doanh tạm nhập, tái xuất
1.2.5.1. Sự hội nhập quốc tế
Việt Nam đã gia nhập tổ chức thƣơng mại thế giới (WTO) từ tháng 11/2006. Đây là cơ hội lớn để Việt Nam hội nhập với thị trƣờng quốc tế đồng thời cũng đặt ra nhiều thách thức về tái cấu kinh tế và pháp luật. Kinh tế đối ngoại của một quốc gia thể hiện sự tham gia của quốc gia đó với nền kinh tế quốc tế. Pháp luật trong lĩnh vực XNK nói chung và kinh doanh tạm nhập, tái xuất hàng hóa nói riêng cũng đang chịu sự tác động trực tiếp hết sức to lớn của quá trình này. Với việc gia nhập WTO, Việt Nam đã chính thức hội nhập sâu rộng và toàn diện vào nền kinh tế thế giới, mở rộng các quan hệ quốc tế song phƣơng và đa phƣơng, các hoạt động giao lƣu thƣơng mại, xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá tăng lên nhanh chóng và có sự xuất hiện của các loại hình XNK theo tập quán thƣơng mại quốc tế, thông lệ quốc tế trong đó có hoạt động kinh doanh tạm nhập, tái xuất hàng hóa. Bên cạnh các doanh nghiệp hoạt động tích cực, tuân thủ đúng các quy định của pháp luật sẽ phát sinh các doanh nghiệp lợi dụng các kẽ hở trong quản lý hoạt động kinh doanh tạm nhập, tái xuất để buôn lậu và gian lận thƣơng mại. Ngoài ra các tổ chức tội phạm quốc tế cũng sẽ tận dụng các cơ hội về những hạn chế trong công tác quản lý ở các nƣớc đang phát triển nhƣ Việt Nam để thực hiện các hành vi phạm pháp.
Xu thế toàn cầu hoá và các hiệp định thƣơng mại tự do làm cho kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hoá của các quốc gia tăng lên nhanh chóng bao gồm cả xuất nhập khẩu thƣơng mại và dịch vụ. Bên cạnh đó là sự xuất hiện của thƣơng mại điện tử phát triển nhanh chóng và trở nên phổ biến. Trong tiến trình này pháp luật về quản lý XNK phải tạo cơ sở pháp lý để đƣa hoạt động kinh doanh tạm nhập, tái xuất hàng hóa đi đúng quỹ đạo và đóng góp quan trọng vào việc thực hiện thắng lợi tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế của nƣớc ta.
24
1.2.5.2. Chiến lược phát triển kinh tế- xã hội của Đảng và Nhà nước
Một trong những phƣơng hƣớng, nhiệm vụ phát triển đất nƣớc trong báo cáo chính trị của Ban chấp hành Trung ƣơng Đảng khoá X tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng đó là: Triển khai đồng bộ, toàn diện hoạt động đối ngoại; chủ động và tích cực hội nhập quốc tế „„Thực hiện nhất quán đƣờng lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hoà bình, hợp tác và phát triển; đa phƣơng hoá, đa dạng hoá quan hệ, chủ động và tích cực hội nhập quốc tế; là bạn, đối tác tin cậy và thành viên có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế; vì lợi ích quốc gia, dân tộc, vì một nƣớc Việt Nam xã hội chủ nghĩa giàu mạnh”. Đảng ta khẳng định hội nhập kinh tế quốc tế là một xu thế tất yếu của thế giới cũng đồng thời chỉ ra con đƣờng phát triển không thể nào khác đối với các nƣớc trong thời đại toàn cầu hóa là tham gia hội nhập kinh tế quốc tế. Mở rộng hợp tác kinh tế quốc tế đối với nƣớc ta có các thuận lợi và khó khăn đan xen với nhau nhƣng về cơ bản thuận lợi vẫn là chủ yếu. [16]
Vị thế của nƣớc ta hiện nay đã đƣợc nâng cao trên trƣờng quốc tế, điều đó đã củng cố niềm tin của nhân dân và cộng đồng doanh nghiệp vào công cuộc đổi mới và tiền đồ tƣơi sáng của dân tộc. Trong quan hệ kinh tế quốc tế hiện nay đang đặt ra nhiều khó khăn thách thức đối với các doanh nghiệp và đối với chính các cơ quan quản lý. Vì vậy đối với các cơ quan quản lý phải có nhận thức đúng đắn để có các chƣơng trình và bƣớc đi phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhƣng vẫn đảm bảo tạo thuận lợi cho hoạt động kinh tế đối ngoại phát triển. Chiến lƣợc phát triển kinh tế, xã hội của Đảng và Nhà nƣớc là yếu tố quan trọng ảnh hƣởng trực tiếp đến quản lý hoạt động XNK nói chung và quản lý hàng hóa kinh doanh tạm nhập, tái xuất nói riêng.
1.2.5.3. Quy định của Nhà nước
Hoạt động kinh doanh tạm nhập, tái xuất hàng hóa trong những năm qua đã có những phát triển không ngừng, đóng góp quan trọng trong việc thực
25
hiện các mục tiêu kinh tế, xã hội của nƣớc ta. Tuy nhiên, thực tế hoạt động tạm nhập, tái xuất thời gian qua cũng đã bộc lộ nhiều bất cập. Đó là có quá nhiều doanh nghiệp tham gia kinh doanh theo phƣơng thức này, trong đó không ít doanh nghiệp không đủ năng lực chuyên môn về mặt hàng, thị trƣờng, tài chính, cơ sở vật chất, v.v dẫn đến hiện tƣợng tranh mua, tranh bán, cạnh tranh không lành mạnh cả tại thị trƣờng nhập khẩu và thị trƣờng xuất khẩu, tạo điều kiện cho thƣơng nhân nƣớc ngoài ép giá và tạm nhập tái xuất nhiều mặt hàng tiềm ẩn nguy cơ làm ô nhiễm môi trƣờng trong nƣớc. Cơ chế chính sách, các quy định của pháp luật và thủ tục hải quan thông thoáng đã tạo kẽ hở cho các hành vi gian lận thƣơng mại trong kinh doanh tạm nhập, tái xuất nhƣ có tạm nhập nhƣng không tái xuất hoặc tái xuất không hết lƣợng hàng đã tạm nhập mà thẩm lậu vào tiêu thụ trong nội địa để trồn thuế; lợi dụng quy định hàng đƣợc miễn kiểm tra thực tế để vận chuyển xuyên quốc gia những mặt hàng cấm theo quy định của các Công ƣớc quốc tế nhƣ vận chuyển động vật, sản phẩm động vật quý hiếm, vận chuyển các chất độc hại ảnh hƣởng đến môi trƣờng; lợi dụng quy định quá rộng về địa điểm và cửa khẩu tái xuất để khi tái xuất chia nhỏ, xé lẻ tìm cách thẩm lậu trở lại trong nƣớc qua đƣờng mòn, lối mở, hai bên cánh gà cửa khẩu biên giới; lợi dụng chính sách của Nhà nƣớc ta tạo thuận lợi cho việc qua lại, trao đổi hàng hóa của cƣ dân biên giới... Những hành vi lợi dụng kinh doanh tạm nhập, tái xuất hàng hóa để buôn lậu, gian lận thƣơng mại nhằm thu lợi bất chính không những đã gây thất thu lớn cho ngân sách nhà nƣớc mà còn tạo nên sự cạnh tranh thiếu lành mạnh giữa các doanh nghiệp, biến nƣớc ta trở thành nơi trung chuyển hàng cấm. Những hành vi vi phạm nêu trên làm phƣơng hại nền kinh tế đất nƣớc, gây ra những bất ổn và làm giảm uy tín của Việt Nam trên trƣờng quốc tế. Để hạn chế và tiến tới loại bỏ tình trạng buôn lậu, gian lận thƣơng mại trong hoạt động kinh doanh tạm nhập, tái xuất hàng hóa nhất thiết phải có
26
những quy định đầy đủ, đồng bộ và phù hợp với thực tiễn. Nhƣ vậy, những quy định của Nhà nƣớc tác động và ảnh hƣởng toàn diện đến hiệu quả, hiệu lực trong quản lý đối với hoạt động kinh doanh tạm nhập, tái xuất hàng hóa.
1.2.5.4. Tổ chức bộ máy, trình độ và phương pháp quản lý
- Tổ chức bộ máy:
Tổ chức bộ máy quản lý là một yếu tố mang tính quyết định đến việc thực hiện công tác quản lý. Một bộ máy đƣợc tổ chức khoa học, tinh gọn với các kế hoạch thực hiện và quy trình nghiệp vụ khép kín, ngƣời vận hành bộ máy có trình độ, năng lực, chuyên môn hóa và cụ thể hóa nhiệm vụ sẽ góp phần đƣa bộ máy hoạt động hiệu quả, đảm bảo hạn chế các sai sót và đảm bảo hạn chế đƣợc việc cố tình vi phạm trong kinh doanh hàng hóa tạm nhập, tái xuất. Tổ chức đƣợc bộ máy tốt sẽ góp phần đảm bảo thắng lợi trong công tác quản lý hoạt động kinh doanh tạm nhập, tái xuất.
- Trình độ quản lý của cán bộ:
Trình độ của cán bộ làm công tác quản lý là yếu tố quan trọng. Con ngƣời luôn là nhân tố quyết định đến thành bại của mọi hoạt động quản lý và quản lý hàng hóa kinh doanh tạm nhập, tái xuất cũng không nằm ngoài quy luật này. Hiện nay, chủng loại hàng hóa tạm nhập, tái xuất ngày càng đa dạng, phong phú do đó công tác quản lý ngày càng tăng tính phức tạp, nếu trình độ chuyên môn nghiệp vụ yếu kém sẽ không đáp ứng đƣợc yêu cầu quản lý trong tình hình mới.
- Phƣơng pháp quản lý:
Phƣơng pháp quản lý là then chốt đối với hoạt động quản lý. Việc đổi mới phƣơng pháp quản lý có ảnh hƣớng rất lớn đến hiệu quả của công tác quản lý. Ngành hải quan đã và đang phải thay đổi phƣơng pháp quản lý để thích ứng với tình hình, nhằm mục đích tạo thuận lợi tối đa cho hoạt động thƣơng mại quốc tế thông qua việc áp dụng kỹ thuật quản lý rủi ro, đầu tƣ
27
trang thiết bị hiện đại, ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý hải quan, bảo đảm việc chấp hành và tuân thủ các quy định pháp luật nhằm bảo đảm an ninh, lợi ích kinh tế quốc gia, đồng thời bảo đảm an toàn cho dây chuyền luân chuyển hàng hóa quốc tế. Hiện nay, ngành Hải quan nƣớc ta đang áp dụng phƣơng pháp quản lý mới phù hợp với các chuẩn mực quản lý hải quan hiện đại đó là phƣơng pháp quản lý rủi ro. Phƣơng pháp quản lý này dựa trên quá trình tiếp cận rủi ro một cách khoa học và có hệ thống nhằm nhận dạng, kiểm soát, phòng ngừa và giảm thiểu các hành vi vi phạm pháp luật của các đối tƣợng chịu sự quản lý của cơ quan hải quan. Phƣơng pháp quản lý rủi ro dựa trên cơ sở thu thập và phân tích thông tin để ra quyết định hình thức mức độ kiểm tra đối với từng lô hàng cụ thể. Theo đó, đối với các doanh nghiệp có quá trình chấp hành tốt pháp luật và tại thời điểm làm thủ tục hải quan cho lô hàng của doanh nghiệp đó cơ quan hải quan không phát hiện đƣợc thông tin nghi vấn vi phạm thì lô hàng của doanh nghiệp đó sẽ đƣợc miễn kiểm tra. Phƣơng pháp quản lý rủi ro đã tạo cơ hội giải phóng nhanh chóng hàng hóa tại khu vực cửa khẩu và góp phần rất lớn để rút ngắn thời gian thông quan, giảm thiểu chi phí của doanh nghiệp. Áp dụng phƣơng pháp quản lý mới đòi hỏi cần rà soát lại toàn bộ các quy định của pháp luật hiện hành liên quan đến hoạt động của các doanh nghiệp XNK, các loại hình hàng hóa XNK trong đó bao gồm cả loại hình kinh doanh tạm nhập, tái xuất hàng hóa.