sách của Đảng và Nhà nƣớc
Ngay từ khi ra đời cho đến nay, Đảng ta - Đảng do Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập, tổ chức và rèn luyện đã luôn luôn đánh giá đúng đắn vị trí chiến lược của vấn đề dân tộc, đại đoàn kết dân tộc.Vì vậy, Đảng ta đã có những chính sách dân tộc phù hợp cho từng thời kỳ cách mạng Việt Nam. Từ năm 1986 đến nay, cùng với những thành quả đạt được trong công tác tư tưởng, lý luận,vấn đề dân tộc và đại đoàn kết dân tộc đã có nhiều bước phát triển, thể hiện rõ trong nhận thức, lý luận và hoạt động thực tiễn liên quan đến việc thực hiện chính sách dân tộc thời kỳ đổi mới của Đảng và Nhà nước ta.
Trong quá trình thực hiện chính sách dân tộc, cần thiết phải có sự phối hợp triển khai đồng bộ giữa Đảng, các cấp ủy Đảng, chính quyền Nhà nước, các Ban, Ngành ở địa phương, Mặt trận Tổ quốc và các Đoàn thể nhân dân. Đảng đề ra đường lối chính sách, Nhà nước ban hành các văn bản quy phạm pháp luật để cụ thể hóa, đồng thời Nhà nước phải giao trách nhiệm cụ thể cho các cấp, các ngành, có cơ chế quản lý hợp lý để tránh thất thoát nguồn vốn các dự án, kịp thời động viên, hỗ trợ cán bộ và nhân dân ở các địa phương giải quyết những vướng mắc kiến nghị của cán bộ và nhân dân trong quá trình thực hiện. Đối với Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Ủy ban Dân tộc ở cấp trung ương, cũng như Ban Dân tộc, Mặt trận Tổ Quốc tỉnh, cần có sự phối hợp tuyên truyền, vận động đồng bào các dân tộc thực hiện đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước về công tác dân tộc đối với vùng dân tộc thiểu số và miền núi, phối hợp tổ chức các cuộc vận động, phong trào thi
đua yêu nước như: "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư", "Ngày vì người nghèo", vận động đồng bào các dân tộc đoàn kết giúp đỡ nhau phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo, xây dựng đời sống văn hóa, bảo đảm an ninh chính trị, trật tự xã hội, tuyên truyền, vận động đồng bào các dân tộc thiểu số nâng cao cảnh giác, đấu tranh làm thất bại âm mưu của các thế lực thù địch lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn giáo để chống phá cách mạng nước ta, thường xuyên nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của đồng bào các dân tộc thiểu số và tham gia giải quyết các vụ việc phát sinh trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Bên cạnh đó, hai bên phối hợp xây dựng, triển khai và kiểm tra, giám sát việc thực hiện các chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước về công tác dân tộc, xây dựng, thẩm định các đề án, đề tài nghiên cứu về tình hình dân tộc và công tác dân tộc, phối hợp trong công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ làm công tác dân tộc, phối hợp giới thiệu đại biểu là người dân tộc thiểu số tham gia ứng cử để bầu vào Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp và tham gia vào các tổ chức chính trị xã hội, phối hợp thực hiện chính sách và công tác vận động, phát huy vai trò người có uy tín trong đồng bào các dân tộc thiểu số, biểu dương, khen thưởng kịp thời các điển hình tiên tiến, có biện pháp nhân rộng những mô hình tiêu biểu trong đồng bào các dân tộc thiểu số. Ban Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ Quốc Việt Nam có trách nhiệm chỉ đạo và hướng dẫn Mặt trận các cấp xây dựng, ký kết và triển khai thực hiện Chương trình phối hợp, hướng dẫn Ủy ban Mặt trận Tổ Quốc các cấp phối hợp với các tổ chức thành viên của Mặt trận, chỉ đạo các cơ quan tuyên truyền trong hệ thống Mặt trận và các tổ chức thành viên thực hiện các hoạt động tuyên truyền, vận động đồng bào các dân tộc thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác dân tộc. Ủy ban Dân tộc có trách nhiệm thông tin, cung cấp tài liệu về hoạt động chỉ đạo điều hành và kết quả thực hiện nhiệm vụ do Chính phủ giao cho Ủy ban
Dân tộc, đồng thời chỉ đạo và hướng dẫn các địa phương ký kết và xây dựng kế hoạch triển khai các chương trình phối hợp. Như vậy, quá trình tổ chức thực hiện chính sách dân tộc đòi hỏi sự phối hợp triển khai đồng bộ, trên quy mô rộng lớn với tính chất chặt chẽ để tránh thất thoát nguồn vốn các dự án, kịp thời động viên, hỗ trợ cán bộ và nhân dân địa phương, giải quyết một cách kịp thời những vướng mắc kiến nghị của cán bộ và nhân dân trong quá trình thực hiện.