Phân tích điểm mạnh, điểm yếu qua ma trận SWOT

Một phần của tài liệu Chiến lược phát triển Trung tâm ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ Lạng Sơn đến năm 2020 (Trang 62)

Việc xây dựng các chiến lược của Trung tâm ứng dụng tiến bộ KHCN được thực hiện trên cơ sở phân tích và đánh giá môi trường bên ngoài để nhận

biết những cơ hội và thách thức ảnh hưởng đến sự tồn tại và phát triển của Trung tâm, phân tích và đánh giá môi trường bên trong để xác định chính xác những điểm mạnh, điểm yếu của đơn vị. Từ đó xác định các phương án chiến lược để đạt được mục tiêu đề ra. Các chiến lược được hình thành trên cơ sở kết hợp và phân tích các yếu tố bên trong và bên ngoài tác động đến chiến lược phát triển của tổ chức.

Việc xây dựng chiến lược cho Trung tâm có thể sử dụng nhiều công cụ hoạch định chiến lược khác nhau. Từ đặc điểm hoạt động của Trung tâm ứng dụng tiến bộ KHCN Lạng Sơn là có mối liên hệ mật thiết với môi trường bên ngoài thì việc sử dụng mô hình lập ma trận SWOT để phân tích đưa ra các giải pháp chiến lược phát triển cho đơn vị là phù hợp. Sau đây là Ma trận SWOT cho Trung tâm ứng dụng tiến bộ Khoa học và Công nghệ Lạng Sơn.

Bảng 2.5. Ma trận SWOT cho Trung tâm ứng dụng tiến bộ KHCN Lạng Sơn

Cơ hội (O)

1. Nhu cầu ngày càng

tăng trong việc sử dụng các sản phẩm mới, các kết quả nghiên cứu mới phục vụ sản xuất và đời sống trong bối cảnh tác động của biến đổi khí hậu, an ninh lương thực bị đe dọa, diện tích lớn rừng bị tàn phá cần phục hồi. Phần lớn diện tích rừng hiện nay có giá trị kinh tế thấp, Thách thức (T) 1. Nhận thức về việc ứng dụng tiến bộ KHCN còn nhiều bất cập, một bộ phận đáng kể người sản xuất, kinh doanh chưa chủ động tiếp nhận ứng dụng KHCN. 2. Kết quả nghiên cứu

chưa đáp ứng đòi hỏi thực tiễn. Nhiều vấn đề về công nghệ chưa được giải quyết.

cần có sự thay đổi về cơ cấu giống cây trồng lâm nghiệp để tăng giá trị kinh tế.

2. Đã có Quy hoạch phát triển KHCN được phê duyệt.

3. Nhà nước đang có một

số chương trình mục tiêu nhằm tăng cường tiềm lực cho các Trung tâm UDTBKHCN tại các địa phương.

4. Được quyền tự chủ về hoạt động, tài chính, nhân sự.

5. Còn nhiều tiềm năng, lợi thế chưa được khai thác. động KHCN còn nhiều bất cập. 4. Cơ chế tự chủ chưa hoàn chỉnh. Mặt mạnh (S) 1. Đã làm chủ một số công nghệ trong lĩnh vực sinh học, như nhân giống một số

giống cây lâm

nghiệp, cây khoai tây, nấm, hoa,...là những

Phối hợp S/O

Chiến lƣợc tăng trƣởng tập trung:

Chủ động khai thác cơ hội, trên cơ sở khả năng, trình độ hiện có để tăng cường tiếp nhận công nghệ hiện đại, mở rộng

Phối hợp S/T

Chiến lƣợc công nghệ

Đa dạng hoá hình thức hợp tác nghiên cứu với nhiều đơn vị khác nhau. Mua công nghệ.

Chiến lƣợc tuyên truyền

giống cây trồng mà thị trường đang có nhu cầu lớn.

2. Đã bước đầu xây

dựng được thương hiệu đối với một số sản phẩm sau khi sản xuất thử nghiệm. 3. Nắm rõ địa bàn, tình

hình thực tế địa phương.

quy mô tổ chức, nhân sự, lĩnh vực hoạt động, cơ sở vật chất kỹ thuật.

tuyên truyền quảng bá về các tiến bộ kỹ thuật mới, các kết quả nghiên cứu mới.

Điểm yếu (W)

1. Đội ngũ chưa chuyên sâu, chưa có các chuyên gia.

2. Năng lực quản trị chưa cao, còn nhiều vấn đề bất cập.

3. Trình độ công nghệ chưa cao.

4. Cơ chế tiền lương chưa kích thích người lao động. Phối hợp W/O Chiến lƣợc tăng trƣởng đa dạng hoá Phát triển một số hoạt động sản xuất, kinh doanh (để tạo sự độc lập về kinh phí, làm quen với cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm)

Phối hợp W/T

Chiến lƣợc nguồn nhân lực

Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và quản trị nhân lực, có chính sách phù hợp trong tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng, đãi ngộ nhân sự.

CHƢƠNG 3

ĐỀ XUẤT CHIẾN LƢỢC PHÁT TRIỂN TRUNG TÂM ỨNG DỤNG TIẾN BỘ KHCN LẠNG SƠN ĐẾN NĂM 2020.

3.1. Các mục tiêu chiến lƣợc của Trung tâm ứng dụng tiến bộ Khoa học và công nghệ Lạng Sơn.

Mục tiêu phát triển của Trung tâm ứng dụng tiến bộ KHCN Lạng Sơn đến năm 2020 là:

- Mở rộng quy mô tổ chức về mọi mặt, tăng cường khả năng đáp ứng các nhu cầu đặt ra từ thực tiễn sản xuất trên địa bàn, đẩy mạnh chuyển giao tiến bộ KHCN vào sản xuất trong lĩnh vực nông, lâm nghiệp, bảo vệ môi trường,...

- Đảm bảo tự chủ về tài chính, không ngừng cải thiện đời sống vật chất và tinh thần cho đội ngũ cán bộ, nhân viên.

- Đảm bảo tăng cường đội ngũ nhân sự về mọi mặt: quy mô và chất lượng.

- Thực hiện tốt chức năng là cầu nối giữa các hoạt động: nghiên cứu – sản xuất – thị trường.

3.2. Các phƣơng án chiến lƣợc

Các phương án chiến lược của Trung tâm là các phương án được hình thành dựa trên cơ sở sử dụng phân tích SWOT. Kết quả thu được là các chiến lược phát triển như sau:

Một phần của tài liệu Chiến lược phát triển Trung tâm ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ Lạng Sơn đến năm 2020 (Trang 62)