Giải pháp nhân sự

Một phần của tài liệu Chiến lược phát triển Trung tâm ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ Lạng Sơn đến năm 2020 (Trang 75)

Được quan niệm là những nguyên tắc chỉ đạo, quy tắc, phương pháp, thủ tục được thiết lập gắn với hoạt động tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng cũng như sử dụng lực lượng lao động nhằm hỗ trợ và thúc đẩy việc thực hiện các mục tiêu đã xác định.

Phương hướng chính của Trung tâm trong chiến lược:

+ Đào tạo và bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn cho đội ngũ cán bộ kỹ thuật, công nhân lành nghề.

+ Trong công tác tuyển dụng cần thi tuyển, khảo sát trình độ, kiến thức kỹ năng, cách ứng xử… nhằm đảm bảo phục vụ cho nhu cầu công việc cần tuyển dụng.

+ Cần có kế hoạch định bồi dưỡng tay nghề và tổ chức nâng bậc cho công nhân, Trung tâm cần có cơ sở lương thưởng phạt phù hợp với công việc. Ngoài ra Trung tâm cần tạo ra một bầu không khí tập thể, thống nhất, đoàn kết, hoàn thành môi trường làm việc làm cho mỗi thành viên trong đơn vị đều có ý thức trách nhiệm cao.

Trong đào tạo nguồn nhân lực, là một đơn vị sự nghiệp của Nhà nước, trung tâm sẽ được của cán bộ theo học các chương trình đào tạo ngắn hạn, dài hạn có sự hỗ trợ từ ngân sách cơ quan cấp trên chi cho công tác đào tạo, tập huấn về cả chuyên môn nghiệp vụ chuyên ngành và kỹ năng quản lý, vận hành tổ chức. Đồng thời tranh thủ nguồn kinh phí từ thực hiện các nhiệm vụ chính trị được giao để tiếp nhận các công nghệ cao, đòi hỏi kinh phí chuyển giao lớn. thông qua các chương trình tiếp nhận công nghệ để trang bị những kiến thức thiết thực cho đội ngũ nghiên cứu, kỹ thuật viên.

3.5. Các chƣơng trình hành động tổng quát

Trong quá trình thực hiện các giải pháp, Trung tâm cần xây dựng các chương trình hành động sau:

3.5.1. Chương trình đầu tư

* Mục tiêu: chủ động tạo ra những tiền đề về nguồn lực, những cơ hội và khả năng phát triển mới trong các giai đoạn kế tiếp nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng về sản phẩm.

* Nội dung: trước hết cần đầu tư để xây dựng cơ sở hạ tầng với kinh phí đầu tư cho việc này thường là những kinh phí ban đầu, để lập hồ sơ dự án nên khả năng đầu tư không lớn (và còn có thể được cấp kinh phí từ nguồn ngân sách nếu Trung tâm được tham gia vào Đề án tăng cường tiềm lực cho cá Trung tâm ứng dụng tiến bộ KHCN đã được phê duyệt), sau đó tiến hành đầu tư phương tiện kỹ thuật theo phương án chiến lược đã lựa chọn, cần đầu tư vào tài sản vô hình.

Giữ vững, nâng cao uy tín với khách hàng và thị trường thông qua quá trình sản xuất sản phẩm bảo đảm chất lượng theo yêu cầu bảo đảm thời gian.

Bảo đảm thực hiện đúng thời hạn thanh toán ngân quỹ thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đối với Nhà nước.

3.5.2. Chương trình tạo vốn

* Mục tiêu: nhằm đảm bảo nguồn lực về vốn theo yêu cầu của nhiệm vụ. * Nội dung: Ngoài các nhiệm vụ do Nhà nước giao và đặt hàng được đảm bảo kinh phí và các nguồn lực khác kèm theo, để đảm bảo sản xuất kinh doanh cho phương án được chọn Trung tâm cần lập các đề án, dự án đầu tư để trình lên các cấp có thẩm quyền xem xét và xét duyệt để được cấp kinh phí hoặc được cho vay.

* Mục tiêu: củng cố vị trí và mở rộng thị trường sản phẩm nhằm đáp ứng

nhu cầu ngày càng tăng về nhu cầu của khách hàng và nâng cao vị thế cạnh tranh của mình.

* Nội dung: căn cứ vào kết quả dự báo về nhu cầu tiêu. Trung tâm cần củng

cố phần thị trường hiện có và tích cực mở rộng thị trường mới.

3.5.4. Chương trình sản xuất

* Mục tiêu: bảo đảm khả năng đáp ứng nhu cầu nhiệm vụ được giao và

nhu cầu tạo ra sản phẩm tạo sự ổn định trong sản xuất, từng bước hoàn thiện và nâng cao chất lượng sản phẩm, đảm bảo sự an toàn trong sản xuất.

* Nội dung: căn cứ vào vào kết quả nguồn thông tin thu thập trong quá

trình nghiên cứu thực tế và khách hàng mục tiêu. Trong quá trình thực hiện chương trình sản xuất cần chú trọng đến năng lực thực hiện nhiệm vụ của đội ngũ và công suất thiết bị.

3.5.5. Chương trình nhân sự

* Mục tiêu:

+ Phát triển đội ngũ kế thừa và tạo ra lực lượng lao động có tay nghề cao. + Thực hiện các chương trình, chính sách của chiến lược một cách hiệu quả.

+ Nâng cao đời sốngkinh tế và xã hội cho cán bộ công nhân viên. * Nội dung:

+ Tuyển dụng nhân viên theo yêu cầu công việc, đảm bảo duy trì nguồn tài nguyên nhân sự hợp lý và có hiệu quả.

+ Định hướng kế hoạch đào tạo, phát triển nguồn nhân lực kế thừa.

+ Đảm bảo điều kiện an toàn và thích ứng về môi trường làm việc nhằm phát huy đúng khả năng, nguồn tài nguyên nhân lực.

+ Áp dụng chế độ tiền lương, tiền thưởng phù hợp, xây dựng bầu không khí tập thể trong làm việc.

3.6. Tổ chức đánh giá và kiểm tra chiến lƣợc

3.6.1. Tổ chức thực hiện

3.6.1.1. Thông báo chiến lược cho cán bộ chủ chốt: để đảm bảo thực hiện

thành công chiến lược đã soạn thảo cần phải thông báo cho tất cả cán bộ quản lý chủ chốt của Trung tâm thông qua hình thức:

- Soạn thảo văn bản chính thức gửi đến từng cán bộ ở cương vị chủ chốt. - Thông qua các hình thức hội nghị, hội thảo để thông báo và quán triệt cán bộ chủ chốt sẽ tham gia thảo luận và cùng thực hiện.

3.6.2. Đánh giá kiểm tra chất lượng

3.6.2.1. Kiểm tra việc xây dựng kế hoạch chiến lược

Quá trình thực hiện chiến lược, mà cụ thể trong giai đoạn triển khai thực hiện các kế hoạch thường niên, cần kiểm tra lại việc xác lập những cơ hội, môi trường, yếu tố nội tại của Trung tâm cùng với việc xác lập các nhân tố then chốt để quyết định lựa chọn phương án và các mục tiêu chiến lược đề ra xem có diễn biến thay đổi so với việc xác định ban đầu hay không. Trên cơ sở kết quả kiểm tra nghiên cứu điều chỉnh và xác định trọng tâm vấn đề then chốt trong giai đoạn triển khai chiến lược.

3.6.2.2. Kiểm tra các tiền đề

Kiểm tra xem xét những tiền đề, dự đoán và dự tiến triển của môi trường trong quá trình thực hiện chiến lược. Đây là hình thức kiểm tra năng động thích hợp với bản chất chiến lược, bởi lẽ dù cho chiến lược xây dựng tốt bao nhiêu chăng nữa cũng sẽ mất đi tính thích ứng. Nếu các điều kiện khách quan và chủ quan thay đổi đặc biệt là các giả thuyết, dự báo về môi trường không phù hợp trong thực tế. Do vậy cần tiến hành kiểm tra theo định kỳ, đánh giá lại hoặc điều chỉnh phương tiện hay mục tiêu.

KẾT LUẬN

Với vị trí là đơn vị sự nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ của tỉnh Lạng Sơn, Trung tâm ứng dụng tiến bộ KHCN có nhiệm vụ và trách nhiệm to lớn trong việc thúc đẩy ứng dụng các kết quả nghiên cứu vào phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

Để xây dựng Trung tâm ngày càng phát triển lớn mạnh, đủ năng lực để hoàn thành trọng trách được giao phó, cần nhìn nhận, đánh giá đúng thực trạng của tổ chức về mọi mặt: quy mô, bộ máy, đội ngũ nhân viên, cơ sở vật chất kỹ thuật, cơ chế quản lý,....; xác định rõ các thế mạnh, điểm yếu và các tác động khách quan đến tổ chức để đề ra chiến lược nhằm phát triển Trung tâm,.

Để góp phần giải quyết vấn đề nêu trên, đề tài đã nghiên cứu và đề xuất chiến lược phát triển cho Trung tâm ứng dụng tiến bộ KHCN Lạng Sơn, các vấn đề nghiên cứu trong đề tài là:

+ Cơ sở lý thuyết của hoạch định chiến lược.

+ Môi trường bên ngoài, bên trong của Trung tâm ứng dụng tiến bộ KHCN Lạng Sơn.

+ Các giải pháp chiến lược nhằm phát triển Trung tâm ứng dụng tiến bộ KHCN Lạng Sơn trở thành tổ chức lớn mạnh về quy mô, tổ chức, hoạt động, có khả năng thúc đẩy và tạo chuyển biến mạnh mẽ trong việc ứng dụng các tiến bộ KHCN vào phục vụ sản xuất và đời sống, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Lạng Sơn.

Với khả năng nghiên cứu có hạn, lĩnh vực nghiên cứu liên quan và chịu ảnh hưởng của nhiều vấn đề lớn, do vậy, đề tài không tránh khỏi những hạn chế, thiếu sót. Tác giả rất mong nhận được sự góp ý của các thầy, cô giáo Khoa Quản trị Kinh doanh, Trường Đại học Kinh tế để đề tài được hoàn thiện hơn, đem lại giá trị ứng dụng thực tế để tác giả có thể vận dụng vào thực tiễn công tác của mình, đóng góp công sức nhỏ bé vào phục vụ phát triển địa phương.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO A. Tiếng Việt

1. Fred R.David (2006), Khái luận về quản trị chiến lược, Nxb. Thống kê. 2. Hoàng Văn Hải (2010), Quản trị chiến lược, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội. 3. Đào Duy Huân (2010), Quản trị chiến lược trong toàn cầu hoá kinh tế

- NXB. Thống kê.

4. W. Chan Kim, Renee Mauborgne (Phương Thúy dịch) (2007), Chiến lược đại dương xanh, Nxb Tri thức, Hà Nội.

5. Porter M.E (Nguyễn Ngọc Toàn dịch) (2009), Chiến lược cạnh tranh, Nxb

trẻ, Thành Phố Hồ Chí Minh.

6. Porter M.E ( Nguyễn Phúc Hoàng dịch) (2009), Lợi thế cạnh tranh, Nxb trẻ, Thành Phố Hồ Chí Minh.

7. Philippe Lasserre, Joseph Puttin (1996), Chiến lược quản lý và kinh doanh, Tập I, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

8. Raymond Alain-Thiestsart (1999), Chiến lược doanh nghiệp, Nxb Thanh

Niên, Hà Nội.

9. Chính phủ (2004), Đề án đổi mới cơ chế quản lý khoa học và công nghệ, Quyết định số 171/2004/Q Đ-TTg.

10.Ủy ban nhân dân tỉnh Lạng Sơn (2010), Quy hoạch phát triển khoa học và công nghệ tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2010 – 2015, tầm nhìn đến năm 2020.

11. Sở Khoa học và Công nghệ Lạng Sơn (2013), Báo cáo hoạt động KHCN phục vụ phát triển nông nghiệp nông thôn từ 2005 - 2013.

12.Trung tâm ứng dụng tiến bộ KHCN (2010), Báo cáo tổng kết hoạt động giai

đoạn 2006 - 2010.

13. Trung tâm ứng dụng tiến bộ KHCN (2013), Báo cáo kết quả hoạt động giai

đoạn 2010 - 2013.

14.Tỉnh ủy Lạng Sơn (2011), Tài liệu học tập Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh

B. Tiếng Anh

1. Hill W. L. Ch. & Jones R. G. (1995), Strategic Management, Houghton

Mifflin Company

2. H. Minzberg, J. Lampel, J.B. Quin, S.Ghoshal (2003), The Strategy Process, Pearson Education Limited

3. Arthur A. Thompson, Jr, A. J. Stricland III (1997), Strategic Management: Concepts and Cases, Mc Gray Hill

Một phần của tài liệu Chiến lược phát triển Trung tâm ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ Lạng Sơn đến năm 2020 (Trang 75)