Hà Giang
Qua nghiên cứu kinh nghiệm quản lý hàng hóa kinh doanh tạm nhập, tái xuất của hải quan các tỉnh Lào Cai, Quảng Ninh, Lạng Sơn rút ra bài học kinh nghiệm cho hải quan Hà Giang nhƣ sau:
Thứ nhất, mở rộng địa bàn cho phép hàng hóa tái xuất đi qua bằng cách tham mƣu đề xuất chính quyền địa phƣơng, UBND tỉnh đề nghị Chính Phủ,
30
các bộ, ngành có liên quan cho phép hàng hóa kinh doanh tạm nhập, tái xuất đi qua các cửa khẩu phụ, lối mở trong khu kinh tế cửa khẩu và ngoài khu kinh tế cửa khẩu; đề nghị thành lập mới và mở rộng các khu khu kinh tế cửa khẩu để thông thƣơng hàng hóa với Trung Quốc;
Thứ hai, cách cải cách thủ tục hành chính một cách triệt nhằm hạn chế tiêu cực, nhũng nhiễu của cán bộ công chức hải quan và các ngành có liên quan của tỉnh trong thi hành công vụ để thu hút các doanh nghiệp tham gia kinh doanh tạm nhập, tái xuất hàng hóa qua địa bàn tỉnh.
Thứ ba, tăng cƣờng biện pháp quản lý hàng hóa kinh doanh tạm nhập, tái xuất qua địa bàn tỉnh bằng cách xây dựng quy chế phối kết hợp giữa các lực lƣợng Hải quan- Công an- Quản lý thị trƣờng- Bộ đội biên phòng tỉnh để chủ động đấu tranh buôn lậu, gian lận thƣơng mại;
Thứ tƣ, tham mƣu cho UBND tỉnh ban hành Quyết định thu phí đối với hàng hóa kinh doanh tạm nhập, tái xuất qua địa bàn tỉnh để tái đầu tƣ trang thiết bị phục vụ quản lý..
Thứ năm, thực hiện hợp tác quốc tế về hải quan thông qua các cuộc hội đàm với hải quan phía đối diện để trao đổi thông tin phục vụ công tác quản lý.
31
CHƢƠNG 2: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Luận văn sử dụng kết hợp các phƣơng pháp nghiên cứu: vận dụng phƣơng pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, tổng hợp, so sánh, hệ thống hóa để phục vụ cho nghiên cứu. Ngoài ra, còn sử dụng phƣơng pháp điều tra khảo sát thực tế, công cụ toán kinh tế, thống kê để đánh giá cả về mặt chất và lƣợng của kết quả nghiên cứu.
Để làm đƣợc điều này, học viên đã tiến hành thu thập, đánh giá các tài liệu liên quan đến quản lý hàng hóa kinh doanh tạm nhập tái xuất; xây dựng quy trình nghiên cứu, lựa chọn phƣơng pháp thu thập dữ liệu (sơ cấp và thứ cấp) và xử lý dữ liệu sơ cấp bằng chƣơng trình thống kê có độ tin cậy và chính xác cao SPSS (Statistical Package for the Social Sciences).