thực phẩm đông lạnh tiếp theo của thƣơng nhân đó.
23