Nguồn thu và cơ chế tài chính

Một phần của tài liệu Chiến lược phát triển Trung tâm ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ Lạng Sơn đến năm 2020 (Trang 45)

Nguồn thu của Trung tâm được hình thành từ các nguồn chính sau:

- Từ kinh phí sự nghiệp khoa học do Nhà nước cấp để thực hiện các nhiệm vụ được giao trên cơ sở đề xuất của đơn vị và phù hợp với năng lực của Trung tâm, giải quyết nhiệm vụ chính trị của ngành.

- Từ kinh phí thực hiện các đề tài, dự án, nhiệm vụ KHCN do Bộ KHCN, tỉnh Lạng Sơn phê duyệt thực hiện.

- Từ nguồn kinh phí hỗ trợ các hoạt động chi thường xuyên trong giai đoạn chuyển đổi sang cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm (được cấp đến hết năm 2014). Từ sau năm 2014, thực hiện cơ chế tự chủ hoàn toàn, Trung tâm sẽ được giao kinh phí quản lý bộ máy theo các nhiệm vụ được giao.

- Từ nguồn thu từ các hoạt động sản xuất, kinh doanh. Nguồn thu này được để lại đơn vị và phân bổ vào các quỹ của đơn vị theo quy định. Nguồn thu hiện nay chưa chiếm tỉ trọng cao trong cơ cấu thu, nhưng có ý nghĩa quan trọng trong việc thăm dò thị trường và khả năng đáp ứng nhu cầu thị trường của Trung tâm khi đẩy mạnh hoạt động sản xuất, kinh doanh.

Cơ chế tài chính: đến hết năm 2014 thực hiện như đối với đơn vị sự nghiệp được Nhà nước đảm bảo hoạt động. sau thời điểm này sẽ chuyển sang tự chủ hoàn toàn. Tuy nhiên, các nguồn thu từ các nhiệm vụ do Nhà nước giao hầu như không giảm. Thu từ hoạt động sản xuất kinh doanh sẽ tăng, do Trung tâm đã bước đầu xác định được những khách hàng tiềm năng.

Khái quát tình hình hoạt động tài chính của Trung tâm như trong bảng sau:

Bảng 2.3. Khái quát tình hình Thu của Trung tâm ứng dụng tiến bộ KHCN Lạng Sơn từ 2010 - 2013

Đơn vị tính: đồng

Số

TT Nội dung Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

1 Thu từ ngân sách: 2.060.001.600 2.560.200.000 2.760.200.000 3.228.001.600 2 Kinh phí thực hiện đề tài dự án: 3.643.173.000 3.906.319.800 4.814.200.100 5.392.173.000 3 Thu từ hoạt động sự nghiệp: 99.320.000 105.674.000 217.568.000 349.320.000 4 Thu từ sản phẩm đề tài, dự án: 249.000.000 218.800.000 385.350.000 339.000.000 5 Thu khác: 53.005.700 89.453.900 65.775.700 93.005.700 Tổng cộng : 6.104.500.300 6.880.447.700 8.243.093.800 9.401.500.300

[Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động Trung tâm ứng dụng tiến bộ KHCN giai đoạn 2010 – 2013].

Bảng 2.4. Khái quát tình hình Chi của Trung tâm ứng dụng tiến bộ KHCN Lạng Sơn từ 2010 - 2013

Đơn vị tính: đồng

Số

TT Nội dung Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

và thực hiện nhiệm vụ thường xuyên theo chức năng 2.549.010.000 2.748.600.000 2 Chi thực hiện đề tài, dự án: 3.638.173.000 3.891.220.000 4.792.560.000 5.390.210.000 3 Chi từ các nguồn

thu (lập quỹ, thu nhập tăng thêm,...).

368.841.200 390.210.600 633.440.700 718.762.700

4 Chi khác: 32.484.500 23.747.600 35.253.000 62.563.000

Tổng cộng : 6.096.529.200 6.854.188.200 8.209853.700 9.386.536.200

[Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động Trung tâm ứng dụng tiến bộ KHCN giai đoạn 2010 – 2013].

2.2. Tầm nhìn, sứ mệnh của Trung tâm ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ Lạng Sơn.

Sứ mệnh của Trung tâm ứng dụng tiến bộ KHCN Lạng Sơn là trở thành cầu nối hữu hiệu giữa các tổ chức, cá nhân nghiên cứu KHCN và môi trường ở trong nước và quốc tế với các doanh nghiệp, các cơ sở sản xuất, kinh doanh và nông dân; là đơn vị đi đầu trên toàn tỉnh trong việc nghiên cứu và thúc đẩy ứng dụng tiến bộ KHCN trong các lĩnh vực sản xuất, đời sống, kinh tế - xã hội của Tỉnh, đặc biệt là trong lĩnh vực nông, lâm nghiệp.

Trung tâm phấn đấu trở thành địa chỉ tin cậy cung cấp các sản phẩm, dịch vụ KHCN đặc thù đến với khách hàng là những người sản xuất, kinh doanh trong tỉnh. Đó là các kết quả nghiên cứu, các tiến bộ kỹ thuật thể hiện qua các phương thức sản xuất mới đem lại hiệu quả kinh tế, hoặc các hoạt động nghiên cứu KHCN mà không tổ chức nào trong tỉnh có khả năng thực hiện.

2.3. Phân tích môi trƣờng

2.3.1. Phân tích môi trường vĩ mô (theo khung PEST)

2.3.1.1. Môi trường chính trị

Môi trường chính trị trong nước và khu vực tương đối ổn định, các mối quan hệ quốc tế được mở rộng là cơ hội cho việc giao lưu, tiếp cận với các thành

tựu khoa học và công nghệ tiên tiến. Đồng thời do khoảng cách về trình độ KHCN và tiềm lực kinh tế cũng tạo ra nhiều áp lực trong việc lựa chọn và tiếp thu các thành tựu, các công nghệ phục vụ sản xuất, phát triển kinh tế của địa phương.

Với đường lối đối ngoại rộng mở, ở cấp quốc gia, và cấp tỉnh, Việt Nam đã có nhiều chương trình hợp tác về khoa học kỹ thuật được ký kết với nước ngoài. Đồng thời chính sách thu hút đầu tư cũng đã tạo điều kiện cho nhiều dự án đầu tư được thực hiện, cùng với đó là cơ hội tiếp cận nhất định với các công nghệ mới. Đây là điều kiện thuận lợi để đội ngũ cán bộ khoa học Việt Nam nói chung, của tỉnh Lạng Sơn và Trung tâm nói riêng có cơ hội tiếp cận các tiến bộ khoa học kỹ thuật và tiếp nhận nhiều công nghệ mới, tiên tiến.

2.3.1.2. Môi trường pháp luật

Quốc hội đã ban hành Luật Khoa học và Công nghệ ngày 18/6/2013, chính thức có hiệu lực từ 01/01/2014. Đây là văn bản pháp lý quan trọng nhất , tạo nền tảng cho sự đổi mới, phát triển khoa học công nghệ và các tổ chức hoạt động khoa học và công nghệ. Bên cạnh đó, nhiều bộ luật liên quan trực tiếp đến hoạt động khoa học và công nghệ cũng đã được ban hành, đó là: Luật Chuyển giao công nghệ, Luật Sở hữu trí tuệ....các văn bản hướng dẫn thi hành các bộ luật cũng được ban hành tương đối đầy đủ.

Cơ chế quản lý các tổ chức khoa học và công nghệ đã từng bước được đổi

mới theo hướng xã hội hoá và gắn kết với sản xuất, kinh doanh. Các tổ chức và cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế có quyền thành lập các tổ chức khoa học và công nghệ. Phạm vi hoạt động của các tổ chức này được mở rộng từ nghiên cứu, đào tạo, đến sản xuất và dịch vụ khoa học và công nghệ. Đã xuất hiện nhiều tổ chức khoa học và công nghệ ngoài nhà nước, nhiều cơ sở sản xuất trong các viện nghiên cứu, trường đại học, góp phần đưa nhanh kết quả nghiên cứu vào sản xuất.

Cơ chế, chính sách tài chính cho khoa học và công nghệ đã được đổi mới

theo hướng tăng dần tỷ lệ chi cho khoa học và công nghệ trong tổng chi ngân sách nhà nước và đa dạng hoá nguồn đầu tư phát triển khoa học và công nghệ. Việc cấp kinh phí đến nhà khoa học đã được cải tiến một bước trên cơ sở tuyển chọn theo nguyên tắc cạnh tranh và giảm bớt các khâu trung gian không cần thiết. Quyền tự chủ về tài chính bước đầu được triển khai áp dụng đối với các tổ chức khoa học và công nghệ công lập.

Cơ chế quản lý nhân lực được đổi mới theo hướng mở rộng hơn quyền

chủ động cho cán bộ khoa học và công nghệ trong việc ký kết hợp đồng nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, trong hoạt động kiêm nhiệm và hoạt động hợp tác quốc tế. Chế độ hợp đồng lao động đã được mở rộng hơn đối với các tổ chức khoa học và công nghệ. Đã áp dụng một số hình thức tôn vinh, khen thưởng đối với cán bộ khoa học và công nghệ.

Các thể chế hỗ trợ cho phát triển thị trường công nghệ đã bước đầu được

hình thành. Các quy định pháp lý về hợp đồng khoa học và công nghệ, hoạt động chuyển giao công nghệ, sở hữu trí tuệ đã được ban hành tạo điều kiện cho việc thương mại hoá các thành quả khoa học và công nghệ. Chợ công nghệ - thiết bị đã được tổ chức ở nhiều địa phương và ở phạm vi quốc gia, hình thành kênh giao dịch thị trường thúc đẩy hoạt động mua bán thiết bị và các sản phẩm khoa học và công nghệ.

Việc phân công, phân cấp trong quản lý nhà nước về khoa học và công nghệ đã được cải tiến một bước thông qua việc hoàn thiện tổ chức bộ máy, quy

định chức năng, nhiệm vụ và trách nhiệm của các Bộ, cơ quan ngang Bộ và ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Mặc dù đã có những tiến bộ nhất định, cơ chế quản lý khoa học và công nghệ ở nước ta hiện nay còn chưa được đổi mới cơ bản, còn chưa phù hợp với cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, với đặc thù của hoạt động khoa học và công nghệ trong xu thế toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế.

Cơ chế quản lý các tổ chức khoa học và công nghệ chưa phù hợp với đặc

thù của lao động sáng tạo và cơ chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Thiếu quy hoạch các tổ chức khoa học và công nghệ đáp ứng yêu cầu phát triển các ngành, lĩnh vực khoa học và công nghệ trọng điểm và nhu cầu phát triển kinh tế, xã hội. Các tổ chức khoa học và công nghệ của Nhà nước chưa được thực hiện đầy đủ quyền tự chủ về kế hoạch, tài chính, nhân lực và hợp tác quốc tế để phát huy tính năng động, sáng tạo và gắn kết giữa nghiên cứu, đào tạo và sản xuất, kinh doanh. Chưa xây dựng được các tiêu chí cụ thể đánh giá chất lượng và hiệu quả của hoạt động khoa học và công nghệ nói chung và các tổ chức khoa học và công nghệ nói riêng.

Cơ chế, chính sách tài chính chưa tạo động lực và điều kiện thuận lợi cho

tổ chức, cá nhân hoạt động khoa học và công nghệ. Cơ chế tài chính còn chưa tạo ra sự tự chủ cao đối với các tổ chức khoa học và công nghệ. Đầu tư từ ngân sách nhà nước cho khoa học và công nghệ còn dàn trải, thiếu tập trung cho các lĩnh vực, công trình trọng điểm. Thiếu biện pháp hữu hiệu để huy động các nguồn vốn ngoài ngân sách nhà nước cho khoa học và công nghệ. Thiếu các nguồn vốn đầu tư mạo hiểm để khuyến khích nghiên cứu, ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất, kinh doanh.

Cơ chế quản lý cán bộ khoa học và công nghệ chưa tạo động lực để phát

huy năng lực sáng tạo của cán bộ khoa học và công nghệ. Chậm chuyển đổi từ chế độ công chức sang chế độ viên chức và hợp đồng, chưa tạo điều kiện thuận lợi cho việc lưu chuyển và đổi mới cán bộ. Thiếu cơ chế, biện pháp cụ thể xây dựng và nâng cao vai trò của đội ngũ cán bộ khoa học và công nghệ đầu ngành và các tập thể khoa học và công nghệ mạnh. Chế độ tiền lương còn bất hợp lý, không khuyến khích cán bộ toàn tâm với sự nghiệp khoa học và công nghệ. Chưa có các chính sách cụ thể khuyến khích mạnh lực lượng khoa học và công nghệ ngoài nước tham gia đóng góp vào sự nghiệp phát triển đất nước.

Thị trường công nghệ còn nhỏ bé, chậm phát triển. Hoạt động mua, bán

công nghệ và lưu thông các kết quả nghiên cứu còn rất hạn chế do thiếu nhiều tác nhân quan trọng, các yếu tố cấu thành thị trường và các quy định pháp lý cần thiết.

Phần lớn các kết quả nghiên cứu còn dừng ở phạm vi phòng thí nghiệm, chưa tạo ra được nhiều công nghệ hoàn chỉnh có thể thương mại hoá. Chưa chú trọng việc mua sáng chế công nghệ của các nước tiên tiến để đổi mới công nghệ.

Quy định về quyền sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ chưa khuyến khích các tổ chức thực hiện nghiên cứu quan tâm khai thác, thương mại hóa các kết quả nghiên cứu được tạo ra bằng kinh phí từ ngân sách nhà nước. Hiệu lực thực thi pháp luật về sở hữu trí tuệ thấp. Năng lực của các tổ chức trung gian, môi giới công nghệ còn yếu chưa thật sự đáp ứng vai trò cầu nối giữa cung và cầu.

Quản lý nhà nước về khoa học và công nghệ còn chưa đổi mới kịp với

yêu cầu chuyển sang kinh tế thị trường. Thiếu cơ chế cụ thể để điều phối hoạt động quản lý nhà nước về khoa học và công nghệ. Hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý nhà nước đối với hoạt động khoa học và công nghệ còn thiếu, chưa cụ thể, thiếu đồng bộ, lạc hậu so với thực tiễn, nhiều quy định không khả thi. Thiếu phân công, phân cấp rõ ràng về quyền hạn và trách nhiệm giữa các Bộ, ngành và giữa trung ương với địa phương.

2.3.1.3. Môi trường kinh tế.

Hiện nay, vai trò to lớn của khoa học và công nghệ đối với sự phát triển kinh tế đang dần được khẳng định. Việc ứng dụng các kết quả nghiên cứu đang trở thành nhu cầu bức thiết để tạo ra sự phát triển quan trọng trong mọi lĩnh vực sản xuất, kinh doanh và đời sống. Tuy nhiên, việc ứng dụng tiến bộ KHCN vào thực tiễn đòi hỏi phải có đồng thời cả nhận thức, thời gian, tiền của,....do vậy, không dễ dàng để các kết quả nghiên cứu đi vào thực tiễn.

Hiện nay, trong bối cảnh phát triển kinh tế thị trường của nước ta, các hoạt động sản xuất, kinh doanh diễn ra sôi động, tạo điều kiện tương đối thuận

lợi cho việc ứng dụng các thành tựu KHCN, đồng thời từ sự phát triển kinh tế lại tạo điều kiện thúc đẩy các hoạt động nghiên cứu khoa học.

Tuy nhiên, hiện nay việc thúc đẩy các hoạt động nghiên cứu và ứng dụng các kết quả nghiên cứu vào sản xuất và đời sống chưa thực sự được coi trọng đúng như vai trò của KHCN trong sự phát triển kinh tế. Đầu tư cho KHCN từ ngân sách và từ các khu vực kinh tế khác còn ở mức rất thấp.

Trong bối cảnh đó, Lạng Sơn là một tỉnh miền núi, nền kinh tế có quy mô nhỏ, kinh tế nông nghiệp đóng vai trò chủ đạo. Ngân sách tỉnh chưa tự đảm bảo cân đối, các thành phần kinh tế khác kém phát triển, hầu hết các doanh nghiệp trên địa bàn là doanh nghiệp nhỏ, không đủ tiềm lực để đầu tư vào việc đổi mới công nghệ.

Ngân sách dành cho KHCN chiếm tỷ trọng 2% tổng thu nhập quốc dân. Đây là một con số rất nhỏ trước yêu cầu phát triển sự nghiệp KHCN.

Thị trường KHCN chưa phát triển cũng là một trong những yếu tố chưa thuận lợi cho phát triển KHCN nói chung, việc phát triển của Trung tâm nói riêng.

2.3.1.4. Môi trường khoa học công nghệ.

Trên thế giới, khoa học công nghệ đang phát triển nhanh chóng và được áp dụng rộng rãi trên tất cả mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Sự phát triển nhanh chóng của công nghệ thông tin, sự giao lưu, hợp tác nghiên cứu đã tạo cơ hội, giúp rút ngắn khoảng cách cũng như tạo điều kiện để tiếp cận với những thành tựu khoa học công nghệ trên các lĩnh vực khác.

Trong nước, khoa học và công nghệ đã góp phần quan trọng trong việc tiếp thu, làm chủ, thích nghi và khai thác có hiệu quả các công nghệ nhập từ nước ngoài. Nhờ đó, trình độ công nghệ trong một số ngành sản xuất, dịch vụ đã được nâng lên đáng kể, nhiều sản phẩm hàng hoá có sức cạnh tranh cao hơn. Đặc biệt, trong lĩnh vực nông nghiệp KHCN đã tạo ra nhiều giống cây trồng, vật nuôi có chất lượng và năng suất cao, góp phần chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông

thôn, đưa nước ta từ chỗ là nước nhập khẩu lương thực trở thành một trong những nước xuất khẩu gạo, cà phê, v.v... hàng đầu trên thế giới.

Các chương trình nghiên cứu trọng điểm về công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu, tự động hoá, công nghệ cơ khí - chế tạo máy, đã góp phần nâng cao năng lực nội sinh trong một số lĩnh vực công nghệ tiên tiến, nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả của nhiều ngành kinh tế. Khoa học và công nghệ trong những năm qua đã góp phần đào tạo và nâng cao

Một phần của tài liệu Chiến lược phát triển Trung tâm ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ Lạng Sơn đến năm 2020 (Trang 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)